1.1.2 .Con ngƣời
3.1. Nghệ thuật sử dụng hình ảnh mang tính biểu tƣợng
3.1.1. Khảo sát
Để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, tôi thực hiện khảo sát hệ thống biểu tƣợng thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh ở 6 tập thơ trong phạm vi nghiên cứu. Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 3.1. Thống kê hệ thống biểu tƣợng thiên nhiên bình dị trong thơ Xuân Quỳnh
STT Biểu tƣợng Tần suất xuất hiện
1 Cỏ 91 2 Hoa 129 3 Cây 103 4 Chồi non 34 5 Con gà 78 6 Con chim 52 7 Cánh chuồn 27
Qua bảng khảo sát 3.1, chúng ta thấy đƣợc sự chênh lệch rõ rệt về tần suất xuất hiện của các biểu tƣợng thiên nhiên bình dị trong thơ Xuân Quỳnh. Xuất hiện nhiều nhất là biểu tƣợng “hoa”, ít nhất là biểu tƣợng “cánh chuồn”.
Bảng 3.2. Thống kê hệ thống biểu tƣợng thiên nhiên rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ trong thơ Xuân Quỳnh
STT Biểu tƣợng Tần suất xuất hiện
1 Biển 145
2 Sóng 152
3 Mây 46
72 5 Ánh trăng 72 6 Gió, cát 41 7 Đá 37 8 Bầu trời 86 9 Đất 83
Bảng 3.2 cho thấy Xuân Quỳnh đã đƣa các biểu tƣợng thiên nhiên rộng lớn mang tầm vóc vũ trũ đa dạng và phong phú. Những biểu tƣợng đƣợc Xuân Quỳnh chú trọng hơn cả là “sóng” và “biển”
Từ bảng 3.1. Thống kê hệ thống biểu tƣợng thiên nhiên bình dị trong thơ Xuân Quỳnh và bảng 3.2. Thống kê hệ thống biểu tƣợng thiên nhiên rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ trong thơ Xuân Quỳnh, tôi có nhận xét: sự lặp lại của các hình ảnh quen thuộc trở thành biểu tƣợng qua nét bút của Xuân Quỳnh. Chị đã đƣa những hình ảnh bình dị hay hình ảnh rộng lớn đến gần hơn với độc giả với tần suất xuất hiện dày đặc và thổi hồn và thơ một chất riêng của Xuân Quỳnh. Căn cứ vào kết quả của hai bảng khảo sát trên tôi lựa chọn một vài biểu tƣợng tiêu biểu để làm rõ nghệ thuật sự dụng hình ảnh mang tính biểu tƣợng là biểu tƣợng “hoa dại” và biểu tƣợng “sóng – biển”.
3.1.2. Biểu tƣợng “hoa dại”
Thế giới hình ảnh thơ Xuân Quỳnh không hấp dẫn bởi nét tân kỳ, độc đáo, không chói lóa, hoành tráng, hoặc lung linh huyền ảo, cũng không có cái sắc sảo của một trí tuệ sung mãn, mà tránh đƣợc lại nó giàu linh cảm, trực cảm. Thơ chị khá rõ nét một cái tôi ƣa giãi bày những nỗi niềm thân phận. Loại hình ảnh nhiều ý vị xót xa, những khung cảnh tiêu sơ, gợi buồn hay đƣợc Xuân Quỳnh lựa chọn.
Hoa trong thơ chị nhiều nhất là hoa dại: “Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u”, “Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã”, hoa xoan, hoa cỏ may, … Chúng đƣợc quan tâm chính vì chúng thƣờng bị ngƣời đời quên lãng. Nó trở thành chất liệu tự ca hát của đời nữ thi sĩ nhƣ những ám ảnh khó nhạt phai.
73
Đó là những loài cây cỏ gần gũi đến không ngờ: rau dền, rau dệu và hoa. Đó không phải là những loài hoa quý đƣợc con ngƣời chăm bón, nâng niu:
“Không phải hoa đƣợc ở cùng ngƣời
Đƣợc chăm sóc trong mảnh vƣờn sạch cỏ”
(Hoa đại núi Hoàng Liên)
Những loài hoa dại bé nhỏ, chẳng đƣợc bàn tay ngƣời chăm bón, nâng niu lại đƣợc thi sĩ để ý đến và biến chúng thành những sự vật có hồn. Những loài hoa mỏng manh, dễ vỡ ấy ẩn dụ cho thân phận côi cút, bơ vơ, dễ bị gió bão quật ngã nhƣ thân phận Xuân Quỳnh.
Và cũng hay xúc động trƣớc những sự vật, hình ảnh gợi đến cái mong manh, bé bỏng, côi cút:
“Cỏ dại không ngƣời che Rã rời mang sắc úa”
(Cỏ dại)
Những hình ảnh nhƣ vậy dẫn chiếu tới hoài cảm, linh cảm khó diễn tả rạch ròi, nhƣng lại rất có sức ám ảnh: hoa sấu rụng trên mái nhà đã cũ. Đó là những không gian đầy ấp tâm trạng.
Bằng hình tƣợng những loài hoa có thật trong đời sống, Xuân Quỳnh làm ngƣời ta ngạc nhiên trƣớc những lời tâm tình rất ngây thơ, nồng nàn của một cô gái chớm yêu, nhƣng lại mang giọng điệu trầm tĩnh của một ngƣời phụ nữ từng trải. Nhà thơ thấy đƣợc vẻ đẹp thầm kín và lặng lẽ của mỗi loài hoa, thấy đƣợc sự hi sinh, không cần đƣợc đáp lại, không cần đƣợc biết đến. Phải là ngƣời tinh tế và nhạy cảm mới có thể rung động và cảm thông trƣớc nỗi niềm của hoa kia:
74
Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi!… Chỉ thấy núi muôn màu rực rỡ
Đôi khi giẫm lên hoa mà chẳng nhớ… Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi”
(Hoa dại trên núi Hoàng Liên)
Biểu tƣợng “hoa dại” gắn với hình tƣợng thiên nhiên bình dị trong thơ Xuân Quỳnh, đọc những câu thơ hình ảnh cỏ cây, hoa lá gợi cho ngƣời đọc cảm giác thân quen, gần gũi đến vậy dễ hòa mình vào những trang thơ của chị. Đó cũng là một nét độc đáo trong sáng tác thơ của Xuân Quỳnh.
3.1.3. Biểu tƣợng “sóng – biển”
Xuân Quỳnh không chỉ sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày mà nhà thơ còn sử dụng những hình ảnh ẩn dụ tƣợng trƣng để diễn tả những cảm xúc, những nỗi niềm riêng tƣ không dễ gì bày tỏ. Có thể nhắc đến bài thơ Sóng, một trong những thi phẩm tình yêu xuất sắc nhất của Xuân Quỳnh, tiêu biểu cho nghệ thuật sử dụng hình ảnh “sóng”:
“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ
Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”
(Sóng)
Hình tƣợng “sóng” xuất hiện trong bài thơ vừa là một hình ảnh so sánh vừa là một ẩn dụ. Khi là một so sánh, hình tƣợng “sóng” giúp ta cảm nhận đƣợc những rung cảm vô hình của tình yêu trong tâm hồn ngƣời con gái đang yêu. Tình yêu nàng nhƣ con sóng. Sóng lúc “dữ dội” lúc “dịu êm” nhƣng lúc nào “sóng” cũng dào dạt vỗ bờ. Bằng hình ảnh cụ thể ấy, bài thơ khiến cho tình yêu trở nên có hình dáng cụ thể và thật dễ cảm nhận. Khi là
75
một ẩn dụ thì “sóng” là hóa thân của ngƣời con gái đang yêu. Tự nhiên nhƣ hơi thở, cần thiết nhƣ cơm ăn áo mặc hằng ngày nhƣng tình yêu là gì thì không ai giải thích nổi. Sóng không hiểu khởi thủy, cũng nhƣ tình yêu không hiểu khởi nguồn. Sức quyến rũ ghê gớm của nó có lẽ ở chỗ đó chăng? Điều thiêng liêng nhất, tuyệt diệu nhất trong tình yêu là sự đồng cảm, hòa hợp sâu xa giữa hai tâm hồn, hai nửa cuộc đời tự nguyện gắn bó với nhau để tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn, vĩnh viễn. Chính vì thế mà Xuân Quỳnh đã dùng hình tƣợng sóng để giãi bày chân thực khát vọng tình yêu mãnh liệt của mình.
Hay bài thơ Thuyền và biển, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh mƣợn hình ảnh cặp đôi “thuyền - biển” trong ca dao để biểu thị sự gắn bó lứa đôi khăng khít:
“Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhƣờng nào Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu”
(Thuyền và biển)
Trong các câu thơ trên tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ. Các hình ảnh ẩn dụ đó là thuyền và biển. “Thuyền” tƣợng trƣng cho ngƣời con trai nhiều khát vọng, “biển” là cô gái đầy bao dung. Hình ảnh “biển và thuyền” nói về tình cảm của đôi lứa. Tình yêu đó cháy bỏng với nhiều cung bậc khác nhau của tình yêu. Biện pháp nghệ thuật nữa đƣợc sử dụng là nhân hóa, biện pháp này gắn cho những vật vô tri những trạng thái cảm xúc giúp ngƣời đọc hình dung rõ hơn tâm trạng của đôi lứa khi yêu.
Các biểu tƣợng “sóng – biển” trong thể hiện hình tƣợng thiên nhiên mag tầm vóc vũ trụ có ý nghĩa biểu đạt đặc trƣng. Những biểu tƣợng đó là những yếu tố tự nhiên mà tạo hóa đã tạo nên vì vậy Xuân Quỳnh đã mƣợn “sóng – biển” để thể hiện khát vọng về một tình yêu, hạnh phúc vĩnh cửu.