- Đối với lâm nghiệp: Là một tỉnh có diện tích rừng bình qn đầu ngườ
3.2.5. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ cho nông thôn.
dụng đội ngũ cán bộ cho nông thôn.
Khu vực nơng thơn Sa Văn Na Khệt nói riêng và cả nước nói chung trình độ dân trí thấp, mặt khác trải qua mấy chục năm sống trong hồn cảnh lạc hậu, do đó mà khả năng nhạy bén trong kinh doanh, thích ứng với cơ chế thị trường còn rất non kém, trừ một số vùng ven đơ thị, một số huyện có truyền thống bn bán trong đường biên giới. Hâu hết nông dân Sa Văn Na Khệt chưa quen với sản xuất hàng hoá trong cơ chế thị trường và cạnh tranh. Muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, dù chuyển biến ở cấp vĩ mơ như thế nào thì cuối cùng phải được thực hiện và thể hiện thông qua hộ nông dân. Sa Văn Na Khệt là một tỉnh có hệ thống giáo dục tương đối đồng bộ từ mẫu giáo tới Đại học, cao đẳng. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã có nhiều cố gắng, mở rộng quy mơ, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả đào tạo. Từ năm 2006 trợ lên đây, số cán
bộ có trình độ Đại học, cao đẳng, trung cấp tham gia vào cấp chính quyền các cấp và các tổ chức kinh tế nhiều hơn trước đồng thời đổi mới một bước theo hướng trẻ hoá về nhiều mặt. Tuy nhiên so với yêu cầu và phát triển kinh tế - xã hội nơng thơn thì chưa đáp ứng được nhu cầu. Để tạo nguồn cho sự nghiệp công nghiệp hố – hiện đại hố nơng nghiệp, sau những năm 2006, công tác đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ cần quán triệt Nghị quyết Đại hội VIII, Ban chấp hành TW Đảng NDCM Lào đề ra: “Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải đưa vào nhu cầu thực tế của công việc trước mắt và lâu dài của mọi ngành nghề và lĩnh vực công tác. Đặc biệt chú trọng đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo có lập trường cách mạng, cán bộ trẻ, năng động, có trình độ, năng lực có nghiệp vụ chun mơn, được quần chúng tin cậy”.
Về cơ bản và lâu dài là phải nâng cao trình độ dân trí để tự nơng dân, tự người lao động tiếp nhận những thành tựu về khoa học – kỹ thuật áp dụng công nghệ sản xuất mới. Để thực hiện điều đó Nhà nước cần tăng cường phát triển sự nghiệp giáo dục, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo trong nước và gửi đi đào tạo ở nước ngồi. Trước mắt cần tập trung nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ trì ở các cấp. Tiếp tục triển khai nội dung và tinh thần cơ bản của “Chiến lược giáo dục đến năm 2015”, phấn đấu nhằm hạn chế và giảm số người không biết chữ trở lại, nâng cao dân trí của nhân dân, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, các nhà chun mơn và trí thức có đủ năng lực, đáp ứng nhu cầu của tỉnh cũng như của đất nước. Vì vậy, đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho sự nghiệp phát triển toàn diện lâu dài cho sự nghiệp cơng nghiệp hố – hiện đại hố nơng nghiệp, lại càng có ý nghĩa quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh, trong những năm trước mắt và lâu dài.
KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu khách quan là vấn đề có tính quy luật của q trình phát triển kinh tế - xã hội. Từ một nước lạc hậu chậm phát triển đi lên sản xuất lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ tạo ra tiền đề vật chất cho q trình cơ cấu kinh tế của tồn bộ nền kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Cũng chính q chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp một cách toàn diện, phát huy được thế mạnh của từng ngành, từng vùng kinh tế, rút ngắn được sự cách biệt giữa các vùng kinh tế trong cả nước.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phải gắn liền với cuộc cách mạng trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm đảm bảo năng suất lao động và sản lượng trong nông nghiệp tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Sự tăng trưởng này một mặt làm tăng khối lượng hàng hố nơng sản cung cấp cho xã hội, do đó có thể chuyển một phần lao động từ nông nghiệp sang các ngành sản xuất khác mà không làm ảnh hưởng đến đời sống của xã hội. Mặt khác, sự phát triển trong nông nghiệp dẫn tới nhu cầu về tư liệu sản xuất về tiêu dung tăng lên kích thích sự phát triển của sản xuất phi nơng nghiệp. Q trình đó, dần dần phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp chuyển thành kinh tế hàng hố và hình thành thị trường. Như vậy, vấn đề có tính quy luật là phải phát triển mạnh mẽ ngành trồng cây lương thực, nâng cao năng suất lao động đến mức chỉ cần một số lượng lao động nhất định cũng có thể sản xuất đủ lương thực cung cấp cho xã hội. Tuy nhiên, với vai trò quản lý Nhà nước bằng các chính sách kinh tế và quan hệ quốc tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong lĩnh vực có thể được tiến hành, đồng thời trong mối quan hệ hữu cơ tác động thúc đẩy lẫn nhau cũng phát triển.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Sa Văn Na Khệt hiện nay về cơ bản vẫn cịn ở tình trạng lạc hậu. Sản xuất phân tán nhỏ lẻ, một số vùng chuyên canh đã hình
thành, nhưng quy mơ cịn nhỏ, sản xuất chưa ổn định, phụ thuộc vào thiên nhiên và thị trường tiêu thụ. Các thành phần kinh tế, tuy đã có hành lang pháp lý để phát triển, nhưng chưa phát huy được hiệu quả. Thành phần kinh tế hợp tác xã kiểu cũ sau khi chuyển đổi về cơ chế quản lý đã bị xố bỏ, hình thức mới đang từng bước được hình thành. Các nơng, lâm trường quốc doanh hầu hết bị giải thể hoặc chuyển hướng kinh doanh hiện đang lúng túng trước cơ chế mới, chưa thể hiện được tính chủ đạo đối với các thành phần kinh tế. Để khắc phục tình trạng trên, khố luận đưa ra một số giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, từng bước thực hiện sự phân công hợp tác lao động để phát huy tiềm năng thế mạnh của từng ngành, từng vùng và từng thành phần kinh tế góp phần vào sự phát triển của đất nước.