Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 38)

3.1 .Ch ứng từ, sổ sách sử dụng

2. Hình thức tiền lương, quỹ lương và các khoản trích theo lương

3.3. Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng

Các chứng từ thường được sử dụng bao gồm:

Bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng giao khoán ....

3.4. Phương pháp kế toán

(1) Hàng tháng tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động và phân bổ cho các đối tượng, kế toán ghi:

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 627 (6271): Chi phí sản xuất chung Nợ TK 641 (6411): Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 (6421): Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 623: Chi phí máy thi công

Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang (phần tiền lương của bộ phận xây dựng cơ bản và sửa chữa tài sản cố định).

Có TK 334: Tổng số tiền lương phải trả cho người lao động trong tháng (2) Tiền thưởng phải trả cho người lao động:

Nợ TK 3531: Quỹ khen thưởng

Nợ TK 622, 627, 641, 642 ...Thưởng tính vào chi phí kinh doanh Có TK 334: Tổng số tiền thưởng phải trả

(3) Trích BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng:

Nợ TK 622, 627, 641, 642 ... Phần tính vào chi phí SXKD Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của người lao động

Có TK 338 (3383, 3384, 3389) Theo tổng các khoản BHXH, BHYT, BHTN phải trích lập

(4) BHXH phải trả trực tiếp cho người lao động Nợ TK 3383: Bảo hiểm xã hội

Có TK 334: Phải trả người lao động

(5) Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên: Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 3338: Thuế thu nhập phải nộp Có TK 141, 138...

Nợ TK 334: Phải trả người lao động (Các khoảnđã thanh toán) Có TK 111, 112, 152, 153, 154, 155

(7) Nộp BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan quản lý: Nợ TK 338 (3383, 3384, 3389): Số tiền đã nộp

Có TK liên quan: 111, 112...

(8) Chi tiêu kinh phí công đoàn để lại doanh nghiệp Nợ TK 3382: Kinh phí công đoàn

Có TK liên quan: 111, 112 ...

(9) Cuối kỳ kết chuyển số tiền người lao động đi vắng chưa lĩnh: Nợ TK 334: Phải trả người lao động

Có TK 3388: Phải trả, phải nộp khác

(10) Trường hợp đã trả, đã nộp về kinh phí công đoàn , BHXH lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù:

Nợ TK 111, 112: Số tiền được cấp bù

Có TK 338(3382, 3383): Số chi vượt hay nộp thừa được hoàn trả, cấp bù (11) Trích trước tiền lương nghỉ phép

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả

- Phản ánh số tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh phải trả Nợ TK 335: Chi phí phải trả

Có TK 334: Phải trả người lao động - Cuối năm, xử lý khoản trích trước + Nếu số đã trích > Số phải trích Nợ TK 335: Chi phí phải trả

Có TK 622:

+ Nếu số đã trích < Số phải trích

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả

(12) Tiền ăn ca phải trả cho người lao động Nợ TK 622, 627, 641, 642,..

Có TK 334: Phải trả người lao động

Nợ TK 334: Phải trả người lao động Có TK 512: Chi phí phải trả Có TK 333: Thuế GTGT đầu ra

4. Bài tậpứng dụng

Bài 1:Tài liệu về tiền lương và các khoản phải trích theo lương tại 1 DN sản

xuất mang tính thời vụ trong tháng 12/N như sau : I- Số dư đầu kỳ của một số TK :

* TK 334 (Dư Có) : 50.000.000 đ

* TK 338 (Dư Có) : 23.000.000 đ. Trong đó : - TK 3382 : 3.000.000 đ

- TK 3383 : 15.000.000 đ - TK 3384 : 5.000.000 đ

* TK 335 : 7.000.000 đ (trích trước tiền lương nghỉ phép) * TK 1388 : 4.000.000 đ

II- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12/N

1. Rút tiền ở ngân hàng về chuẩn bị trả lương 60.000.000 đ.

2. Trả hết lương còn nợ đầu kỳ bằng tiền mặt cho công nhân viên 50.000.000 đ. 3. Tính ra số tiền lương phải trả trong tháng :

- Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A : 100.000.000 đ - Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm B : 140.000.000 đ - Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm C : 120.000.000 đ

- Lương nghỉ phép phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm B : 10.000.000 đ

- Lương công nhân sửa chữa lớn TSCĐ tự làm : 4.000.000 đ - Lương nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất : 30.000.000 đ - Lương nhân viên bán hàng : 20.000.000 đ

- Lương nhân viên quản lý DN : 25.000.000 đ

4. Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sản xuất theo tỷ lệ 1% trên tiền lương chính trong tháng.

7. Tạm ứng tiền lương kỳ I cho công nhân viên bằng tiền mặt bằng 50% số tiền lương phải trả.

8. Tiền thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A là 6.000.000 đ, sản phẩm B là 10.000.000 đ, sản phẩm C là 5.000.000 đ, nhân viên quản lý phân xưởng là 4.000.000 đ, nhân viên bán hàng 1.000.000 đ, nhân viên quản lý DN là 5.000.000 đ

9. Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A là 3.000.000 đ, nhân viên quản lý DN là 2.000.000 đ.

10. Các khoản khác trừ vào thu nhập của công nhân viên : thuế thu nhập cá nhân 10.000.000 đ, bồi thường vật chất trong tháng 7.000.000 đ.

11. Nộp hết BHXH, BHYT chưa nộp tháng trước và số đã trích trong tháng cùng với số KPCĐ trong tháng (1%) bằng tiền vay ngắn hạn ngân hàng.

12. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 300.000.000 đ.

13. Thanh toán hết lương và các khoản khác cho công nhân viên trong tháng bằng tiền mặt.

14. Nộp hết số thuế thu nhập cá nhân cho ngân sách bằng chuyển khoản

BÀI 3: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1. Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1 Chi phí sản xuất

1.1.1 Khái niệm

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá.

1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiều khoản khác nhau cả về nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí ... trong quá trình kinh doanh. Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất. Phân loại chi phí sản xuất - kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất - kinh doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.

a. Theo yếu tố chi phi:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí về NVL chính, phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế,… xuất dùng trong kỳ; ngoại trừ chi phí NVL dùng không hết để lại kỳ sau, xuất cho XDCB, xuất bán ra ngoài.

- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công, tiền ăn ca,…phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ tiền doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại,… phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

- Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài các loại kể trên.

Các phân loại này có tác dụng trong quản lý chi phí, nó cho biết tỷ trọng kết cấu từng yếu tố chi phí sản xuất để đanh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất; cung cấp số liệu để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố ở bảng thuyết minh báo cáo tài chính; cung cấp tài liệu tham khảo để lập dự toán chi phí sản xuất lập kế

hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương; tính toán nhu càu vốn lưu động cho kỳ sau,…

b. Theo mục đích và công dụng của chi phí

* Chi phí sản xuất: bao gồm hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doan nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền.

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm, không tính vào khoản mục này những chi phí NVL sử dụng vào mục đích chung và những hoạt động ngoài sản xuất.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, không tính vào khoản mục này tiền lương và cá khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên bán hàng,..

- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở phẩn xưởng, đội, trại sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp trên, gồm 6 khoản sau:

+ Chi phí nhân viên( phân xưởng, đội, trại): Tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý PX, nhân viên kế toán PX, thống kê PX, thủ kho, tiếp liệu, vận chuyển, sửa chữa tài sản ở phân xưởng.

+ Chi phí vật liệu: Bao gồm chi phí về vật liệu sử dụng chung ở phân xưởng để: sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, vật liệu văn phòng và những vật liệu dung cho nhu cầu quản lý chung của PX.

+ Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí về dụng cụ, công cụ dùng cho nhu cầu sản xuất chung ở phẩn xưởng như: khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động, giàn giáo xây dựng,…

+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh toàn bộ tiền khấu hao của TSCĐ sử dụng cho các phân xưởng.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh chi phí về lao vụ mua từ bên ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuấtở phân xưởng như: chi phí điện nước, khí nén, điện thoại , chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài,…

+ Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh những chi phí khác ngoài những chi phí kể trên phục vụ cho yêu cầu chung của phân xưởng như: tiếp khách, hội nghị,…

* Chi phí ngoài sản xuất gồm:

- Chi phí bán hàng: là các chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Loại chi phí này gồm: chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên hàng, chi phí khấu hao TSCĐ và các chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩn hàng hóa.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp. Loại chi phí này bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp, các loại thuế, phí, chi phí tiếp khách, hội nghị,…

- Chi phí khác: là các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp, chi phí khác bao gồm:

+ Chi phí hoạt động tài chính: là những chi phí và các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động về vốn như: chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên quan cho vay vốn, lỗ liên doanh,…

+ Chi phí bất thường: là các chi phí và các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ bất thường mà doanh nghiệp không thể dự kiến trước được như: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản phạt, truy thu thuế,..

Cách phân loại này có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức; cung câp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau.

c. Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm, công việc sản xuất trong kỳ

- Chi phí khả biến (biến phí, hay chi phí biến đổi): Là những chi phí thay đổi về lượng khi có sự thay đổi về khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ theo tỷ lệ thuận. Thuộc loại chi phí này là chi phí VLN trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí bất biến (định phí, chi phí cố định): Là những chi phí thay đổi về lượng khi có sự thay đổi về khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ theo tỷ lệ nghịch. Thuộc loại chi phí này gồm: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí thắp sáng,….

- Chi phí hỗn hợp: vừa có yếu tố biến phí vừa có yếu tố định phí

Cách phân loại này có tác dụng lớn trong quản trị kinh doanh, phân tích điểm hòa vốn, và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết để hạ thấp giá thành sản

d. Theo lĩnh vực hoạt động

- Chi phí trong giá thành: là những chi phí có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc sản xuất, chế tạo ra sản phẩm. Nó sẽ được bù đắp bằng doanh thu bán phẩm, hàng hóa.

- Chi phí ngoài giá thành: là những chi phí không được phép tính vào giá thành sản phẩm như:

+ Các khoản thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, thiệt hại về vật tư hàng hóa do bị trộm cắp, ứ đọng mất phẩm chất.

+ Các chi phí có liên quan đến việc phục vụ đời sống người lao động như chi phí xây dựng công trình phúc lợi do quỹ phúc lợi hình thành, chi phí về hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng do quỹ công đoàn hay quỹ doanh nghiệp đài thọ,…

1.2. Giá thành sản phẩm

1.2.1. Khái niệm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí lao động sống và lao động vật hóa liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ, công việc đã hoàn thành.

1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm

a. Phân loại theo thời gian và số liệu tính giá thành:

- Giá thành kế hoạch: là giá thành tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh; căn cứ xây dựng giá thành kế hoạch là định mức và dự toán chi phí của thời kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức: là giá thành được xây dựng trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm. Xây dựng giá thành định mức dựa trên cơ sở các định mức hiện hành tại một thời điểm nhất định trong thời kỳ kế hoạch.

- Giá thành thực tế: là giá thành tính trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ.

Giá thành thực tế chỉ tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và áp dụng các giải pháp kinh tế kỹ thuật; là căn cứ để xác định kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

b. Phân loại theo phạm vi tính toán

- Giá thành sản xuất: Là giá thành tính trên các chi phí về: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất chung. Giá thành này dùng để ghi nhận số sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng, là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp trong kỳ.

- Giá thành toàn bộ: Được tính bằng giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ xác định sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ; là căn cứ để tính lợi nhuận thuần (Lợi nhuận trước thuế)

Một phần của tài liệu Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 2 (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Việt Đức Hà Tĩnh (Trang 38)