6. Cấu trúc của luận văn
3.1. Điểm nhìn trần thuật
3.1.1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể có vai trò thiết lập đối thoại
Những đối thoại về các vấn đề văn hoá trong Mẫu thượng ngàn đƣợc bộc lộ khá rõ qua diễn ngôn trần thuật. Nói cách khác, Nguyễn Xuân Khánh đã đi từ những hình thức trần thuật đối thoại để thể hiện những quan điểm mang đậm tính đối thoại. Trong cả ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh nói chung và Mẫu thượng ngàn
nói riêng, nhà văn đều lựa chọn lối kể chuyện từ ngôi thứ ba với điểm nhìn toàn tri. Đây là cách lựa chọn tối ƣu của các tiểu thuyết khi muốn tái hiện và nhận thức lại
lịch sử. Tuy nhiên, “ngƣời kể chuyện toàn tri ở đây không đơn thuần chỉ là ngƣời kể lại chuyện mà còn là ngƣời thiết lập nên những tình huống đối thoại (dẫn dắt sự khởi đầu và kết thúc của một cuộc hội thoại, xây dựng bối cảnh, không – thời gian giao tiếp, quan sát suy nghĩ, hành động của nhân vật, thay đổi tình huống giao tiếp hay thiết lập một cuộc đối thoại mới…)” [16; 77].
Trong Mẫu Thượng ngàn xuất hiện nhiều cuộc đối thoại nhƣ thế dƣới sự dẫn dắt, thiết lập của ngƣời kể chuyện tạo nên cuộc đối thoại giữa các nhân vật từ đó tự nó dẫn dắt những đối thoại về tƣ tƣởng, quan niệm của nhà văn. Những tƣ tƣởng, quan niệm ấy không đƣợc phát ngôn qua lời của một chủ thể đơn âm là ngƣời dẫn chuyện mà trở thành những phát ngôn đa âm từ chủ thể là các nhân vật trong truyện. Có thể thấy rõ điều này trong việc xây dựng những tình huống đối thoại đƣợc thiết lập bởi ngƣời kể toàn tri: Cuộc đối thoại trên bàn cờ của cụ Đồ Tiết, cụ Tú Cao và quản Boong; cuộc tranh luận thể hiện cái nhìn nhiều chiều về thuộc địa giữa ông Lềnh - Pieree – Julien, cuộc nói chuyện giữa Phillipe Messmer và cha Colombert, cuộc đối thoại của cha con ông Phủ Lễ, của những chàng trai trẻ dấn thân vào con đƣờng cách mạng nhƣ Huy, Tuấn. Đó là những cuộc đối thoại xoay quanh những chủ đề về dân tộc, về thuộc địa, về con ngƣời bản xứ, về sự chống trả của hồn thiêng sông núi, về sức mạnh khai hoá của phƣơng Tây đối với phƣơng đông…Đó là đối thoại giữa các thế hệ, giữa cái cũ – cái mới, cái văn minh – bán khai, quá khứ - hiện tại để nhận diện bức tranh thời cuộc và số phận con ngƣời, vận mệnh dân tộc trƣớc những biến thiên của lịch sử. Trong những cuộc đối thoại ấy xuất hiện sự xung đột, va chạm giữa các tiếng nói của các nhân vật thông qua những lời trao đáp, từ đó làm bật lên những quan niệm, tƣ tƣởng của tác giả. Vì thế, mọi vấn đề đƣợc luận bàn đều đƣợc đƣa ra với những quan điểm khách quan. Ngƣời kể chuyện không biết hết, thấu hết mọi sự việc và không đƣa ra những phán quyết sau cùng mà các quan điểm đều đƣợc soi chiếu xung quanh sự va đập của các tiếng nói, các lời thoại của nhân vật. Câu chuyện kể vì thế không rơi vào chủ quan mà trở nên khách quan, không phải là những tiếng nói một chiều mà là những quan điểm đa chiều trong sự lí giải, cắt nghĩa và triết lí về thời thế.
Trong tác ph m nhà văn còn thiết lập cả một cuộc đối thoại lớn về các vấn đề văn hoá, lịch sử dân tộc trong một chƣơng riêng: ĐỐI THOẠI. Ở chƣơng truyện này, ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba giấu mặt đã liên tục tạo dựng những tình huống đối thoại, để tiếng nói của các nhân vật va chạm nhau và kể chuyện bằng cách kết nối, sử dụng chính các cuộc trò truyện, trao đổi ấy. “Chƣơng truyện này có vị trí đáng kể trong cách diễn giải lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh. Đó là một trƣờng đoạn đối thoại đƣợc tổ chức một cách công phu, đặc biệt có dụng ý, bao thuộc cả các cuộc đàm thoại trên bề mặt và đối thoại tƣ tƣởng ở bề sâu. Hai cuộc đàm thoại: đám giỗ cụ Phó bảng Vũ Huy Tân và bữa tiệc tại đồn điền Messmer là tâm điểm của chƣơng X. Nếu nhƣ đám giỗ mang tinh thần gắn kết thế hệ, nhắc nhớ truyền thống thì bữa tiệc hƣớng sâu vào sự phân hóa của những ngƣời Pháp chinh phục An Nam. Ở đó, mỗi một phát ngôn đại diện cho một chiều hƣớng diễn giải quá trình thuộc địa hóa”[53;42].
Nhƣng vấn đề không đơn thuần nằm ở những ý kiến/ những tiếng nói của các nhân vật, sự diễn giải của Nguyễn Xuân Khánh nằm ở cách thức tổ chức những ý kiến/ tiếng nói ấy. Hai cuộc đàm thoại hầu nhƣ đã thu hút đƣợc tất cả các nhân vật có tác động tới quá trình biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp hay chống đối lại quá trình thuộc địa hóa, tức là gắn trực tiếp với dòng mạch chính của lịch sử Việt Nam thời cận đại. “Dễ nhận thấy chƣơng này giăng mắc các cuộc đối thoại: cấp độ dân tộc (Việt – Pháp – Trung Quốc); trong mỗi dân tộc: cấp độ thế hệ (Việt), thành phần (Việt, Pháp); trong mỗi thế hệ hay thành phần lại tiếp tục có sự phân hóa dẫn tới đối thoại. Với ngƣời Việt là phân hóa thế hệ (già – trung – trẻ), phân hóa giai cấp (chức dịch – nông dân – trí thức); phân hóa lý tƣởng (giữa Tuấn và Huy). Với ngƣời Pháp là phân hóa chức năng (chinh phục – nghiên cứu, sáng tạo – truyền giáo), phân hóa lý tƣởng (giữa hai vị cố đạo: Puginier truyền đạo gắn với chính trị, Colombert truyền đạo gắn với niềm tin tôn giáo),… Thậm chí, hai cuộc đàm thoại ấy cũng tạo thành một cuộc đối thoại lớn, bao trùm. Sự không ƣu thắng cho tri thức khoa học hay tri thức bản địa trong việc nhìn nhận cuộc đối mặt Việt – Pháp của Nguyễn Xuân Khánh đã khiến tiểu thuyết có đƣợc cái nhìn đa diện hơn, quá khứ
dân tộc hiện lên đa chiều hơn. Có thể hình dung đấy là một nỗ lực tạo sự cân bằng các xung năng bởi sự lựa chọn mang tính áp đặt trong quá khứ giữa một bên là bản xứ và một bên là mẫu quốc, truyền thống dân tộc và văn minh nhân loại. Tức là một cuộc hoà giải Đông – Tây ở những chủ thể hậu thuộc đã kết tập trong mình hai truyền thống văn hóa của cùng một tiến trình lịch sử”[33;47]. Chỉ cần nhìn vào sự xuất hiện của các nhân vật, cách thức tổ chức thành tuyến truyện, các tình huống đặt nhân vật vào vị thế phải đối đáp, phát biểu quan niệm đã có thể thấy vai trò quan trọng của ngƣời kể chuyện trong việc thiết lập những tình huống đối thoại rõ nét trong tác ph m này.
Bên cạnh đó, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo ra bƣớc đột phá khi kết hợp giữa ngôi kể thứ ba vô nhân xƣng và sự xuất hiện của ngôi kể thứ nhất xƣng “tôi” hay nói cách khác là “tôi kể về chính tôi”. Sự kết hợp đó tạo nên “sự tƣơng tác trong chính cách kể, ngôi kể để thể hiện những quan điểm mang tính đối thoại. Mỗi nhân vật đều là chủ nhân và chứng nhân cho câu chuyện của mình và ngƣời khác. Nhân vật – vừa là tôi trong câu chuyện kể về bản thân và ngay sau đó lại là ngôi thứ ba trong câu chuyện đƣợc ngƣời khác kể lại” [20; 98]. Ở chƣơng XI bà ba Váy kể chuyện, nhà văn đã giao trách nhiệm cho nhân vật bà ba Váy (nhân vật xƣng tôi) để kể lại cuộc đời mình. Nhƣ vậy câu chuyện không chỉ có một ngôi kể mà có sự dịch chuyển, thay đổi ngôi kể để tạo nên sự phong phú, đa dạng trong trần thuật. Việc đan xen giọng kể giữa ngƣời kể chuyện ở ngôi thứ ba và lời kể chuyện xƣng “tôi” của bà ba Váy (một ngƣời đàn bà làm dâu họ Vũ nhƣng có mối tình sâu sắc với ngƣời họ Đinh) sẽ đảm bảo cái nhìn khách quan cho câu chuyện đƣợc kể. Hơn nữa việc tạo ra sự luân chuyển điểm nhìn từ bên ngoài (ngƣời kể chuyện) vào bên trong (nhân vật) là cách để nhà văn tạo nên sự chồng lớp giữa kí ức văn hoá chung của cộng đồng và kí ức văn hoá riêng của cá nhân. Những kí ức đƣợc nhìn qua con mắt của một ngƣời đàn bà vừa mang bản năng, khát vọng thầm kín, vừa mang lòng sùng tín với tín ngƣỡng đầy tự nhiên lại vừa là ngƣời phụ nữ của bổn phận và sự nhẫn chịu tù túng đã tạo nên những góc nhìn đa chiều cho câu chuyện. Đầu chƣơng “tôi” giới thiệu: “Tôi là con ông Thần Rừng….” [29; 521]. Câu chuyện của “tôi” là
những câu chuyện xoay quanh việc làm lẽ, tình yêu vụng trộm với anh Phác (Trịnh Huyền), bệnh dịch tả ở làng cổ Đình, những cuộc lên đồng…Những câu chuyện ấy đƣợc kể ở ngôi thứ nhất với vai trò của ngƣời trong cuộc, “ngƣời đƣơng thời”. Có những đoạn kể chuyện đƣợc thiết lập gắn với những điểm nhìn bên trong tạo nên những cuộc đối thoại ngầm ở bề sâu văn bản nhƣ đoạn kể chuyện về tình yêu của bà với anh Phác: “Mối tình xa xưa từ thời con gái vẫn để lại trong tôi một dư vị ngọt ngào khôn nguôi…Đừng tưởng thời gian đã xoá nhoà nó hẳn…không nó vẫn còn đấy…Nó vẫn như ở trước mắt tôi…Điều sâu kín mà tôi không thể thốt nên lời…đừng tưởng một người đàn bà nghèo khổ dốt nát, quê mùa như tôi chẳng có tình cảm gì…Tôi như cánh đồng hạn lâu ngày…Nó chỉ chờ một cơn mưa. Nó chờ đợi một trận mưa dầm dề, mà nó đã tuyệt vọng, tưởng chừng như sẽ chẳng bao giờ
thấy. Tâm trạng của tôi lúc gặp anh Phác trở về là như vậy đó” [29,528].
Với cách đan xen ngôi kể: ngƣời kể chuyện ngôi thứ ba vô nhân xƣng và ngƣời kể chuyện ngôi thứ nhất xƣng “tôi”, nhà văn đã thiết lập nên các tình huống đối thoại đa chiều gắn với những tranh luận không dứt giữa các nhân vật. Qua đó, con ngƣời đƣợc nhận diện từ nhiều phía, đƣợc quan sát và thể hiện bằng nhiều phƣơng diện khác nhau, qua những quan điểm đánh giá đa dạng. Lối kể chuyện này tạo nên cấu trúc mở, giàu tính đối thoại cho tiểu thuyết.