6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Ngôn ngữ trần thuật
3.2.3. Ngôn ngữ chất vấn, hoài nghi
“Tính đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cũng đƣợc biểu hiện ở những lời chất vấn, hoài nghi. Đây cũng là một điều tất yếu, bởi chất vấn là cơ sở
của mọi tranh luận, là tiền đề cho những biện giải, nhận định, những khái quát mang tính chất triết lí”[16;82].
Trong Mẫu Thượng ngàn, có rất nhiều các cuộc đối thoại giữa các nhân vật để làm nổi bật không khí tranh luận sôi nổi về các vấn đề mà nhà văn và ngƣời đọc quan tâm. Có thể kể đến cuộc đối thoại giữa cha con ông phủ Lễ về con đƣờng cách mạng mà những thanh niên trẻ tuổi nhƣ Tuấn, Huy đã, đang và tƣơng lai có lẽ sẽ đi theo. Ở cuộc đối thoại ấy ta thấy xuất hiện những dạng thức ngôn ngữ mang sắc thái chất vấn, hoài nghi đậm nét. Đây là những lời tâm sự của ông phủ Lễ với con trai:
“Điều thầy lo là các anh hô hào tân tiến…Song thực ra tuổi trẻ các anh đã mất hướng đi. Điều buồn…chúng tôi đã già rồi…Mà chúng tôi không vạch ra được…hướng đi. Thật ra…hướng đi sau này thế nào…chúng tôi cũng chịu…không biết…Nhưng các anh phải bình tĩnh chứ…Đừng tưởng những điều ngày xưa…của
cổ nhân…là không còn giá trị…” [29;462]. Còn đây là lời đáp của Tuấn – cậu con
trai: “Con nghĩ…thời nay đã …rất khác với thời xưa…Con xin cha tha thứ…Con nghĩ rằng…thời của những người xưa như cha và chú đã cong rồi…Bây giờ những người như chúng con phải gánh vác. Đúng là họ chưa thấy đường đi…Nhưng rồi người ta sẽ tìm thấy nó…Chắc chắn là sẽ có lúc lạc bước…nhưng chẳng sao…lạc rồi thì lùi lại… Lùi lại thì sẽ tìm ra…Chỉ còn cách thế thôi chứ còn cách nào nữa hở
cha…Con chỉ biết rằng đường ấy sẽ rất khác con đường đã đi quen...” [29; 462].
Nhữn dấu ba chấm bỏ lửng liên tiếp trong những dòng ngôn ngữ đối thoại giữa hai cha con đã thể hiện bao bối rối, lo lắng, băn khoăn trong lòng nhân vật về con đƣờng phía trƣớc đầy chông gai và dự đoán sẽ nhiều bão tố thậm chí là nguy hiểm rình rập. Đó là những lời nói chung chung về những điều mà có lẽ chính những ngƣời phát ngôn cũng chƣa hiểu hết. Những lời thoại vừa thể hiện tâm trạng hoài nghi, trăn trở vừa giống nhƣ những lời chất vấn chính bản thân mình để tìm ra một con đƣờng đi đúng dành cho những thanh niên nhƣ Tuấn, Huy trong sự vận động biến thiên của lịch sử.
Giọng chất vấn, hoài nghi còn bộc lộ rõ trong những băn khoăn về tín ngƣỡng thờ Mẫu, về sự thoát xác của Mùi trong lúc hầu đồng, Philippe đã hoài nghi
về mối quan hệ Pháp – Việt từ phƣơng diện văn hoá “Phải chăng đây là sự khác biệt văn hoá. Có phải đây là một tập tục nguyên thuỷ? Hay một cung cách đối kháng”? Việc di chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong nhân vật, thay vì trả lời, bình luận, Nguyễn Xuân Khánh đã đƣa ngƣời đọc vào những chất vấn, hoài nghi từ đó buộc ngƣời đọc phải cùng tham gia đối thoại với nhân vật. Những băn khoăn ấy cũng thể hiện trong những chất vấn và nhận thức của Rene về sức mạnh bí n của đất đai xứ xở Đông Dƣơng này từ đó hoài nghi về khả năng chinh phục bất khả chiến bại của ngƣời Pháp đối với văn hoá Việt, con ngƣời Việt: “Nhưng điều cay đắng mà tôi nhận ra: đó tức là người dân ở xứ này biết hoà mình vào thiên nhiên. Họ tự nhiên hơn chúng ta. Vậy thì đúng sai ra sao? Ta đi khai hoá cho họ tức là ta muốn họ biến thành ta. Nhưng chúng ta đã ăn thức ăn của họ, đã uống nước suối ngồn của họ, đã ngủ với đàn bà của họ. Ta đã thống trị họ. Ta đã làm cho họ khóc trong lúc chúng ta cười. Vậy thì ai sẽ thành ai. Hãy coi chừng đấy. Sẽ có ngày nào đấy hồn đất sẽ trả thù. Hồn đất của họ nhiễm vào từng chúng ta, dần dần từng tí một mà chúng ta chẳng hề hay biết...Họ cam chịu ư? Họ hèn hạ ư? Hãy coi chừng!
Để rồi xem” [29; 193]. Có khi, giọng chất vấn hoài nghi còn xem lẫn với những day
dứt khôn nguôi trong tâm hồn con ngƣời giàu lòng nhân ái nhƣ cha Colombert, khi mơ hồ cảm thấy mình có lỗi và mắc nợ với những con ngƣời An Nam để rồi hoài nghi về khả năng hiện thực hoá những mục tiêu, lí tƣởng truyền giáo của mình: “Có phải thực sự ông đã mang ánh sáng đến cho họ không? Hay chỉ là một luồng ánh sáng yếu ớt, trong khi đó bóng đêm lại nhiều quá, dày đặc quá…” [29; 325]. Những dạng thức ngôn ngữ ấy xuất hiện nhiếu trong tác ph m đã tạo nên cấu trúc đối thoại ở bề sâu của câu chuyện. Điều đáng chú ý là “Hình thức lập luận – triết lí, biện giải – tự thuật, chất vấn – hoài nghi…trong các lời thoại (bao gồm cả độc thoại, đối thoại và lời kể chuyện nhƣ một lời độc thoại/đối thoại dài) không tách rời mà đan xen, dung nạp lẫn nhau. Nghĩa là bản thân mỗi lời nói tự nó đã tiềm n khả năng đối thoại với những lời nói khác.”[29; 85]. Nói nhƣ Bakhtin: “Lời nói trên đƣờng đến với đối tƣợng của mình tất yếu rơi vào môi trƣờng đối thoại luôn luôn
cuộn sóng và căng thẳng của những tiếng nói, những sự đánh giá, những giọng điệu của ngƣời khác” [5;129].