Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 64 - 65)

2.1.2..3 Cơ sở vui chơi giải trí

3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

Cần phải có những cơ chế, chính sách khuyến khích khai thác tài nguyên và môi trường để phát triển du lịch một cách hợp lý, vừa phát triển kinh kế xã hội vừa đảm bảo về sự bền vững của môi trường tự nhiên. Phản đối lại hai xu hướng: Khai thác quá mức và cấm không được khai thác tại một số điểm du lịch có nguồn tài nguyên nhạy cảm như: Rừng gỗ nghiến Cốc Ly, Rừng chè cổ thụ Hoàng Thu Phố hay Động Thiên Long…

Cần có cơ chế, chính sách thưởng phạt đối với việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên vào mục đích du lịch ở những cá nhân, tập thể, tổ chức làm tốt và ngược lại. Phải xây dựng các chính sách đồng bộ, khuyến khích việc khai thác các tiềm năng du lịch của huyện, tạo môi trường thuận lợi để mọi thành phần kinh tế có thể có thể đầu tư phát triển du lịch trên nguyên tắc Nhà nước phải kiểm soát được, không thả nổi.

Cơ chế và chính sách đầu tư: Trên cơ sở luật pháp và tình hình thực tế của huyện, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, các chủ thể địa lý hành chính, chủ thể có quyền sử dụng đất, tài nguyên du lịch được trực tiếp hoặc cùng phối hợp khai thác, đầu tư kinh doanh du lịch không giới hạn ở các ngành nghề chuyên môn. Cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư như: Chính sách ưu tiên, hỗ trợ về vốn đầu tư cho từng đối tượng, quy mô dự án và khu vực cần đầu tư cụ thể. Chính sách ưu tiên miễn giảm thuế cho các dự án, các khu vực cần khuyến khích đầu tư phát triển du lịch. Chính sách đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư du lịch trong các khu đã được quy hoạch cho mục tiêu phát triển du lịch (Dự án xây dựng công trình tâm linh tại núi Ba Mẹ Con và đường đi lên). Một trong những nội dung quan trọng của cơ chế chính sách này là đảm bảo được sự công

bằng và điều hòa quyền lợi trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu, chủ thể quản lý lãnh thổ hành chính, chủ thể có quyền sử dụng tài nguyên du lịch, tài nguyên đất, rừng,… và cộng đồng dân cư địa phương đảm bảo sự thống nhất về quản lý khai thác tài nguyên du lịch theo quy hoạch. Ngoài ra cần nghiên cứu và ban hành cơ chế chính sách sử dụng khai thác các vùng lãnh thổ và tài nguyên su lịch chưa có chủ thể quản lý, chính sách đầu tư, tái tạo đầu tư cho nghành du lịch.

Cơ chế chính sách về thị trường: Tôn trọng nguyên tắc và cơ chế vận hành khách quan của thị trường, giảm đến mức tối đa sự can thiệp hành chính của các cơ quan quản lý Nhà nước có chương trình và kế hoạch thường xuyên cung cấp những thông tin, dự báo cần thiết về tình hình thị trường du lịch nhằm tạo cho doanh nghiệp chủ động trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở các nghiên cứu về thị trường du lịch Việt Nam bao gồm cả thị trường trong nước và quốc tế để có cơ chế và chính sách thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các thị trường, trước mắt là thị trường: Pháp, Ý, Nhât và các nước trong khu vực ASEAN. Đối với thị trường nội địa cũng cần có cơ chế chính sách phù hợp nhằm khai thác tối đa thị trường khách ở Thành phố Hà Nội và các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, nơi người dân có thu nhập và có thời gian nhàn rỗi.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 64 - 65)