Giải pháp về sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 65 - 77)

2.1.2..3 Cơ sở vui chơi giải trí

3.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch

a, Đa dạng hóa sản phẩm du lịch dựa trên nguồn tài nguyên sẵn có - Sản phẩm về du lịch văn hóa:

Bắc Hà có nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư bản địa là điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm du lịch văn hóa. Nhằm phát triển thêm các loại hình về du lịch văn hóa như: Nghiên cứu, tìm hiểu, khá phá các di tích lịch sử, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng… Bắc Hà có thể lựa chọn một số điểm sau để xây dựng, nâng cấp thành sản phẩm du lịch văn hóa tại Bắc Hà:

+ Đền Trung Đô (xã Bảo Nhai)

+ Làng nghề nấu rượu Ngô, làng nghề dệt Thổ Cẩm (xã Bản Phố) + Lễ hội đua ngựa Bắc Hà (thị trấn Bắc Hà)

+ Lễ hội Gầu Tào (xã Thải Giàng Phố)

+ Lễ hội Lồng Tồng, Lễ hội Cúng Rừng (xã Na Hối) + Chợ Bắc Hà (thị trấn Bắc Hà)

+ Chợ Lùng Phình (xã Lùng Phình) + Chợ Cốc Ly (xã Cốc Ly)

+ Chợ Bản Liền (xã Bản Liền)

- Sản phẩm về du lịch tự nhiên:

Phát triển du lịch tự nhiên là thực hiện quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam nhằm tạo ra hình ảnh mới, đặc sắc của ngành du lịch Việt Nam trong khu vực và quốc tế. Mặc dù Bắc Hà chỉ có Động Thiên Long là điểm du lịch tự nhiên duy nhất được xếp hạng, nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Bắc Hà hoàn toàn có thể phát triển thêm các sản phẩm về du lịch tự nhiên tại một số điểm tiêu biểu sau để tăng thêm các hoạt động du lịch: Tìm hiểu, khám phá, leo núi, nghiên cứu, nghỉ dưỡng…

+ Rừng chè cổ thụ Hoàng Thu Phố (xã Hoàng Thu Phố) + Rừng nguyên sinh Tả Van Chư (xã Tả Van Chư) + Hang Tiên (xã Bảo Nhai)

+ Động Thiên Long (xã Tả Van Chư) + Rừng gỗ nghiến Cốc Ly (xã Cốc Ly) + Hồ thủy điện Bắc Hà (xã Cốc Ly)

+ Ruộng bậc thang Bản Liền (xã Bản Liền) + Thung lũng hoa Bắc Hà (xã Thải Giàng Phố)

- Sản phẩm về du lịch ẩm thực:

Thưởng thức các món ẩm thực địa phương là nội dung quan trọng của sản phẩm du lịch tìm hiểu cuộc sống cộng đồng. Du khách có thể kết hợp với

việc tham quan, tìm hiểu hoặc trải nghiệm cuộc sống trong bản với thưởng thức các món ẩm thực của dân cư bản địa (dân tộc Mông, Nùng, Tày, Dao…). Bên cạnh đó, các loại sản vật địa phương, đặc sản núi rừng như mật ong, măng, thịt trâu sấy… cũng hấp dẫn nhiều du khách. Với tiềm năng ẩm thực phong phú, đa dạng và đặc sắc, huyện Bắc Hà có thể phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của Bắc Hà bằng một số món ăn, đặc sản như: Thắng cố ngựa, Thịt trâu sấy, Phở Bắc Hà, Xôi ngũ sắc, Mèn mén cùng với một số loại nông sản, thảo dược quý: Mận, Đào, Lê, Mật ong rừng, Tam thất, Đương quy, Thảo quả, Sa nhân…

Ngoài các sản phẩm về du lịch tự nhiên, văn hóa, ẩm thực Bắc Hà còn có thể phát triển loại hình du lịch thiện nguyện, du lịch hội nghị, hội thảo.

b, Tăng độ hấp dẫn các điểm đến du lịch ở Bắc Hà

Để đảm bảo cho sự phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo hướng du lịch bền vững. Bắc Hà cần có những hướng phát triển cụ thể đối với từng điểm du lịch nhằm khai thác, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên du lịch.

- Thị trấn Bắc Hà:

Bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình văn hóa phục vụ cho loại hình du lịch lịch sử cách mạng, đồng thời phát triển chợ đêm Bắc Hà là điểm biểu diễn nghệ thuật để tái hiện lại những nét văn hóa đặc trưng của công đồng các dân tộc địa phương, thông qua các hoạt động nghệ thuật truyền thống như múa xòe, múa sinh tiền, thổi kèn, sáo…

Xây dựng các nhà nghỉ, homestay tại nhà dân.

Xây dựng các cơ sở lưu trú theo phong cách boutique và dưới dạng các khu du lịch nhỏ ở thị trấn hoặc vùng lân cận.

Tăng cường hoạt động của trung tâm thông tin du lịch và thêm các dịch vụ hỗ trợ du lịch như các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng lưu niệm, cửa hàng đặc sản địa phương và các dịch vụ cho thuê phục vụ hoạt động du lịch.

Xây dựng các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, thư giản, vui chơi giải trí.

Xây dựng cơ sở lưu trú, mở rộng quy mô trồng hoa.

Nâng cấp, phát triển thêm các dịch vụ như nhà hàng, cửa hàng đồ lưu niệm, đặc sản, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ cho thuê phục vụ hoạt động du lịch.

- Hang Tiên:

Hang Tiên là khu vực có sự đa dạng sinh học cao của Bắc Hà. Vì vậy, việc bảo vệ sự đa dạng sinh học là cần thiết tại điểm du lịch Hang Tiên và khai thác đúng tinh thần của sự phát triển bền vững đó là “sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm mất khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai”.

Xây dựng lại đường vào Hang Tiên để hoạt động du lịch được thuận tiện hơn.

Không nên xây dựng các cơ sở lưu trú vì đây là khu vực dễ gây tổn hại đến môi trường sinh thái.

Xây dựng Hang Tiên trở thành điểm du lịch khám phá tại Bắc Hà, đây cũng là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo của Bắc Hà.

Xây dựng đường đi bộ xung quanh Hang Tiên và lên các đỉnh núi lân cận để du khách ngắm cảnh, chụp ảnh, checkin…

- Bản Phố:

Xây dựng phương án bảo tồn và phát huy thế mạnh của các làng nghề, bản sắc văn hóa các dân tộc.

Mở rộng thêm các tuyến đường đi bộ tại các bản, làng ở Bản Phố Trồng thêm cây xanh ở các tuyến đường đi bộ.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với cộng đồng dân cư.

Đầu tư nâng cấp các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí… Không nên xây dựng những công trình có quy mô lớn như các tuyến đường lớn, nhà xưởng… Vì những công trình này có thể tác động tiêu tực đến môi trường tự nhiên, cảnh quanh tại điểm du lịch, làm giảm sức hấp dẫn của các tài nguyên du lịch.

- Hồ thủy Điện Bắc Hà:

Phát triển thêm các cơ sở lưu trú như: Nhà nghỉ, Homestay và dịch vụ cắm trại.

Xây dựng các dịch vụ ăn uống, khu vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với cộng đồng dân cư, đảm bảo hồ nước trong xanh.

Đầu tư mở rộng lại đường đi tới điểm du lịch Thủy điện Bắc Hà, hiện nay đoạn đường này còn hẹp, mặt đường gồ ghề du khách gặp khó khăn trong quá trình di chuyển.

- Động Thiên Long:

Xây dựng cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống của du khách.

Nâng cao tinh thần bảo vệ môi trường đối với dân cư sở tại.

Xây dựng hệ thống đường đi bộ trong hang, giúp du khách dễ dàng di chuyển trong quá trình tham quan.

- Đền Trung Đô:

Bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của đền.

Không nên xây dựng các công trình có quy mô lớn, ảnh đến môi trường. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quanh thiên nhiên.

- Rừng chè cổ thụ Hoàng Thu Phố:

Hiện nay điểm du lịch này có rất ít du khách đến tham quan do cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, yếu kém, toàn xã Hoàng Thu Phố chưa có cơ sở lưu trú hay cơ sở phục vụ ăn uống. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống là điều cần thiết đối với điểm du lịch này.

Phát triển chè thành sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng.

Nâng cấp, mở rộng đường đến các rừng chè để du khách dễ dàng di chuyển trong lúc tham quan.

Với sự đa dạng về các loại hình và điểm du lịch, Bắc Hà có thể khai thác 06 tuyến du lịch tiêu biểu sau:

Tuyến 01: Bắc Hà - Lùng Phình - Tả Văn Chư - Hoàng Thu Phố - Cốc Ly - Bắc Hà.

- Lộ trình: Bắc Hà  Lùng Phình  Tả Văn Chư  Hoàng Thu Phố 

Cốc Ly  Bắc Hà.

- Phương tiện: Ô tô, xe máy, xe đạp địa hình

- Trong tuyến du lịch này du khách được tham gia hoạt động: Leo núi, tham quan, ngắm cảnh, tận hưởng không khí trong lành mát mẻ, mua sắm, thưởng thức các món ẩm thực… Ngoài ra du khách đến đây vào mùa hè còn được tắm suối trong xanh, mát lạnh tại thác nước Hoàng Thu Phố.

- Các điểm tham quan trong tuyến: Đền Bắc Hà, dinh thự Hoàng A Tưởng, Chợ văn hóa Bắc Hà, Chợ Lùng Phình, rừng chè cổ thụ Hoàng Thu Phố, Chợ Cốc Ly, Thủy điện Bắc Hà.

Tuyến 02: Bắc Hà - Lùng Phình - Tả Văn Chư - Bản Phố - Thải Giàng Phố - Bắc Hà.

- Lộ trình: Bắc Hà  Lùng Phình  Tả Văn Chư  Bản Phố  Thải

Giàng Phố  Bắc Hà.

- Phương tiện di chuyển: Ô tô, xe máy, xe đạp địa hình - Các hoạt động du lịch:

+ Tham quan di tích lịch sử văn hóa, chợ phiên, làng nghề, thung lũng hoa…

+ Trải nghiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các dân tộc thiểu số. + Ngắm cảnh, tận hưởng không gian yên tĩnh, mát mẻ.

+ Chụp ảnh, checkin trên những cung đường mây.

- Điểm tham quan: Đền Bắc Hà, dinh thự Hoàng A Tưởng, Chợ văn hóa Bắc Hà, Chợ Lùng Phình, vườn mận Tả Van xã Tả Văn Chư, làng nghề nấu rượu Ngô, dệt Thổ Cẩm Bản Phố, thung lũng hoa Bắc Hà.

Tuyến 03: Bắc Hà - Nậm Khánh - Bản Liền – Thải Giàng Phố - Bắc Hà.

- Lộ trình: Bắc Hà  Nậm Khánh  Bản Liền  Thải Giàng Phố 

Bắc Hà.

- Phương tiện di chuyển: Ô tô, xe máy, xe đạp địa hình

- Trong tuyến du lịch này du khách được tham gia các hoạt động: + Tham quan di tích lịch sử văn hóa, chợ phiên, thung lũng hoa… + Ngắm cảnh, tận hưởng không gian yên tĩnh, trong lành.

+ Trải nghiệm cuộc sống thanh bình của đồng bào dân tộc thiểu số. - Điểm tham quan trong tuyến: Đền Bắc Hà, dinh thự Hoàng A Tưởng, Chợ văn hóa Bắc Hà, chợ Bản Liền, Hợp tác xã chè Bản Liền, cánh đồng ruộng bậc thang Bản Liền, thủy điện Nậm Khánh, thung lũng hoa Bắc Hà.

Tuyến 04: Bắc Hà - Lùng Phình - Lùng Cải – Bản Già – Bản Liền – Bắc Hà.

- Lộ trình: Bắc Hà  Lùng Phình  Lùng Cải  Bản Già  Bản Liền

 Bắc Hà.

- Phương tiện di chuyển: Ô tô, xe máy, xe đạp địa hình - Hoạt động du lịch:

+ Tham quan di tích lịch sử văn hóa, chợ phiên

+ Leo núi, ngắm cảnh, tận hưởng không gian yên tĩnh, mát mẻ.

+ Chụp ảnh, checkin trên những cung đường uốn lượn, quanh co, trên cánh đồng ruộng bậc thang bát ngát.

- Các điểm tham quan trong tuyến: Đền Bắc Hà, dinh thự Hoàng A Tưởng, Chợ văn hóa Bắc Hà, chợ Bản Liền, chợ Lùng Phình, Hợp tác xã chè Bản Liền, cánh đồng ruộng bậc thang Bản Liền.

Tuyến 05: Bắc Hà - Bản Phố - Na Hối - Thải Giàng Phố - Bắc Hà.

- Lộ trình: Bắc Hà  Bản Phố  Na Hối  Thải Giàng Phố  Bắc Hà.

- Phương tiện di chuyển: Ô tô, xe máy, xe ngựa, xe đạp địa hình - Các hoạt động du lịch du khách được tham gia:

+ Tham quan di tích lịch sử văn hóa, chợ phiên, làng nghề, thung lũng hoa…

+ Tham quan nông trường mận xã Na Hối

+ Tận hưởng cuộc sống thanh bình của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Các điểm tham quan trong tuyến: Đền Bắc Hà, dinh thự Hoàng A Tưởng, Chợ văn hóa Bắc Hà, Hợp tác xã trồng mận Na Hối, làng nghề nấu rượu Ngô, dệt Thổ Cẩm Bản Phố, thung lũng hoa Bắc Hà.

Tuyến 06: Bắc Hà – Bản Phố - Hoàng Thu Phố - Ta Văn Chư – Lùng Phình – Bắc Hà.

- Lộ trình: Bắc Hà  Bản Phố  Hoàng Thu Phố  Tả Văn Chư 

Lùng Phình  Bắc Hà.

- Phương tiện di chuyển: Ô tô, xe máy, xe đạp địa hình - Các hoạt động du lịch du khách được tham gia trong tuyến: + Tham quan di tích lịch sử văn hóa, chợ phiên, làng nghề…

+ Leo núi, chụp ảnh, checkin trên những cung đường quanh co, uốn lượn. + Tham quan rừng chè trăm tuổi…

- Điểm tham quan trong tuyến: Đền Bắc Hà, dinh thự Hoàng A Tưởng, Chợ văn hóa Bắc Hà, vườn mận Tả Van xã Tả Văn Chư, Chợ Lùng Phình, rừng chè cổ thụ Hoàng Thu Phố.

c, Mô hình phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững ở Bắc Hà

Quá trình đã phân tích, nghiên cứu cho thấy du lịch Bắc Hà đã mang lại những lợi ích đáng kể cho cộng đồng dân cư địa phương, tiêu biểu là các làng văn hóa du lịch như: Bản Phố, Trung Đô và Tà Chải. Mặc dù có những tác động tiêu cực nhất định nhưng vấn đề cơ bản là làm sao phát huy được các tác động tích cực theo hướng ngày càng mang lại lợi ích nhiều cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời hạn chế mức tối đa những tác động tiêu cực. Để phát triển mô hình du lịch cộng động ở Bắc Hà theo hướng bền vững, tác giả có một số đề xuất sau:

Nâng cao hiểu biết cho cộng động và hạn chế sự thương mại hóa trong hoạt động văn hoá truyền thống

Thương mại hoá đã có ảnh hưởng tiêu cực tới các mối quan hệ xã hội cũng như văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Bắc Hà, có những khía cạnh “thương mại hóa” không nên nhìn nhận một cách thái quá. Ví dụ, làm sao người dân lại không muốn đòi tiền cho mọi thứ mà họ phải bỏ thời gian ra để “trình diễn” hoặc cho những thứ mà thỏa mãn nhu cầu của du khách trong khi họ còn quá nghèo và quá cần tiền. Nếu trình độ phát triển của cộng đồng cao dần lên và họ có thể tự tổ chức các dịch vụ như “mặc quần áo dân tộc để chụp ảnh”, "giới thiệu và bán sản phẩm của mình làm ra” (Thổ cẩm, rượu ngô, các loại nông sản) hay hoạt động “biểu diễn văn hoá truyền thống tại các điểm tham quan” thì việc khách du lịch phải trả tiền cho những dịch vụ này là hoàn toàn chính đáng.

Bởi vậy, có thể hạn chế ảnh hưởng tiêu cực bằng cách tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền và vận động, đặc biệt cần chú trọng vai trò của các già làng, trưởng bản trong việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc. Hiện tượng này cũng tương tự như đối với người Kinh trong giai đoạn đầu của kinh tế thị trường và "thị trường hoá" các quan hệ xã hội bị đồng tiền chi phối và nhiều nét văn hoá truyền thống bị thay đổi một cách rõ rệt.

Chính vì vậy, các hoạt động từ thiện, vận động giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau như phong trào “lá lành đùm lá rách”, xoá đói giảm nghèo, tuyên truyền gìn giữ văn hoá truyền thống, lối sống lành mạnh đang được Nhà nước quan tâm và phát động rộng rãi trong toàn xã hội. Các hoạt động tuyên truyền, giáo dục một cách thường xuyên và có định hướng song song với việc tổ chức các hoạt động, cũng như các dịch vụ du lịch sẽ làm giảm bớt các tác động tiêu cực, phát huy các mặt tích cực tạo điều kiện giúp đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng phát triển.

Xây dựng các homestay mang sắc thái dân tộc tại các làng bản quanh thị trấn Bắc Hà

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 65 - 77)