1.1.2 .Con ngƣời
3.3. Giọng điệu
3.3.1. Giọng điệu phấp phỏng, lo âu
Trong cuộc đời đầy biến động này, tình yêu và hạnh phúc tìm đƣợc đã khó, giữ gìn và nuôi dƣỡng đƣợc nó càng khó vạn lần hơn. Có phải vì vậy mà ngày trƣớc Xuân Diệu luôn cuống quýt, mất cả niềm tin:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói cả trăm năm”
Thật trớ trêu là Xuân Quỳnh lại là một hồn thơ khao khát tình yêu đến tận cùng, vì thế, trong những lời yêu nồng nàn đắm say, thơ Xuân Quỳnh đầy
82
ắp những phấp phỏng, lo âu. Đấy là một giọng thơ trăn trở, không yên định một chút nào.
“Thế giới thơ ca Xuân Quỳnh là sự tƣơng tranh không ngừng giữa khắc nghiệt và yên lành. Ở đó trái tim Xuân Quỳnh là cánh chuồn báo bão cứ chao đi chao về, mệt nhoài giữa biến động và yên định, bão tố và bình yên, chiến tranh và hòa bình, thác lũ và êm trôi, tình yêu và cách trở, ra đi và trở lại, chảy trôi phiêu bạt và trụ vững kiến gan, tổ ấm và dòng đời, sóng và bờ, thuyền và biển, nhà ga và con tàu, trời xanh và bom đạn, gió lào và cát trắng, cỏ dại và nắng lửa, thủy chung và trắc trở, xuân sắc và tàn phai...” [26; 40]
Nhận xét nhƣ tác giả Chu Văn Sơn trong "Cánh chuồn trong giông bão" thật là chính xác về giọng thơ Xuân Quỳnh. Thơ của Xuân Quỳnh, nhất là thơ tình đƣa ngƣời đọc tiếp xúc với tâm hồn khao khát rất nhiều mà nhận đƣợc quá ít ỏi, lẻ loi trên con đƣờng xa ngài mà phía trƣớc thấp thoáng bất hạnh và bão tố. Do vậy trong lúc hạnh phúc vẫn thây phải giữ gìn, nắm lây, tận hƣởng nếu không có thể nó sẽ tan đi rất nhanh. Đó là nỗi đau của một ngƣời đã sông hết mình, vật lộn với số phận để kiếm tìm hạnh phúc. Vậy mà vẫn thấy nó quá mong manh:
“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Anh em sơ ý cỏ găm dày
Lời yêu mỏng manh nhƣ màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay?”
(Hoa cỏ may)
Khi Xuân Quỳnh viết về một tình yêu lớn với những đam mê mãnh liệt nhất của thuyền và biển, chúng ta cứ ngỡ hai ngƣời yêu nhau ấy đã đi đến tận cùng của tình yêu. Nhƣng đọc lại mà xem, ta sẽ thấy tận cùng của tình yêu ấy là “rạn vỡ”, là “bão tố”. Tất cả chỉ là niềm khát vọng lớn lao mà con đƣờng
83
đi đến đích hãy còn xa lắm. Thơ Xuân Quỳnh vì vậy cứ luôn xao động, cứ làm thổn thức những trái tim yêu:
“Mùa thu nay sao bão mƣa nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh. Em lo âu trƣớc xa tấp đƣờng mình Trái tim đập những điều không thể nói Trái tim đập cồn cào cơn đói
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn”
(Tự hát)
Bên cạnh giọng điệu âu lo, ngƣời đọc nhận ra một nỗi tủi hờn, mặc cảm thân phận của nhân vật trữ tình. Nữ thi sĩ mƣợn hình ảnh “cỏ dại” để thể hiện sự trăn trở của nỗi lòng mình. Giọng lo âu day dứt đã khiến cho những câu thơ nhƣ những tiếng khóc nghẹn ngào:
“Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhƣng mà vẫn có”
(Cỏ dại)
Cuộc sống khắc nghiệt, bất ổn bởi số phận con ngƣời ngắn ngủi, thoáng chốc nhƣ một giấc mộng. Giữa cuộc đời ấy, ngƣời phụ nữ Xuân Quỳnh thầm lặng chắt chiu dịu ngọt cho tình yêu của mình.