Giải pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 79 - 81)

2.1.2..3 Cơ sở vui chơi giải trí

3.5.Giải pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường

Thực hiện việc nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá một cách có hệ thống để đề xuất một hệ thống quản lý bền vững.

Bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch để đáp ứng nhu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường, thẩm mỹ nhưng vẫn duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc, đảm bảo được sự đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản cũng như các hệ đảm bảo cho cuộc sống các thế hệ nay và mai sau, trong quá trình bảo tồn tôn tạo và phát triển du lịch cần thực hiện một số giải pháp cụ thể:

+ Khuyến khích hỗ trợ cho việc nghiên cứu khoa học cơ bản, đồng thời kêu gọi tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia nghiên cứu khoa học cơ bản nhằm tiếp tục đánh giá một cách toàn diện tài nguyên du lịch của Bắc Hà đặc biệt là các điểm du lịch tự nhiên như: Động Thiên Long, Rừng gỗ nghiến Cốc Ly, Rừng nguyên sinh Tả Van Chư… Những kết quả nghiên cứu này sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược khai thác, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên, xây dựng chiến lược khai thác, bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch nhằm phát triển du lịch một cách bền vững.

+ Hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên du lịch, quản lý môi trường, xử lý chất thải một cách có hiệu quả đặc là tại các Chợ phiên: Chợ Bắc Hà, chợ Lùng Phình, chợ Cốc Ly… Đầu tư kinh phí cho việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch

+ Khuyến khích, hỗ trợ các loại hình du lịch tự nhiên thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch kết hợp với bảo tồn, với nghiên cứu khoa học, du lịch làng quê.

+ Khuyến khích các dự án đầu tư phát triển du lịch có những cam kết cụ thể về bảo vệ, bảo tồn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, những dự án sử dụng các công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải, sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, dồng thời không khuyến khích hoặc không cấp phép cho các dự án đầu tư du lịch có nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái.

+ Tổ chức các hoạt động thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động du lịch. Xử lý chất thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, vận hành hệ thống làm lạnh tại các cơ sở dịch vụ du lịch. Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm tham quan du lịch. Đánh giá tác động của môi trường đối với các dự án khai thác tài nguyên, phát triển du lịch. Sử dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch nhằm hạn chế chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường.

+ Tổ chức các hoạt động nhằm hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái: Không đối phá rừng, khai thác bừa bãi các nguồn nước trong hoạt động phát triển du lịch. Tăng cường trồng cây xanh trong các khu vực diễn ra hoạt động du lịch.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy chế và quy định bảo vệ môi trường tại các cơ sở du lịch trong tỉnh.

+ Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động phát triển của ngành du lịch, đặc biệt thực hiện đánh giá tác động môi trường trong công tác quy hoạch phát triển du lịch bền vững.

+ Thành lập các Ban quản lý tại các khu, điểm du lịch để quản lý, bảo vệ tài nguyên. Tại các khu, điểm du lịch cần xây dựng bảng dướng dẫn, giới thiệu về điểm du lịch và các quy định có liên quan đến quản lý và khai thác du lịch, tổ chức các hoạt động môi trường, kiểm soát nhứng vấn đề xã hội trong quá trình tiến hành hoạt động du lịch, quy hoạch các quầy bán hàng lưu niệm và tạo ra nhiều sản phẩm lưu niệm mới, phát triển các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tổ chức các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật để thu hút khách

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện bắc hà, tỉnh lào cai (Trang 79 - 81)