Kiến nghị đối với cơ quản quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh. (Trang 83)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với cơ quản quản lý

Thứ nhất, Nhà nước nên có các chính sách giúp hỗ trợ các ngân hàng trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, có khung pháp lý đồng bộ, hồn chỉnh dựa trên nguyên tắc tôn trọng đặc trưng riêng của từng ngân hàng. Việc có hệ thống pháp luật đầy đủ sẽ là căn cứ để các ngân hàng triển khai cũng như có thể giải quyết tranh chấp hiệu quả khi cần thiết.

Thứ hai, để phát triển thanh toán điện tử, Nhà nước xem xét cho phép thay thế các giấy tờ bằng các phương tiện điện tử dưới dạng phi vật chất. Đề tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử, xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng tư điện tử được nhanh chóng và chính xác.

Thứ ba, dịch vụ ngân hàng điện tử là một lĩnh vực mới, vừa phức tạp cũng vừa rủi ro. Vì vậy, Nhà nước cần có các quy định về cơng khai, minh bạch thông tin trên thị trường và quy định về tội danh và khung hình phạt cho các tội phạm tài chính cũng như các quy định làm cơ sở xử lý khi có tranh chấp, rủi ro phát sinh từ các dịch vụ ngân hàng điện tử. Thanh tốn qua ngân hàng góp phần giảm chi phí xã hội, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Đồng thời, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính đầu tư kinh doanh thương mại điện tử, từ đó, tạo nhu cầu kinh doanh, thanh tốn, giao dịch tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng điện tử.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Quảng Ninh. (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)