Ngôn ngữ biện giải, tự thuật

Một phần của tài liệu Đối thoại văn hoá trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 81 - 83)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Ngôn ngữ trần thuật

3.2.2. Ngôn ngữ biện giải, tự thuật

Trong bài viết Tính đối thoại trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh,, tác giả Thái Phan Vàng Anh đã lí giải “ Biện giải và tự thuật là cách nhân vật đối thoại với ngƣời khác thông qua việc trải lòng cùng những câu chuyện đƣợc trần thuật chủ yếu

từ điểm nhìn bên trong” [16;82]. Sự xuất hiện của dạng ngôn ngữ biện giải có thể thấy rõ ở những cuộc đối thoại nhiều chiều giữa các nhân vật trong câu chuyện về đất đai, xứ xở, con ngƣời Đông Dƣơng dƣới cái nhìn của ngƣời Pháp. Có thể kể đến cuộc trò chuyện giữa cha Colombert với Rene khi lí giải về những phép thiêng kì bí của phƣơng Đông. Cha Colombert với vai trò là một nhà truyền giáo đã sống gắn bó với xứ xở An Nam đến mức tƣởng đó là quê hƣơng thứ hai của mình. Ông thấy cái bí n của xứ xở phƣơng Đông này chính là “Người dân xứ này tin rằng mỗi vùng địa lí đều có cái thần riêng của nó, có cái hồn riêng của nó: Đó là Hồn đất…Người chinh phục chúng ta xâm chiếm được đất, tưởng mình là chúa tể của vùng đất xâm chiếm. Hồn Đất thâm hiểm lắm. Nó sẽ trả thù…tôi đã ở đây 7 năm nhưng tôi biết rằng tôi chẳng thể huênh hoang được. “Đất có thổ công, sông có Hà Bá”. Dân ở đây nói vậy, mỗi dòng sông, mỗi cánh rừng, mỗi tấc đất của họ đều đã chôn vùi bao nhiêu thân xác tổ tiên họ. Tất cả những thứ đó họp lại tạo ra hồn đất” [29; 216]. Đó chính là lời biện giải, triết lí về hồn thiêng sông núi An Nam, thứ làm nên sức mạnh ghê gớm chống trả lại sự xâm lƣợc của kẻ thù.

Ngôn ngữ lập luận, biện giải cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc trò chuyện giữa Pieree và Rene trong ý hƣớng đối thoại lại với các quan niệm sai lầm về sự cam chịu của phƣơng Đông: “Sự cam chịu như một chiếc áo khoác

tàng hình che đậy cái bên trong tiềm tàng, bùng nổ dữ dội”. Đó là cuộc tranh luận

giữa Piere với Philippe về sự chinh phục “Chỉ có thể chinh phục được người khác

bằng sự hiền hoà”. Và rất nhiều những quan điểm khác nhau đặt ra dƣới dạng thức

ngôn ngữ biện giải đã đem đến những nhận thức mới mẻ về các vấn đề văn hoá, tôn giáo, dân tộc, thuộc địa. Đơn cử nhƣ những lời lẽ của một nhà dân tộc học là Rene:

“Tôi nghĩ bất cứ tôn giáo nào cũng đều có trạng thái lên đồng. Cơ đốc giáo có sự thiên khải. Phật giáo có trạng thái ngộ đạo. Khi đã lí thuyết hoá, ta mới coi đó là tôn giáo. Còn những thiên khải vô ngôn thì sao? Còn những người bình thường

bằng trực giác bỗng nhiên thấy được những điều đẹp đẽ, bí ẩn thì sao?” [29; 715]

hoặc những triết lí, biện luận khác về sự hoà trộn giữa hai nền văn hoá Pháp – Việt

sao chúng ta có thể làm được sự tổng hợp, sáng tạo. Nghĩa là sự hoà trộn nhuần nhị giữa hai nền văn hoá, để tạo ra một đất nước đẹp đẽ theo mô hình văn minh của

người Pháp, để tạo ra một bó hoa rực rỡ kiểu Pháp giữa vùng Châu Á” [29; 316].

Đáp lại những quan điểm, lí lẽ và lập luận của Rene, Julien lại có cái nhìn khác về mối quan hệ giữa thuộc địa và mẫu quốc: “Trên thế gian này, chỉ có kẻ mạnh văn minh và kẻ yếu tối tăm. Qui luật đào thải vô tư và tàn nhẫn. Nó không bao giờ nương tay với kẻ yếu. Người Pháp chúng ta đang làm đúng qui luật. Không bao giờ có sự tổng hợp, hoà trộn”. [29; 716].

Cứ nhƣ thế, những cuộc đối thoại, tranh luận diễn ra dƣới sự tham gia của hình thức ngôn ngữ biện giải, giàu chất lập luận, triết lí đã tạo ra một môi trƣờng đối thoại nhiều chiều, công khai, dân chủ trong tác ph m khi đề cập đến các vấn đề văn hoá, lịch sử, tôn giáo…

Ngoài những cuộc đối đáp, chuyện trò với ngƣời khác, nhân vật còn thƣờng xuyên tự đối thoại. Chƣơng XI: Bà Ba Váy kể chuyện là một chƣơng nhƣ thế. Ở chƣơng truyện này, ngƣời viết đã trao vai trò trần thuật cho bà Ba Váy kể về cuộc đời mình bằng hình thức trần thuật ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong. Cuộc đời của ngƣời đàn bà ấy đƣợc ghi lại qua hình thức ngôn ngữ tự thuật. Câu chuyện đƣợc kể tƣởng chừng mang màu sắc chủ quan nhƣng lại hết sức chân thật, chân thật nhƣ cái bản tính mộc mạc, chất phác của một ngƣời đàn bà quê mùa mà chất chứa trong mình sức sống và khao khát mãnh liệt về hạnh phúc. Cuộc đời ngƣời đàn bà ấy là một thế giới nhỏ trong sự vận động, biến thiên của thời đại, của lịch sử, của nền văn hoá dân tộc.

Sự đan xen của kiểu ngôn ngữ biện giải và ngôn ngữ tự thuật trong tác ph m đã thúc đ y nhu cầu đối thoại về các vấn đề của đời sống lên một tầm cao mới. Đó cũng là một trong những biểu hiện của tính đối thoại trong tiểu thuyết Mẫu thượng

ngàn của Nguyễn Xuân Khánh ở cấp độ diễn ngôn trần thuật.

Một phần của tài liệu Đối thoại văn hoá trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)