Sự nghiệp văn học

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong thơ xuân quỳnh (Trang 27 - 33)

1.1.2 .Con ngƣời

1.2. Sự nghiệp văn học

Xuất thân là một vũ công có nhiều thành tựu rực rỡ và đã đi lƣu diễn nhiều nơi, nhƣng Xuân Quỳnh đƣợc biết đến nhiều hơn với vai trò là một nhà thơ. Từ giã ánh hào quang của sân khấu, Xuân Quỳnh đến với sự nghiệp văn chƣơng nhƣ một lẽ tự nhiên. Sau hơn hai mƣơi lăm năm cầm bút (1963 – 1988), hầu hết những sáng tác của Xuân Quỳnh đều hƣớng về những chủ đề nhƣ: kỉ niệm tuổi thơ, tình yêu gia đình, thiên nhiên… Nội dung thơ ca của chị thƣờng phản ánh về hiện thực của cuộc sống lúc bấy giờ của ngƣời dân trong những năm đất nƣớc còn đang bị chiến tranh, nghèo khổ. Thơ của Xuân Quỳnh rất giàu tình cảm và sự tinh tế kèm theo đó là những bài học triết lý,

22

vô cùng ý nghĩa. Mỗi một tác phẩm sẽ xuất hiện rất nhiều cung bậc tâm trạng khác nhau, khi hạnh phúc đắm say, có lúc lại đau khổ, suy tƣ... Xuân Quỳnh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ - đủ làm nên một phong cách nghệ thuật và một vị trí quan trọng trên văn đàn Việt Nam.

Các tác phẩm chính:

Tơ tằm - chồi biếc (thơ, in chung, NXB Văn học, 1963) • Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968)

Gió Lào, cát trắng (thơ, 1974) • Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978) • Sân ga chiều em đi (thơ, 1984) • Tự hát (thơ, 1984)

Hoa cỏ may (thơ, 1989)

Thơ Xuân Quỳnh (1992, 1994)

Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994)

• Cây trong phố - Chờ trăng (thơ, in chung) Các tác phẩm viết về thiên nhiên:

Tơ tằm - chồi biếc (thơ, in chung, NXB Văn học, 1963) • Hoa dọc chiến hào (thơ, in chung, 1968)

Lời ru trên mặt đất (thơ, 1978) • Bầu trời trong quả trứng (thơ, 1982) • Tự hát (thơ, 1984)

Hoa cỏ may (thơ, 1989)

Đặc điểm phong cách thơ Xuân Quỳnh:

Con đƣờng thơ ca của Xuân Quỳnh khá thuận lợi, thành công của Xuân Quỳnh tăng lên theo thời gian và nhờ vào sự nỗ lực hết mình của nhà

23

thơ: “Cứ đều đều vài ba năm lại có một tập thơ ra đời. Trong khi nhiều ngƣời già đi, cũ đi, tự lặp lại mình trong thơ thì trên đại thể, thơ Xuân Quỳnh vẫn giữ đƣợc cái duyên riêng, và có đƣợc cái hơi thở trẻ trung, tƣơi tắn”

Là một nhà thơ trƣởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nƣớc trƣờng kì gian khổ, Xuân Quỳnh cùng thế hệ với những nhà thơ: Trần Đăng Khoa, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mĩ Dạ, Thanh Thảo, Thu Bồn… đƣợc coi là dàn đồng ca chung của thời kì lửa cháy. Thời kì này, Xuân Quỳnh viết rất sung sức, đều tay và chị đã cho ra đời hai tập thơ có giá trị Hoa dọc chiến hào và Gió lào cát trắng góp phần làm phong phú cho thơ kháng chiến, đồng thời cũng khẳng định ý chí về sự phấn đấu của lớp ngƣời trẻ tuổi những năm chống Mĩ của đất nƣớc. Và để mỗi khi nhắc đến thơ Xuân Quỳnh, mỗi ngƣời yêu thơ từ trong tiềm thức của mình không thể không nhắc đến những tập thơ đó.

Xuân Quỳnh làm thơ, trƣớc hết là viết cho mình và viết về cuộc đời mình. Mỗi bài thơ ra đời đều có lý lịch riêng của nó. Nó là những nguyên cớ cụ thể mà ngƣời viết muốn đặt vào nó, gửi gắm tâm sự của mình trong nó. Nếu chắp các bài thơ đó lại, ngƣời ta có thể có cả cuộc đời Quỳnh. Hàng ngày, chị đã nghĩ bằng thơ, sống bằng thơ, dùng thơ để tự hiểu mình. Lúc làm xong bài thơ cũng là lúc nhà thơ thấy lòng vơi đi ít nhiều, vì những dòng chữ kia nhƣ biết chia sẻ với tác giả của nó, cả những sung sƣớng cực độ, lẫn những đau đớn đến xé ruột, xé lòng. Vì vậy, trong thơ của chị là một thế giới nghệ thuật riêng đƣợc tạo nên bởi thiên tính và bản năng giới nữ.

Thơ Xuân Quỳnh giàu vẻ đẹp nữ tính. Vẻ đẹp nữ tính ở đây là sự hội tụ thiên tính tự nhiên, ý thức phái tính nhƣ một nhu cầu hiện diện của ngƣời phụ nữ hiện đại và khuynh hƣớng bảo lƣu những giá trị văn hóa cổ truyền. Cái tôi trữ tình Xuân Quỳnh nhân hậu, đằm thắm nhƣng cũng mạnh mẽ, có chiều sâu trải nghiệm, chiêm nghiệm. Đó là tiếng lòng thành thực của một tâm hồn phong phú với cách cảm, cách nghĩ đặc trƣng cho giới mình mà vẫn đậm dấu ấn cá nhân. Đọc thơ Xuân Quỳnh, có cảm giác trực cảm của ngƣời

24

nữ khiến họ có thể tổn thƣơng trƣớc bất cứ một biến thái nào dù nhỏ nhặt, mơ hồ nhất:

“Em lo âu trƣớc xa tắp đƣờng mình Trái tim đập những điều không thể nói Trái tim đập cồn cào cơn đói

Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn”

(Tự hát)

Cùng đó, chính cái sáng suốt của bản năng giới, cái linh cảm dẫn lối cho tác giả khi nào đi tìm cảm xúc thi ca, nắm bắt hình ảnh và những vần thơ chân thành ấy, chinh phục ngƣời đọc bằng sức mạnh nội tâm đầy dấu ấn nữ tính.

Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh là khúc xạ tâm hồn mẫn cảm, nhiều dự cảm và luôn khao khát gắn bó, hòa đồng của chị. Chị hay phổ tâm, tâm sự vào hình tƣợng thiên nhiên khiến cho loại hình tƣợng này xuất hiện với tần số rất cao. Nếu Hồ Xuân Hƣơng làm cho thiên nhiên cựa quậy, nổi loạn để thay bà phá tung cái trận tự xã hội giả dối, nhợt nhạt, nghèo nàn và phát hiện cái đẹp của cơ thể phồn thực nữ giới qua hình hài núi non, cây cỏ... thì với Xuân Quỳnh, thiên nhiên mang cảm thức về hạnh phúc, khi dịu dàng âu yếm, tƣơi tắn sắc màu, khi phấp phỏng, bất an, hoang hoải và giông bão:

“Em về hoa trắng dâu da

Vỉa than đen óng chuyến phà nƣớc êm Em về bãi cát chao nghiêng

Biển xanh in bóng con thuyền nhấp nhô”

(Tình ca trong lòng vịnh)

Thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh thƣờng còn đƣợc cấp cho phẩm tính ngƣời mẹ. Thiên nhiên qua mỗi dáng hình quê hƣơng, xứ sở đã trở thành cái nôi ủ ấp đứa con bé bỏng, côi cút, để đứa con ấy trong mỗi vấp váp, buồn

25

khổ, cũng nhƣ khi hạnh phúc, vui sƣớng đều nhận đƣợc sự đồng vọng từ nơi góc phố, hàng cây, màu hoa, sắc nắng... Ngòi bút Xuân Quỳnh không ít lần rƣng rƣng một nỗi xúc động sâu kín khi viết về căn nhà, mái phố, dòng sông, đồng lúa và hình ảnh ngƣời mẹ thân thƣơng thấp thoáng trong đó:

“Tháng xuân này mẹ có về không Con thắp nén hƣơng thơm ngát Bờ đê cỏ ƣớt

Lá tre xào xạc đƣờng làng Sông Nhuệ đò sang

Hoa Xoan tím ngõ Cánh cò trắng xóa

Nhƣ lời ru của mẹ bay về”

(Gửi mẹ)

Văn chƣơng trƣớc hết là cuộc đời. Với Xuân Quỳnh, chân lý đó càng sáng tỏ, thơ chị là số phận chị, hiểu theo hai nghĩa: Thơ là cách thế sống (Lại Nguyên Ân), và thơ là trải nghiệm “Em đã viết những điều em đã sống” (Chị). Do đó, trong thơ chị thƣờng trực khát vọng thiết tha về hạnh phúc đời thƣờng. Đó là hình ảnh mái nhà, hình ảnh hai bàn tay lứa đôi đan kết đã trở thành biểu tƣợng cảm động trong giấc mơ hạnh phúc của Xuân Quỳnh. Sự trao gửi, hẹn thề bằng ngôn ngữ của bàn tay sao mà trang trọng, thấm thía:

“Trong bàn tay anh tay của em đây Biết lặng lẽ vun trồng gìn giữ Trời mƣa lạnh tay em khép cửa Em phơi mềm vá áo cho anh...”

(Bàn tay em)

Chịu chi phối rõ rệt của nhãn quan phụ nữ, hình ảnh thơ Xuân Quỳnh thƣờng thiên về tính cụ thể, rất gần tự nhiên và sinh hoạt đời thƣờng: gian phòng, mái phố, phích nƣớc, bình hoa, tấm rèm, củi lửa, nắng, mƣa, mây, gió, ... và có cả hình ảnh ngộ nghĩnh dễ thƣơng trong mắt con trẻ. Thơ chị còn có

26

hình ảnh ẩn dụ tƣợng trƣng kiểu dân gian: bàn tay, thuyền, biển, con sóng, con đƣờng, cánh chuồn, cỏ dại... và có hình ảnh mang rõ tính cách ngƣời phụ nữ. Nhìn chung, thế giới hình ảnh thơ Xuân Quỳnh không hấp dẫn bởi nét tân kỳ, độc đáo, không chói lọi, hoành tráng, hoặc lung linh huyền ảo, cũng không có cái sắc sảo của một trí tuệ xung mãn, mà trái lại nó giàu linh cảm, trực quan. Thơ chị khá rõ nét một cái tôi giãi bày những nỗi niềm thân phận. Nữ thi sĩ thƣờng mƣợn hình ảnh “hoa” để giãi bày tâm sự. Chính Xuân Quỳnh cũng hay xúc động trƣớc những sự vật, hình ảnh gợi đến cái mong manh, bé bỏng, côi cút nhƣ cánh chuồn trƣớc cơn bão, cây bàng vào ngày trở rét, con cua, con cá giữa cái nóng tháng năm và những cái cây cỏ dại.

Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh gần với ngôn ngữ của ca dao, dân ca, ít có những tìm tòi phá cách phóng túng. Nó giản dị, thân mật giàu biểu cảm. Thơ chị có sự lặp lại phó từ thành tố phụ, lối trò chuyện cách xƣng “em” phổ biến của nhân vật nữ trong nhiều bài thơ cũng thuộc về nhãn quan nữ giới. Có thể nói chính giọng điệu đã giúp nhận ra thơ Xuân Quỳnh là thơ của ngƣời phụ nữ và ngƣời phụ nữ ấy tự phân biệt mình với những chị em đồng nghiệp khác cũng bằng giọng điệu khi dịu dàng hát ru, khi ngọt ngào thủ thỉ, khi ráo riết kiếm tìm, khi hồn nhiên dí dỏm, khi trầm tĩnh khoan hòa... Dù khá đa dạng về sắc thái nhƣng có thể nói, nổi bật trong thơ Xuân Quỳnh là giọng giãi bày, bộc bạch, đôi khi là giọng phấp phỏng lo âu, khắc khoải.

Nhƣ vậy, thơ Xuân Quỳnh thu hút ngƣời đọc mà gợi nhiều cảm xúc sâu sắc. Trong thế giới nghệ thuật độc đáo mà chị dựng nên, ta sẽ bắt gặp cái tôi của Xuân Quỳnh và một thế giới cuộc sống vừa riêng biệt. Hai thế giới, thế giới cái tôi và thế giới cuộc sống vừa tách biệt vừa đan xen hòa quyện là vẻ đẹp đầu tiên tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt. Theo thời gian ngòi bút chị già dặn hơn, vì vậy thế giới nghệ thuật cũng biến chuyển và ngày càng tạo nên nét riêng, sự đa dạng và từng trải hơn. Điều làm nên vẻ đẹp riêng biệt trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ bởi thế giới nghệ thuật mà còn cả thế giới những hình ảnh thân quen, gợi nhiều hồi ức trong trái tim mỗi ngƣời và đƣợc tạo bởi

27

ngôn ngữ giàu chất dân gian, giản dị, tự nhiên dân dã của cuộc sống, tình yêu lao động và chiến đấu...

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong thơ xuân quỳnh (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)