6. Cấu trúc của luận văn
1.2. Những tiền đề của đối thoại văn hoá trong Mẫu Thượng ngàn của Nguyễn
1.2.3. Bối cảnh lịch sử ra đời của tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn
Tiểu thuyết Mẫu Thượng ngàn manh nha hình thành trong ý tƣởng của Nguyễn Xuân Khánh kể từ năm 1959 sau khi đi dự trại sáng tác của quân đội và sáng tác cuốn Làng nghèo với khao khát viết một cái gì đó thật sâu sắc về văn hoá làng Việt. Sau đó, cuốn bản thảo Làng nghèo thất lạc, chỉ còn duy nhất một cuốn đƣợc nhà văn Lê Bầu giữ, Nguyễn Xuân Khánh đã dựa vào đó phát triển thành cuốn tiểu thuyết mới và đ y lùi lịch sử về thời Pháp bắt đầu xâm chiếm nƣớc ta giai đoạn giao lƣu văn hoá Đông Tây cƣỡng chế bằng bạo lực. Năm 2000, đƣợc giao nhiệm vụ viết gia phả cho họ Mạc, đƣợc cung cấp đầy đủ tài liệu và những câu chuyện truyền miệng của dòng họ để chấp bút, và cứ thế, cảm hứng về lịch sử, huyền thoại, văn hoá, và cả hiện thực về những câu chuyện gia đình đan quyện vào nhau khiến nhà văn quyết tâm hoàn thành cuốn tiểu thuyết mà lâu nay nhà văn hằng ấp ủ. Mẫu
Thượng ngàn ra đời ngay sau đó.
Mẫu Thượng Ngàn là cuốn tiểu thuyết về văn hoá phong tục Việt Nam đƣợc
cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong bối cảnh Pháp xâm lƣợc Việt Nam: đạo Phật suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa đang lan rộng, ngƣời dân quê trở về với đạo Mẫu.Đây là cuốn tiểu thuyết viết về văn hoá phong tục Việt Nam, đan xen trong đó là cảm hứng lịch sử xã hội về Hà Nội cuối thê kỉ 19 gắn với việc ngƣời Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xây nhà thờ lớn, Pháp đuổi quân cờ đen khỏi Hà Nội…, là câu chuyện về tình yêu giữa những ngƣời đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ. Một tình yêu vừa bao dung, yêu thƣơng, đắng cay vừa đậm chất phồn thực, bi, hài hoà quyện với mộng mơ và cao thƣợng.
Xuất phát từ bối cảnh lịch sử ra đời, điều kiện và chủ đích của nhà văn, đến
Mẫu Thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã triển khai cấu trúc đối thoại trên tinh thần truy tìm cội nguồn bản sắc văn hoá dân tộc để chiêu tuyết cho một nền văn hoá bản địa vẫn tồn tại nhƣ một giá trị vĩnh hằng trong tâm linh ngƣời Việt. Với Mẫu
Thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh không chỉ chứng tỏ đƣợc tài năng của một cây
bút lão luyện mà còn trở thành một trong những cái tên đƣợc tìm kiếm nhiều nhất trong văn học giai đoạn này khi nghiêm túc đặt ra tinh thần đối thoại văn hoá sâu sắc trong thiên truyện của mình.
Chƣơng 2
CÁC CHỦ ĐỀ ĐỐI THOẠI VĂN HOÁ TRONG MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH