6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Ngôn ngữ trần thuật
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ hội thoại
3.2.1.1. Ngôn ngữ đối thoại
Đối thoại là sự giao tiếp bằng ngôn từ giữa các nhân vật trong tác ph m. Đó là một dạng lời phát ngôn trực tiếp, mang tính cá thể hoá cao của nhân vật khi tham gia giao tiếp. Trong tác ph m tự sự, hình thức đối thoại đƣợc sử dụng rộng rãi có vai trò quan trọng trong việc biểu đạt nội dung. Có kiểu đối thoại theo hình thức phân vai, có kiểu lời thoại đƣợc nhấn mạnh nhờ những chỉ dẫn của ngƣời trần thuật, cũng có khi ngƣời trần thuật có thể biến lời thoại của nhân vật thành lời của bản thân. Đây là một dạng phát ngôn đặc biệt thể hiện đa giọng điệu của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đƣơng đại.
Đối thoại có nhiều hình thức: Đối thoại giữa nhân vật và nhân vật, đối thoại giữa nhân vật và độc giả, đối thoại giữa ngƣời kể chuyện và độc giả…Qua các hình thức đối thoại nhà văn có thể thể hiện những quan điểm khác nhau của mình về đời sống.
Trong Mẫu thượng ngàn, nhà văn chủ yếu sử dụng đối thoại nhân vật – nhân vật: đây là hình thức đối thoại phổ biến trong tác ph m tự sự. Nguyễn Xuân Khánh đã tạo cho các nhân vật một môi trƣờng va chạm bởi nhiều mối quan hệ. Thông qua các cuộc đối thoại, tranh biện với nhau, nhân vật thể hiện quan điểm chính trị, cái nhìn lịch sử và đời sống của mình. Những cuộc đối thoại đƣợc sử dụng nhƣ một cách thức để nhân vật đi tìm lời giải đáp cho những bí n về đời sống, tâm hồn, về nền văn hoá bản địa hay sự hình dung về dân tộc, về phƣơng Đông trong thế đối sánh với phƣơng Tây. Đó là cuộc đối thoại dài cả một chƣơng truyện giữa hàng loạt các nhân vật đại diện cho những nhà khai hoá thuộc địa để giải đáp những thắc mắc về bản chất của nền văn hoá phƣơng Đông, sức mạnh kháng cự của văn hoá và con
ngƣời phƣơng Đông trƣớc sự xâm chiếm, đồng hoá của phƣơng Tây. Các nhân vật tranh luận thậm chí đối thoại một cách căng thẳng khi không có sự đồng nhất trong quan điểm về sự thống trị, về việc giải quyết các xung đột khác biệt văn hoá giữa thuộc địa và chính quốc. Cuộc đối thoại đã nói lên những vấn đề lớn đặt ra trong tác ph m. Ngƣời đọc nhận ra rằng, không phải lúc nào phƣơng Đông cũng là xứ xở tăm tối, lạc hậu mà n sâu trong thế giới ấy là một sức sống mãnh liệt, phồn thực, đầy quyến rũ; con ngƣời phƣơng Đông không phải lúc nào cũng cam chịu, nhẫn nhục, yếu mềm, nhu thuận mà cũng có khi “nổi loạn”, mang sức mạnh “huỷ diệt” đối với cả phái mạnh, chi phối phái mạnh, buộc họ phải tuân phục. Ngƣời đọc cũng hiểu rằng: phƣơng Tây tuy hùng mạnh, văn minh, hiếu chiến thậm chí bạo lực nhƣng không phải lúc nào đó cũng bất khả chiến bại. Nhiều khi sức mạnh ấy có thể dễ dàng bị bẻ gãy trƣớc sự nhu thuận, dịu dàng của bản năng nữ phƣơng Đông. Ngƣời đọc cũng hiểu rằng: không phải ngƣời Pháp nào đến xứ xở này cũng mang âm mƣu, thủ đoạn tàn nhẫn, có những ngƣời Pháp đã bị “Việt hoá” để trở nên thuần phác, có những ngƣời đã coi đây nhƣ đất đai, xứ xở mình và gắn bó với nó một cách tự nhiên, gần gũi, dịu dàng. Và đặc biệt, từ trong những đối thoại giữa các nhân vật, ngƣời đọc nhận ra có một nền văn hoá bản địa với sức mạnh tiềm tàng, bất cứ lúc nào cũng có thể trỗi dậy. Nền văn hoá ấy có khả năng đồng hoá ngƣợc trở lại với thứ văn minh mẫu quốc đầy kiêu hãnh kia. Đó là sức mạnh của tín ngƣỡng, tôn giáo bản địa, của đạo Mẫu, của hồn đất, hồn thiêng sông núi đã trở thành căn cốt làm nên sức sống không gì huỷ diệt đƣợc của một dân tộc tuy nhỏ bé mà kiên cƣờng. Đó còn là cuộc đối thoại giữa những ngƣời con của Cổ Đình để hiểu hơn về nền văn hoá của chính làng quê mình, dân tộc mình. Chƣơng II của tác ph m là những đối thoại thông qua hàng loạt những câu hỏi của Nhụ và Điều về những bí n xung quanh ngôi làng Cổ Đình và những phong tục văn hoá nơi đây. Những câu hỏi đặt ra trong mỗi lời thoại mang chứa khát khao khám phá những tầng sâu văn hoá xứ xở của tâm hồn trẻ thơ. Dƣới con mắt ngây thơ của những đứa trẻ, thế giới xung quanh với mỗi biểu hiện nhỏ bé đều là một dấu hỏi lớn: Nuôi ong khó lắm phải không ông? Chú dạy cháu hát đi? Sao lại là núi Đùng chú nhỉ? Cháu nghe nói hội Đùng vui lắm
phải không? Chú đã dự lần nào chưa? Những câu hỏi nhƣ thế xuất hiện dày đặc trong chƣơng truyện và sau mỗi câu hỏi là những lời hồi đáp của nhân vật đƣợc hỏi, theo đó những tấm màn bí mật về văn hoá Cổ Đình dần đƣợc hé lộ một cách rất tự nhiên, khách quan chứ không hề khiên cƣỡng.
Bên cạnh những đối thoại giữa nhân vật – nhân vật, nhà văn còn sử dụng đối thoại giữa ngƣời kể chuyện và độc giả n tàng thể hiện trong những lời bình luận trữ tình ngoại đề của tác ph m. Chúng ta dễ nhận ra dấu hiệu của hình thức đối thoại này thông qua những lời nói không rõ ngƣời phát ngôn và đối tƣợng hƣớng tới là ai. Ví dụ, ở đoạn văn miêu tả cảnh một đám ma của ngƣời đồng chiêm, xen vào giữa những lời kể chuyện là những bình luận trữ tình ngoại đề đặt dƣới những câu hỏi tra vấn không cần lời đáp: Có ai đã nhìn thấy một đám ma trên cánh đồng chiêm vào mùa mưa tầm tã chưa? Có ai đã trông thấy một đoàn thuyền thúng chở đầy ắp những người khăn trắng như cò, nối đuôi nhau bơi đi trên cánh đồng mênh mông, trắng xoá chưa? Có ai đã mục kích những con người sống ngâm da chết ngâm xương, khóc than rầu rĩ, tiễn đưa nhau đến chỗ thiên thu cách biệt chưa?
[29;630].Hay những đoạn văn giới thiệu về làng Cổ Đình: Làng phát triển theo thế xà…cũng có người bảo đó là thế “giao long ẩm thuỷ” (rồng uống nước). Cái thế ấy
quý lắm…Rồi đến những đoạn văn miêu tả trận đại dịch khủng khiếp đến với ngƣời
dân Cổ Đình và cƣớp đi bao sinh mạng con ngƣời: Trận thổ tả giáng xuống làng Cổ Đình nhanh như chớp. Bất thình lình nó ập đến cướp đi vài chục sinh mạng, nó đến để tạo ra những đám ma đêm với những bó đuốc bập bùng, ai oán. Nó thản nhiên, lạnh lùng, chẳng thương xót riêng ai [29; 633]. Dù không tham gia trực tiếp vào cốt truyện nhƣng những bình luận trữ tình ngoại đề của ngƣời kể chuyện trong tác ph m có một vai trò quan trọng trong việc định hƣớng cho ngƣời đọc tiếp cận dễ dàng hơn đối với một sự kiện, một nhân vật, một vỉa tầng văn hoá hay những lớp trầm tích văn hoá lịch sử n sâu trong từng trang viết của Mẫu Thượng ngàn.
3.2.1.2. Ngôn ngữ hội thoại (Đối thoại đám đông)
Hội thoại hay đối thoại đám đông cũng là hình thức phát ngôn không rõ ngƣời nói. Những ngôn ngữ cứ thế tuôn ra, thể hiện quan điểm của thời đại, của xã
hội và con ngƣời đƣơng thời. Kiểu hội thoại này tồn tại khá nhiều trong tác ph m tạo ra tính đa âm, những lớp bè trầm khác nhau cho tác ph m. Từ đó những ý kiến, quan điểm về các vấn đề văn hoá, lịch sử, dân tộc đƣợc bày tỏ một cách khách quan, tạo nhiều khoảng trống cho độc giả tự suy ngẫm, tự đánh giá…và tạo ra những đối thoại ở bề sâu tƣởng nhƣ không có điểm dừng, không có lời kết luận sau cùng. Hình thức đối thoại này đƣợc thể hiện thông qua việc thiết lập những phát ngôn dƣới dạng những câu hỏi liên tiếp không có câu trả lời, không rõ ngƣời hỏi, chỉ có những câu trả lời đƣợc ngầm định hoặc chừa những khoảng lặng để ngƣời đọc tự tìm câu trả lời cho mình. Có thể thấy rõ dấu hiệu của những hình thức hội thoại này trong những câu hỏi luận bàn về sự uy hiếp khủng khiếp của dịch tả đối với vận mệnh con ngƣời Cổ Đình “Giàu có, quyền uy ư? Nó đâu có sợ. Nghèo khó, cô quả ư? Nó cũng chẳng tha. Vậy nó đến để làm gì? Để răn đe? Trừng phạt? Hay thử thách? Cứ thế nó là một điềm báo. Nó nói trước cho cái làng nhỏ bé này rằng: “Hãy cắn răng lại mà chịu, hãy ngẩng đầu lên mà chịu, đây mới chỉ là thử thách
đầu tiên” [29; 633]. Cũng có thể minh hoạ thêm cho hình thức đối thoại đám đông
này trong đoạn văn tác giả miêu tả cuộc ân ái giữa Hộ Hiếu và bà Ba Pháo “Mà lạ thật! Sao họ chỉ ăn ở với nhau độc một lần ấy thôi? Mà cái ân ái hiếm hoi ấy sao
lại nặng tình, nặng nghĩa đến vậy? Nó đã đơm hoa, kết trái…” [29;612]. Mỗi câu
hỏi ấy là một ý kiến đƣợc đƣa ra nhƣng không hề có một kết luận sau cùng và duy nhất đúng. Nhiều ý kiến tạo ra những vang âm và tính chất đa thanh, đa chiều cho tác ph m. Có thể xem đây nhƣ hình thức chuyển tải định hƣớng tƣ tƣởng của nhà văn một cách có hiệu quả mà không mang tính chủ quan của ngƣời viết.
Sự phong phú, đa dạng của các hình thức lời thoại và ngôn ngữ trong tác ph m đã tạo nên tính đa âm, phức điệu cho nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết
Mẫu Thượng ngàn.