3.1 .Ch ứng từ, sổ sách sử dụng
4. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩ mở các loại hình doanh
4.4. Doanh nghiệp hạch toán chi phí sản xuất và giá thành theo định mức
Doanh tính giá thành theo phương pháp định mức là những doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện sau :
- Quy trình công nghệ đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định
- Có định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý, chế độ quản lý định mức đã đi vào nề nếp.
- Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của cán bộ kế toán tương đối vững vàng, công tác hạch toán ban đầu có nề nếp, chặt chẽ.
Áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải có sự kiểm tra thường xuyên, kịp thời tình hình và kết quả thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật ; phát hiện kịp thời và chính xác những khoản chi phí vượt định mức ngay trước khi và trong khi xảy ra để có biện phát thích hợp nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Nội dụng chủ yếu của phương pháp này thực hiện theo trình tự sau :
- Căn cứ vào định mứctiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm.
- Tổ chức hạch toán riêng biệt một số chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch với định mức. Tập hợp riêng và thường xuyên phân tích những chênh lệch đó để kịp thời có biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
- Khi có sự thay đổi định mức cần tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức của số sản phẩm sản xuất dở dang nếu có.
Trên cơ sở tính được giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức và số chi phí chênh lệch phát sinh với định mức. Từ đó tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách: Giá thành thực tế sản phẩm = Giá thành định mức sản phẩm +/- Chênh lệch do thay đổi định mức +/- Chênh lệch so với định mức
Giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức tiên tiến hiện hành ngày đầu kỳ (thường là đầu tháng). Tuỳ theo tính chất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau (theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết...). Việc thay đổi định mức chi phí là sự tăng hay giảm các định mức chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm do kết quả của việc áp dụng các định mức mới kinh tế và tiết kiệm hơn để thay đổi các định mức cũ đã lỗi thời. Định mức chi phí thay đổi thường được áp dụng vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như kiểm tra việc thi hành định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phải điều chỉnh giá thành định mức. Khoản chênh lệch so với định mức là những khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán quy định (còn gọi là thoát ly định mức)