và chậm về tốc độ phát triển, chưa có hình thức hợp tác phù hợp để lơi cuốn nông dân vào làm ăn tập thể. Thành phần kinh tế cá thể vẫn tồn tại phổ biến và chiếm tỷ lệ lớn, thành phần kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế hợp tác chưa phát triển.
Có thể thấy rõ, từ năm 2000 đến nay nhất là trong 10 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế ngành nơng nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Hành trình ổn định chính trị, phát triển kinh tế, an ninh trật tự xã hội được giữ vững, tạo điều kiện cho cách mạng Lào bước sang giai đoạn mới. Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nơng thơn ở Lào cũng cịn mất cân đối, tốc độ chuyển dịch chậm, chưa vững chắc có lúc phải làm đi, làm lại vừa lãng phí tiền của, vừa khơng xây dựng cơ cấu kinh tế, năng lực sản xuất, tiềm năng của đất nước chưa được khai thác. Những tồn tại đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng khái quát lại là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
Một là, chưa có định hướng chiến lược tổng thể và giải pháp đồng bộ thúc
đẩy sự phát triển của tồn bộ nền kinh tế.
Chính vì vậy q trình thay đổi của tồn bộ phận vừa phụ thuộc vào quá trình biến đổi của tổng thể, vừa tác dụng thúc đẩy tổng thể kinh tế từng bước phát triển. Với tư cách là một bộ phận trước hết kinh tế nơng nghiệp phụ thuộc vào chính sách phát triển tổng thể của nền kinh tế. Nhưng cho đến nay chiến lược phát triển kinh tế của đất nước còn chắp vá. Nhiều chính sách ban hành
gây ách tắc trong sản xuất và lưu thơng. Có những chính sách chưa đảm bảo công bằng giữa các thành phần, khu vực kinh tế. Có mặt chỉ tập trung giải quyết đầu vào, có mặt giải quyết được đầu ra, trên thực tế mới làm cho sản xuất bung ra còn các vẫn đề khác như thị trường tiêu thụ hàng hoá, thị trường sức lao động và vấn đề xã hội…chưa được giải quyết.
Hai là, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội còn lạc hậu. Từ sản
xuất tự cung tự cấp phát triển lên sản xuất hàng hố điều đó cũng có nghĩa là điểm xuất phát của q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nông thôn rất thấp. Sản xuất có tính chất phân tán nhỏ lẻ. Người lao động sản xuất ra sản phẩm, nhằm mục đích phục vụ cho tiêu dùng cá nhân. Công cụ lao động thô sơ, chủ yếu trên cơ sở sức người các thành tựu của khoa học kỹ thuật chưa được ứng dụng trong sản xuất. Kết cấu hạ tầng thấp kém không đủ điều kiện cho sản xuất và giao lưu văn hoá. Sự lạc hậu về công nghệ và thiếu thông tin ở nhiều vùng đã làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp nơng thơn thêm khó khăn.
Ba là, Trình độ hiểu biết về kinh tế thị trường và đổi mới tư duy kinh tế của cán bộ lãnh đạo, quản lý và người lao động còn thấp.
Chuyển sang cơ chế thị trường yêu cầu người cán bộ lãnh đạo quản lý phải có kiến thức về kinh tế thị trường phải biết sự dụng các công cụ giá trị, giá cả, tiền tệ nắm được quan hệ cung cầu,… để điều tiết nền kinh tế. Nhưng trên thực tế, trình độ của cán bộ lãnh đạo hiện nay cịn nhiều bất cập, chưa được đào tạo đầy đủ nên tư duy kinh tế thiếu mạnh dạn, vừa lo phạm phải sai lầm, muốn níu kéo cơ chế cũ để ổn định vị trí cơng tác.
Người lao động, một trong những nhân tố quyết định đến tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng trong cơ chế kinh tế cũ cũng không được đào tạo cơ bản nên đã quen với lao động tay chân, quá nhạy bén và thường thụ động trong công việc. Phần lớn cả tập thể và cá nhân người lao động không mạnh dạn chuyển sang sản xuất theo hướng chun mơn hố, kết quả đó đã hạn chế đến
tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn ở nước CHDCND Lào.
Bốn là, hệ thống chính sách nơng nghiệp chưa phù hợp, chưa trở thành
động lực thúc đẩy sự phát triển mũi nhọn trong nông nghiệp.
Từ cơ chế quản lý cũ chuyển sang cơ chế quản lý mới có một giai đoạn chuyển đổi, trong giai đoạn đó có giao thoa giữa cái cũ và cái mới đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển chung của nền kinh tế. Những năm vừa qua kinh tế bao cấp đã bị xoá bỏ nhưng chưa triệt để. Các chính sách tuy đã bám sát thực tế xử lý các vấn đề do cuộc sống để ra nhưng nói chung chưa hồn cảnh. Do đó, chưa thật sự khuyến khích, mở đường để nhân dân yên tâm bỏ vốn đầu tư mở mang sản xuất, kinh doanh.
1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một sốnước (Địa phương). nước (Địa phương).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, và đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Do những điều kiện tự nhiên, xã hội ở mỗi quốc gia có sự khác nhau, nên q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp ở mỗi nước cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, đó chỉ là sự khác nhau về biện pháp, bước đi và thời gian cũng như điểm xuất phát, cịn về bản chất thì phải tuân theo những nguyên tắc và những vấn đề có tính quy luật. Vì vậy, để có những quyết định chính xác về q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quốc gia cần phải nghiên cứu kinh nghiệm của một số nhất là những nước láng giềng có điều kiện tài ngun, khí hậu, thời đất đai tương đối khác nhau - trước hết và chủ yếu là Việt Nam.
Sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp tuy bị ảnh hưởng thời tiết, rét đậm kéo dài, dịch bệnh nhưng hầu hết các chỉ tiêu đều tăng khá so với năm 2007, sản xuất lương thực được mùa tồn diện.
Giá trị sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp đạt 2.724 tỷ đồng, tăng 7,5% so với năm 2007, trong đó nơng nghiệp đạt 2.155 tỷ đồng, tăng 6,88%; lâm nghiệp đạt 221 tỷ đồng, tăng 8,25%; thuỷ sản 348 tỷ đồng, tăng 10,98%.
Tổng diện tích gieo trồng 172 nghìn ha, trong đó diện tích cây lương thực 110 nghìn ha. Sản lượng lương thực đạt 49,4 vạn tấn, tăng 27,3% so với năm 2007 (trong đó lúa 47 vạn tấn, tăng 29,5%; ngô 2,4 vạn tấn, bằng 99,2%). Một số loại cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả tăng cả năng suất và sản lượng so với năm 2007: lạc tăng 7.440 tấn (19,1%); cam tăng 653 tấn (6%); bưởi tăng 1.520 tấn (22,1%); sản lượng vừng đạt 400 tấn (bằng 96%KH).
Các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, thực hiện đồng bộ các giải pháp nên dịch bệnh gia súc được khống chế, không để lây lan ra diện rộng. Đàn gia súc tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng: đàn bò zêbu đạt 22% tổng đàn, lợn nái ngoại đạt 16% tổng đàn lợn nái; tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 50,5 nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm 2007.
Chủ động triển khai các phương án phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, phòng chống hạn và dịch bệnh cho lúa, màu; tập trung chỉ đạo khắc phục hậu quả lũ lụt, kịp thời ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.
Công tác quản lý, bảo vệ, trồng, khoanh nuôi và tái sinh rừng được triển khai đúng kế hoạch, độ che phủ rừng đạt trên 50,3%; trồng mới 10 triệu cây phân tán, đạt 100% kế hoạch; trồng rừng tập trung 6.500 ha, đạt 104,7% kế hoạch; trong đó trồng mới 1.700 ha cao su. Đã chủ động các phương án phịng chống cháy rừng nên khơng để xẩy ra các vụ cháy lớn.
Diện tích ni trồng thuỷ sản 7.500 ha, tăng trên 300 ha so với năm 2007. Đội tàu đánh bắt được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động, đến nay đã có 3.500 tàu với tổng công suất trên 55.000 mã lực. Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đạt 35.400 tấn, bằng 98,3% kế hoạch, tăng 12,9% so với năm 2007; trong đó sản lượng khai thác đạt 22.400 tấn, ni trồng 13.000 tấn, chế biến đạt 3.800 tấn, giá trị chế biến đạt 21 triệu USD.