Giọng triêt lí, chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu Đối thoại văn hoá trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 87 - 89)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3. Giọng điệu trần thuật hay tính chất đa thanh

3.3.1. Giọng triêt lí, chiêm nghiệm

Sau 1986, ngày càng xuất hiện nhiều cuốn tiểu thuyết đề cập đến những vấn đề triết lí nhân sinh, về thân phận con ngƣời. Số phận cá nhân, bi kịch cá thể trở thành vấn đề nổi bật trong nhiều tác ph m. Con ngƣời ngày càng cảm nhận sâu sắc chính mình. Quan tâm đến đời tƣ, nhiều cuốn tiểu thuyết chạm tới những vấn đề sống chết của con ngƣời. Nhiều tác ph m trở thành những triết luận của nhà văn về sự sống, cái chết, ở đó giọng chủ là giọng triết lí.

Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh không cà kê, rề rà trong lối kể chuyện, không quá dàn trải trong lối tả mà có một sự chọn lọc tinh tế trong cách kể. Tiểu thuyết của ông nói đúng ra là có một nhịp điệu kể chuyện chậm rãi, điềm tĩnh, có lúc nhƣ tỉ tê, nhƣ tâm sự, lại có lúc nhƣ suy nghĩ, ngẫm ngợi để dần dần đƣa ngƣời đọc vào cõi suy tƣ, chiêm nghiệm khiến lòng ngƣời nhƣ lắng lại trƣớc những cơn phong ba của đời sống, bình tĩnh và chín chắn hơn để đánh giá và suy xét mọi vấn đề. Vì thế trƣớc bao biến động thăng trầm của cuộc đời, con ngƣời đƣợc miêu tả trong tác ph m, nhà văn không hề bộc lộ những tâm trạng cao trào nhƣ: phẫn uất, căm giận, oán trách, thở than…mà tất cả đều đƣợc chuyển tải qua một chất giọng điềm tĩnh, nhẹ nhàng đƣa con ngƣời và sự an lành, chở che nhƣ mặt hồ tĩnh lặng trƣớc những phong ba biến động của cuộc đời. Những biến cố khủng khiếp của thế cuộc, nhân sinh vì thế mà cũng đƣợc nhìn nhận dƣới một tinh thần hoá giải đầy nhân văn, sâu sắc để từ đó tác giả có cơ hội giúp ngƣời đọc chiêm nghiệm về đạo, về đời, về văn hoá dân tộc trong dòng xoáy lịch sử với sự xâm lăng ồ ạt và âm mƣu đồng hoá mạnh mẽ của chủ nghĩa thực dân.

Với một tƣ duy tiểu thuyết năng động, Nguyễn Xuân Khánh đã huy động vốn ngôn ngữ vừa phong phú, đa dạng vừa là sản ph m của đời sống mang ý nghĩa nhân sinh. Nhà văn đã có sự lựa chọn tinh tế khi chủ yếu tập trung xây dựng giọng điệu cho các nhân vật trong Mẫu Thượng ngàn sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lí, tính cách nhân vật mà lại thể hiện đƣợc những suy nghiệm sâu sắc của nhà văn. Trong bản hợp xƣớng đa thanh, đan xen nhiều giọng điệu (giọng tác giả, giọng ngƣời kể chuyên, giọng các nhân vật ngƣời Pháp, giọng kể ngôi thứ nhất xƣng tôi,

giọng của dân làng cổ Đình…) là giọng triết lí, chiêm nghiệm của các nhân vật, đằng sau đó chính là những triết lí, chiêm nghiệm của chính nhà văn. Giọng điệu ấy thể hiện rõ nét trong những cuộc tranh luận, đối thoại của ngƣời Pháp với nhau về văn hoá phƣơng Đông trong tƣơng quan với văn hoá phƣơng Tây, sức mạnh chinh phục của Phƣơng Tây và sức mạnh kháng cự của Phƣơng Đông…hoặc cũng có khi thể hiện trong những suy tƣ cá nhân của các nhân vật về các vấn đề văn hoá, thuộc địa, định mệnh, số phận…

Giọng triết lí, chiêm nghiệm ấy thể hiện trong lời của những nhân vật nhƣ cụ phó bảng Vũ Huy Tân khi nói về đạo Mẫu: “Ngồi đồng là gì? Là làm cho lòng ta đạt tới chỗ tâm hư, để hoà đồng cùng thế gian. Thần thánh cũng ở trong ta. Phàm tục cũng ở trong ta. Tất cả thế gian đều là một. Điều ấy Lão Trang gọi là đắc

nhất…” [29; 695]. Giọng điệu ấy cũng bộc lộ rõ khi nhà văn đề cập đến số mệnh

con ngƣời trƣớc cơn phong ba, bão táp của lịch sử, đời sống. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí vang lên và cô đúc trong lời ông Hộ Hiếu – con ngƣời tƣởng chừng điên khùng, dồ dại trong những giây phút lên đồng nhƣng dƣờng nhƣ có cái nhìn thấu suốt và dự báo tƣơng lai. Những lời của ông trong câu chuyện giống nhƣ những triết lí nhà Phật khi nói về cơn thƣợng mã phong của Philippe “Khi số phận đã định, chẳng ai cưỡng lại nổi. Chúng ta chỉ chữa được bệnh, chữa sao nổi mệnh”

[29;386]. Hay trong những khoảnh khắc mà tâm hồn ngƣời Việt tƣởng chừng tan vỡ, tƣởng chừng ứa máu, muốn gào thét, căm phẫn, trả thù sự đàn áp nhơ b n của kẻ xâm lƣợc thì cuối cùng nhà văn lại lựa chọn miêu tả những tiếng khóc nghẹn ngào, nuốt lặng vào trong để giấu đi sự đau thƣơng cào xé. Đó là cái giây phút Nhụ chống trả quyết liệt đối với dã tâm và hành động cƣỡng đoạt man rợ của Julien, đau đớn, tức tƣởi định tìm cái chết để rồi trở về hoà mình vào vòng tay của Mẫu với những suy nghiệm vang lên từ lời bà Mùi: “Tâm động quỉ thần tri. Vì phận con long đong quá, vì con thống thiết quì lạy trước vong linh người cha bạc phận, nên đúng là Mẫu đã hiển hiện cứu con”. “Mẫu đã thương xót đưa dắt con trở về đây, tức là người sẽ che chở cho con. Sống với mẫu, con sẽ thấy thảnh thơi, vơi nhẹ…”

trong vòng tay của Mẫu đối với những kiếp đời đau khổ. Và trái tim, tâm hồn mỗi con ngƣời đã đƣợc Mẫu xoa dịu, cứu vớt khi đứa con của Nhụ sinh ra là một con bê con giống nhƣ bao con bê khác trên xứ xở An Nam này. Để từ đó, những vết thƣơng trong lòng cô, sự ám ảnh, bất an đã đƣợc hàn gắn và cuối cùng lắng lại trong những đúc kết giống nhƣ những chân lí giàu trải nghiệm đƣợc phát ngôn qua lời ngƣời mẹ đã khuất của Nhụ: “Đã là người ta, con ơi, ai chẳng là con của Mẫu”. Và Nhụ nhận ra rằng: “Cho đến hôm nay em mới hiểu rõ câu nói ấy” [29; 807].

Sức mạnh chở che thiêng liêng của Mẫu không chỉ đƣợc nhận ra bởi những ngƣời con mộ đạo mà còn hiển hiện trong những suy ngẫm của chính những ngƣời Pháp đã và đang tìm hiểu để thích ứng với những bí n của đất đai, xứ xở và con ngƣời An Nam: “Người đàn bà là Mẫu, là Mẹ. Người đàn bà là Đất xứ xở. Người

đàn bà là văn hiến” [29; 806]. Không chỉ có Mẫu mở rộng vòng tay đón những đứa

con lai vào thế giới bao dung của Ngƣời mà ngay cả một bộ phận ngƣời Pháp, ngƣời Tàu sang An Nam cũng có những ngƣời chấp nhận và chào đón những đứa con của sự lai ghép chủng tộc ấy. Điều đó đƣợc minh chứng bằng chính chân lí của ngƣời phƣơng Tây: “Tôi còn nhớ một câu nói của một nhà văn Đức: Chẳng ai đi dưới bóng hàng cọ mà lại không hề hấn gì. Phải chăng khi ra khỏi bóng hàng cọ, ta sẽ chẳng còn giống như xưa? Ở đời, trong cuộc chơi cả hai bên đều phải đi qua dưới bóng hàng cọ” [29; 806]. Những chân lí ấy về đời sống thật giàu chất suy tƣởng và cũng thấm thía, sâu sắc biết bao.

Bẳng cách đặt vào phát ngôn của nhân vật kiểu ngôn ngữ lập luận cùng giọng điệu triết lí, Nguyễn Xuân Khánh đã gián tiếp bộc lộ những “chân lí” mang tính cá nhân mà vẫn giữ đƣợc tính khách quan trong những lời đối thoại nhiều chiều.

Một phần của tài liệu Đối thoại văn hoá trong Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)