Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 30 - 35)

B. NỘI DUNG

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch bền vững

1.2.1. Du lịch bền vững trên thế giới

Triển khai “Chương trình Nghị sự 21 về Du lịch: Hướng tới phát triển bền vững về môi trường” cùng với việc công bố rộng rãi tới các quốc gia, nghành du lịch toàn cầu, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan thông tấn báo chí, Tổ chức du lịch thế giới, Hội đồng lữ hành du lịch thế giới… đã tiến hành hàng

loạt các buổi hội thảo khu vực nhằm nâng cao nhận thức và hướng dẫn để chương trình được triển khai trên khắp thế giới.

Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có ngành du lịch phát triển như: Mỹ, Canada, Úc, Pháp, Malaysia, Thái Lan, Singapore… đã tiến hành nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững từ những năm 80 của thế kỷ XX. Việc nghiên cứu và phát triển du lịch bền vững ở những nước đã gặt hái được những thành quả nhất định. Tiêu biểu như một số quốc gia sau:

Ở Malaysia, việc phát triển du lịch bền vững phải được dựa trên cơ sở bảo tồn các nguồn gen quý hiếm, các giá trị đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để tạo ra các sản phẩm du lịch bền vững, độc đáo. Với mục tiêu này, Malaysia đã xây dựng chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân ở khu làng Desa Murni ngoại ô Kualar Lumpur, từ đó nhân rộng ra ở những nơi khác trên đất nước Malaysia. Khách du lịch tham gia vào chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân được người dân bản địa đón tiếp nhiệt tình, được coi như thành viên trong gia đình và trực tiếp tham gia vào các sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đây chính là yếu tố hấp dẫn khách du lịch.

Ở Thái Lan, Du lịch sinh thái và Du lịch văn hóa được xác định là mô hình để phát triển du lịch bền vững. Chính phủ Thái Lan đã phát động phong trào “Phát triển du lịch sinh thái, gắn du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan và các giá trị truyền thống của đất nước”, kêu gọi giữ vẻ đẹp nguyên sơ, bảo vệ cây xanh, giảm tiếng ồn và ô nhiễm... Đây chính là những yếu tố quan trọng, những bản sắc để phát triển du lịch bền vững ở nước này. Hưởng ứng phòng trào này, Hiệp hội Khách sạn Thái Lan đã lập ra tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bảo vệ môi trường sinh thái của các khách sạn lấy tên là “tiêu chuẩn lá xanh” gồm 5 loại, cao dần từ 1 đến 5 để đánh giá mức độ bảo vệ môi trường sinh thái của các khách sạn bên cạnh các tiêu chuẩn xếp hạng sao.

Mdumbi Backpackers là một doanh nghiệp ở Nam Phi khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia điều hành, phát triển du lịch sinh thái bền vững. Công ty này nằm ở trung tâm của ngôi làng văn hóa, hòa hợp với văn hóa

amaXhosa của Đông Cape. Với nhiều giải pháp phát triển bền vững tại chỗ như sử dụng năng lượng hiệu quả và quản lý chất thải, Mdumbi có mô hình quyền sở hữu độc đáo: Lao động địa phương, hiệp hội cộng đồng amaXhosa và TransCape đều nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp. TransCape hướng đến mục tiêu tạo cơ hội để người dân tiếp cận gần hơn với các nguồn lợi tức, hỗ trợ và cung cấp kiến thức cần thiết cho cộng đồng để thay đổi chất lượng cuộc sống theo hướng tốt hơn. Năm 2017, Mdumbi Backpackers được World Responsible Tourism Awards trao giải bạc cho những nỗ lực giảm nghèo ở địa phương.

Ngoài ra, ở một số nước khác việc phát triển du lịch bền vững được bắt đầu bằng những mô hình khác nhau: Ở Philippine bắt đầu bằng việc phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống tại Vigan, ở Ecuador phát triển du lịch văn hóa bản địa và phát triển bền vững ở Rio Blanco, ở Senegal phát triển du lịch nông thôn ở Hạ Casamance…

Nhìn chung, các nước trong khu vực và trên thế giới đều đã có những kinh nghiệm trong thực tiễn phát triển du lịch bền vững. Những thực tiễn này được dựa trên những yếu tố cơ bản sau: Đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương trong việc nâng cao mức sống, thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch và tiếp tục hấp dẫn họ đạt được sự thỏa mãn đó, bảo tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch tự nhiên, văn hóa - xã hội.

1.2.2. Du lịch bền vững ở Việt Nam

Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn để phát triển du lịch bền vững ở nước ta còn rất hạn chế. Việt Nam chưa có được một chiến lược, một chính sách cấp quốc gia để phát triển các mô hình du lịch bền vững trên phạm vi cả nước, cũng chưa có được những mô hình điểm, điển hình để phát triển du lịch bền vững sau đó nhân rộng ra ở quy mô lớn hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, theo xu thế phát triển chung trong khu vực và trên thế giới, ở nước ta đã có một số nghiên cứu ứng dụng, một số mô hình điểm ở quy mô nhỏ liên quan đến phát triển du lịch

bền vững như mô hình phát triển du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch khám phá…

Các mô hình phát triển này đều có chung mục đích gắn các hoạt động du lịch với thiên nhiên - môi trường, gắn với văn hóa cộng đồng và lợi ích của họ, đồng thời quan tâm đến việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và môi trường, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững. Một số mô hình phát triển du lịch bền vững đang hoạt động có hiệu quả ở nước ta bao gồm:

Mô hình phát triển du lịch sinh thái Cát Tiên của Ban quản lý vườn quốc gia Cát Tiên: Mục đích của mô hình này là đưa khách du lịch gần gũi với thiên nhiên để khám phá, nghiên cứu những giá trị của thiên nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc Mạ, S’tiêng, đồng thời nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ các giá trị đó. Các sản phẩm du lịch đang được khai thác ở đây là du lịch sinh thái, dã ngoại, tham quan, nghiên cứu, mạo hiểm. Các điểm tham quan, nghiên cứu và khám phá bao gồm Bàu Sấu, Bàu Chim, làng dân tộc Mạ, S’tiêng ở Tà Lài, rừng Bằng Lăng, thác Bến Cự, thác Mỏ Vẹt, Thác Trời - Thác Dựng, khu di chỉ khảo cổ Cát Tiên, xem thú ban đêm…

Mô hình phát triển du lịch sinh thái Núi Voi của Công ty Du lịch Phương

Nam (Đà Lạt- Lâm Đồng): Các hoạt động du lịch ở đây đều được gắn liền với

thiên nhiên, gắn với văn hoá cộng đồng và có trách nhiệm với công tác bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hoá. Các dịch vụ du lịch ở đây được mang đậm màu sắc của tư nhiên như: Vận chuyển bằng voi, ngựa, thuyền; ngủ nhà sàn ở trong rừng, thậm chí cả ở chòi trên cây cao và văn hoá cộng đồng: Khách du lịch được tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Mô hình du lịch sinh thái Núi Voi đã và đang được tiến hành có hiệu quả và thu hút ngày càng nhiều khách tham quan du lịch, nghiên cứu.

Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Sapa: Mô hình này quan tâm khuyến khích và tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, thông qua đó nâng cao lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa. Cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia hướng dẫn

khách du lịch, phục vụ khách lưu trú, ăn uống tại nhà dân, sản xuất và bán hàng lưu niệm, biểu diễn nghệ thuật văn hóa dân gian…

Ở Bắc Hà cho đến nay chưa có mô hình hay các giải pháp về phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, dựa trên những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới và các địa phương điển hình trong nước tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp và hướng phát triển du lịch Bắc Hà theo hướng bền vững trong tương lai.

Tiểu kết chương 1

Phát triển bền vững là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau. Du lịch bền vững là một bộ phận của pháp triển bền vững. Đặc trưng cơ bản của du lịch bền vững là cổ vũ, ủng hộ các hoạt động du lịch ít gây tác hại cho nguồn tài nguyên du lịch, môi trường và xã hội. Du lịch bền vững tuy vẫn còn mới nhưng có giá trị lớn về mặt khoa học và thực tiễn, đang thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về du lịch, môi trường ở Việt Nam và trên thế giới. Phát triển du lịch bền vững là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, là mục tiêu mà du lịch Bắc Hà cần hướng tới.

CHƯƠNG 2

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)