Những tác động của phát triển du lịch kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 60 - 64)

2.1.2..3 Cơ sở vui chơi giải trí

2.3. Những tác động của phát triển du lịch kinh tế, xã hội và môi trường

2.3.1. Tác động tích cực

2.3.1.1. Kinh tế - xã hội

Du lịch phát triển góp phần tăng GDP cho nền kinh tế địa phương, tại huyện Bắc Hà tỷ trọng của du lịch trong GDP năm 2015 chiếm 3,5% và 2019 chiếm 4,9% trong tổng thu nhập của huyện.

Du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương, xuất khẩu tại chỗ các mặt hàng ăn uống, rau quả, đồ thổ công mỹ nghệ và hàng lưu niệm. Sự phát triển du lịch quốc tế còn có những ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng như kí kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức, các hãng du lịch, tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch.

Du lịch phát triển tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thay đổi cơ cấu và trình độ lao động. Hiện nay Bắc Hà có khoảng 1.000 lao động được giải quyết việc làm, bao gồm lao động thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các đơn vị doanh nghiệp du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch. Thu nhập bình quân của lao động trong dịch vụ du lịch tăng từ 1.800.000 đồng/tháng năm 2015 lên xấp xỉ 3.000.000 đồng/tháng năm 2019.

Du lịch tạo ra việc làm tích cực đến sự ổn định xã hội như: giảm bớt việc thanh niên đi nơi khác tìm việc làm, giảm bớt các tệ nạn xã hội do có nhiều lao

động thất nghiệp, tăng thu nhập của dân địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ công nghiệp cho khách du lịch. Ngoài ra, du lịch nâng cao trình độ nghiệp vụ của người dân. Phát triển du lịch có thể phát triển một số nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch.

2.3.1.3. Môi trường du lịch

Hoạt động du lịch phát triển tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên, môi trường, góp phần bảo tồn nguồn gen quý hiếm. Phần lớn tài nguyên thiên nhiên thuộc diện bảo tồn được bảo vệ chặt chẽ, tăng thêm sự đa dạng sinh học tại các điểm du lịch tự nhiên như: Rừng gỗ nghiến Cốc Ly, Rừng chè cổ thụ Hoàng Thu Phố…

Du lịch góp phần tích cực phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp. Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng.

Du lịch phát triển góp phần đẩy mạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa lịch sử, quản lí bền vững các tài nguyên, các di sản ở địa phương, phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mĩ nghệ.

2.3.2. Tác động tiêu cực

2.3.2.1. Kinh tế - xã hội

Du lịch phát triển làm mất cân đối cán cân cung - cầu trong việc sản xuất và tiêu thụ lương thực, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng khác, do đó giá cả không ổn định và tăng cao, làm ảnh hưởng đến đời sống xã hội của người dân ở địa phương.

Du lịch phát triển kéo theo sự du nhập của một số nét sinh hoạt văn hóa không lành mạnh, gia tăng các tệ nạn xã hội, các bệnh truyền nhiễm.

Du lịch phát triển cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các làng nghề, các lễ hội, những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Ở

một khía cạnh nào đó, những nét văn hóa đặc sắc, những phong tục tập quán, những lễ hội, làng nghề… bị thương mại hóa theo nền kinh tế thị trường.

Cụ thể trong những năm gần đây do sự phát triển du lịch làm mất cân bằng giữa cung – cầu về một số đặc sản của địa phương như: Rượu ngô Bản Phố, Tam thất, Thổ cẩm… đã xuất hiện nhiều hàng nhái và kém chất lượng, ảnh hưởng xấu đến chất lượng dịch vụ du lịch tại Bắc Hà. Bên cạnh đó các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy, trộm cắp cũng ra tăng tại Bắc Hà.

2.3.2.3. Môi trường du lịch

Du lịch phát triển hiện tượng ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi những cảnh quan thiên nhiên, làm cho một số loài thực vật và động vật dần dần bị mất nơi cư trú. Tại Động Thiên Long sau một thời gian đón khách du lịch các lớp nhũ đá trong hang đã giảm đáng kể do du khách thường bẻ, dẫm lên…

Một số hoạt động của du khách như chặt bẻ cây, săn bắt động vật tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng lẫn chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch.

Ô nhiễm môi trường do rác và nước thải nếu không được xử lí đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái.

Hiện nay các loài lan rừng quý hiếm ở Rừng nguyên sinh Tả Van Chư chỉ còn rất ít do du khách đến tham quan tìm kiếm mang về trồng làm cảnh, bằng cách lấy trong tự nhiên hoặc trả giá cao để người dân bản địa lấy về bán kiếm lời. Khi đến tham quan, nghiên cứu du khách còn vứt rác bữa bãi ở trong rừng gây ô nhiễm môi trường tự nhiên.

Ngoài ra du lịch phát triển, sự giao lưu văn hóa văn ngày càng nhiều, nền văn hóa bản địa dễ bị mai một, thay đổi theo xu hướng mới mà quên đi giá trị truyền thống.

Tiểu kết chương 2

Đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội, cấu tạo dân cư của Bắc Hà cho phép phát triển du lịch với nhiều loại hình trên toàn huyện. Nằm trong vùng ảnh hưởng phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai và điểm du lịch trọng điểm của vùng du lịch Trung du và miền núi phía Bắc là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch Bắc Hà.

Những năm qua du lịch Bắc Hà đã có bước phát triển ổn định, tạo được sự chú ý và thu hút được khách du lịch, nhà đầu tư và toàn xã hội đã ý thức được lợi thế của ngành du lịch tại địa phương. Sự phát triển du lịch đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành kinh tế địa phương, làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được ngành du lịch Bắc Hà vẫn còn xuất hiện những dấu hiện của sự phát triển du lịch không bền vững. Vì vậy, cần tìm các giải pháp phát triển du lịch thích hợp, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, lâu dài của ngành du lịch Bắc Hà.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)