Trồng trọt: Thế mạnh chủ yếu của nông nghiệp là đất đai lao động và

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh sa văn na khệt (Trang 46 - 48)

điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết. Nhiều năm qua nhân dân các bộ tộc tỉnh Sa Văn Na Khệt đã tồn tại phát triển bằng nghề trồng trọt. Nhưng do trình độ nhận thức, khả năng của nền kinh tế và sự yếu kém của lực lượng sản xuất nên chưa

xác lập được cơ cấu kinh tế hợp lý, do đó cũng chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, ảnh hưởng lớn đời sống nhân dân cũng như sự phát triển của nền kinh tế. Những năm tới thậm chí trong thập kỷ tới lương thực vẫn là mặt hàng chiến lược đối với Sa Văn Na Khệt, do đó mục tiêu trọng tâm hàng đầu là tập trung phát triển ngành trồng cây lương thực. Trên cơ sở những diện tích hiện có, tiến hành thực hiện thâm canh áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, cải tiến khâu làm đất, cải tạo nâng cấp, xây dựng hệ thống thuỷ lợi kênh nương nội đồng, đưa giống mới thay thế các loại giống cũ để đưa năng suất lúa ở vùng diện tích trồng lúa mùa 179.160 ha, sản xuất được 707.500 tấn, sản lượng 3,95 tấn trên ha. Diện tích trồng lúa chiêm 34.300 ha, đạt được 171.335 tấn, sản lượng 5 tấn trên ha. Cây công nghiệp cũng là một trong những thế mạnh của nền kinh tế. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sự phát triển của cây công nghiệp vừa là kết quả của quá trình phát triển cây lương thực, vừa là tiền đề quan trọng tác động tích cực đến sự phát triển của cây lương thực. Về lâu dài phải hình thành những vùng chuyên canh lớn, phát triển trên cơ sở của lượng sản xuất, hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đủ sức cạnh tranh với hàng hoá cùng loại của từng vùng cũng như trên thế giới. Hiện nay trình độ của lực lượng sản xuất cịn thấp vì vậy khơng thể phát triển sản xuất theo qui mơ lớn với sự phân cơng chun mơn hố lao động theo kiểu chiều sâu mà phải tiến hành từ thấp đến cao, từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ quản lý của Nhà nước. Trước mắt cần phải tập trung phát triển một số cây công nghiệp chiến lược ở các vùng trọng điểm trong tỉnh như: Cây tếch và số cây có đường, cây có dầu và một số loại cây làm nguyên liệu cho cơng nghiệp như thuốc lá, mía, bơng…và một số vùng trong tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển những loại cây chè, đậu tương, mía, lạc, cây dược liệu…cần phải điều tra khảo sát, qui hoạch theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước phân cơng lại lao động, hình thành vùng chun canh sản xuất lớn. Từ đó giúp cho người lao động thích ứng dần với sự thay đổi như cầu tiêu dùng, xác định phương hướng sản xuất có hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp ở tỉnh sa văn na khệt (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w