1.1.2 .Con ngƣời
3.3. Giọng điệu
3.3.2. Giọng điệu giãi bày, bộc bạch
84
Xuân Quỳnh làm thơ để giãi bày bộc bạch về chính cuộc đời mình hay nói rõ hơn thơ chính là đời sống của bà, là những tâm trạng thật của nhà thơ trong mỗi bƣớc vui buồn của cuộc sống. Chính vì lẽ đó mà thơ Xuân Quỳnh mang giọng điệu tự nhiên, giống nhƣ lời giãi bày, bộc bạch từ chính đáy lòng thi sĩ. Nguyễn Hoà Bình nhận xét: “Đó là một giọng thơ trầm lắng, nhiều tâm sự, nhiều day dứt khắc khoải” [2; 114]
Trong thơ Xuân Quỳnh ngƣời ta nhận thấy tính chất tự truyện khá rõ. Bà dùng thơ nhƣ một phƣơng tiện để thoả mãn nhu cầu đƣợc giãi bày, đƣợc sẻ chia những suy nghĩ tự đáy lòng:
“Con sóng dƣới lòng sâu Con sóng trên mặt nƣớc Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ đƣợc Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phƣơng bắc Dẫu ngƣợc về phƣơng nam Nơi nào em cũng nghĩ
Hƣớng về anh – một phƣơng”
(Sóng)
Không chỉ sẻ chia giãi bày với những ngƣời cùng phái, Xuân Quỳnh còn làm thơ để bộc bạch nỗi lòng với cả một nửa còn lại của thế giới để họ có thể thấu hiểu những suy nghĩ của nhà thơ cũng nhƣ những ngƣời phụ nữ khác. Trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ và tình cảm của mình với đối phƣơng. Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết.
Có thể nhận thấy, với hình tƣợng thiên nhiên Xuân Quỳnh đã kết hợp nhiều giọng điệu với nhau: giọng giãi bày, bộc bạch và giọng lo âu day dứt. Tất cả đã tạo nên một giọng điệu đặc trƣng cho thơ Xuân Quỳnh mà nhƣ Lại
85
Nguyên Ân từng nhận xét: “Ấy là một giọng thơ ƣng phô bày kể lể, nhắn nhe, tự tình, ví von, một giọng thơ dù biến hoá thế nào vẫn còn lại cái phần gắn bó với lối nói, lối nghĩ, lối cảm thông thƣờng có thể là xa xƣa của ngƣời Việt, tiếng Việt” [2; 213].
Tiểu kết chƣơng 3
Qua phân tích thơ Xuân Quỳnh từ phƣơng diện hình thức giúp chúng ta thấy đƣợc một thế giới thiên nhiên vô cùng đa dạng dƣới ngòi bút của chị. Với bút pháp nghệ thuật linh hoạt, thiên nhiên trong trang thơ của Xuân Quỳnh hiện lên với những cảm xúc, tâm tƣ, tình cảm đa sắc thái.
86
Khi sử dụng những bút pháp nghệ thuật nói trên thì Xuân Quỳnh đã biểu đạt tốt hơn về mặt cảm xúc, dùng hình ảnh thiên nhiên khéo léo đƣa vào những trang thơ một cách tự nhiên nhất để bộc lộ tâm trạng của con ngƣời. Từ đó, giúp ta cảm nhận đƣợc giá trị nội dung tƣ tƣởng cốt lõi trong thơ của Xuân Quỳnh. Việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên vào trong thơ để biểu đạt đƣợc tƣ tƣởng, phận vị và một niềm khát khao hạnh phúc cháy bỏng, muốn đƣợc vĩnh cửu hóa tình yêu. Và cũng thấy đƣợc hình mẫu của ngƣời phụ nữ mạnh dạn vƣợt lên sự ràng buộc thời đại, dám bộc bạch khát khao hạnh phúc vĩnh cửu hóa của bản thân để vƣơn tới hạnh phúc đó.
Xuân Quỳnh là một nhà thơ tài năng, ham học hỏi và biết vận dụng linh hoạt giữ cái truyền thống và cái hiện đại. Chính vì lẽ đó, trong thơ Xuân Quỳnh có sự sáng tạo độc đáo về hình tƣợng, về ngôn ngữ thơ và giọng điệu biểu đạt. Kế thừa và sáng tạo các biểu tƣợng trong thơ, có thể thấy những biểu tƣợng nhƣ “hoa, cỏ, sóng, thuyền, biển,…” chúng ta gặp rất nhiều trong thơ văn Việt Nam từ xƣa đến nay một hình ảnh e thẹn, tự cuốn những suy nghĩ mình vào một chiếc kén nhỏ hẹp. Thì Xuân Quỳnh đã có những cách tân, phá cách mạnh dạn hơn, táo bạo hơn trong việc thể hiện suy nghĩ của nhân vật trữ tình. Ngôn ngữ giản dị kết hợp nhuẫn nhuyễn với ngôn ngữ có tính biểu cảm cao. Sau cùng là giọng điệu đƣợc tác giả sử dụng đa dạng. Khi đọc những vần thơ của chị, ta có thể thấy đôi khi là giọng điệu phấp phỏng, lo âu. Cũng có khi là giọng điệu giãi bày, bộc bạch tâm tình tha thiết. Có thể thấy, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh là một cây bút sáng tạo, để lại dấu ấn khó phai trong lòng ngƣời đọc.
Sự thành công của bút pháp nghệ thuật tạo ra nét riêng trong phong cách thơ Xuân Quỳnh và thế giới nghệ thuật thơ của Xuân Quỳnh. Nét nổi bật của hồn thơ Xuân Quỳnh là sự dung dị, hồn nhiên, tƣơi tắn nhƣng cũng nồng nhiệt và chân thành, vừa giàu trực cảm vừa sâu lắng suy tƣ. Với một quan niệm nghệ thuật độc đáo đầy sáng tạo, Xuân Quỳnh đã xây dựng một thế giới nghệ thuật đa dạng phong phú, có chiều sâu triết lý. Thơ Xuân Quỳnh là cái tôi của chị, một tâm hồn phụ nữ dịu dàng đôn hậu và khao khát tình yêu.
87
KẾT LUẬN
1. Xuân Quỳnh đến với văn học và tạo đƣợc tiếng vang ngay từ ngày
đầu, chị là một cây bút sung sức không biết mệt mỏi và đầy ắp sự sáng tạo. Chị đã góp một phần không nhỏ trong sự phong phú đa dạng của nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ. Là
88
một nữ sĩ, chịu không ít bất hạnh từ thời thơ ấu Xuân Quỳnh đã đến với thơ ca, để rồi thơ ca dần trở thành cứu cánh của chị trong cõi đời khắc nghiệt. Sáng tác của chị là những bài ca về chính cuộc đời mình trên con đƣờng đi tìm hạnh phúc. Vì một tuổi thơ ấu không trọn vẹn đến một thời tuổi trẻ nhiệt huyết chị đã không ngại khó, ngại khổ xong pha vào chảo lửa nơi chiến trƣờng, hay đi công tác ở nhiều vùng trên cả nƣớc nhƣ miền núi cao hay vùng biểm chiêm chũng. Chính vì lẽ đó, hình tƣợng thiên nhiên trong các sáng tác của chị luôn thể hiện đƣợc sự sáng tạo, mới mẻ và độc đáo, giúp Xuân Quỳnh đã đạt đƣợc nhiều thành công nhất định trong thi đàn hiện đại.
2. Thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh khá đa dạng. Tuy nhiên, hai bức
tranh nổi bật trong thơ nữ sĩ vẫn là bức tranh thiên nhiên bình dị và bức tranh thiên nhiên rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ. Để làm nổi bật hai bức tranh thiên nhiên ấy, Xuân Quỳnh đã lƣu tâm đƣa vào thơ từ những hình tƣợng thiên nhiên nhỏ bé của đời thƣờng. Bức tranh thiên nhiên bình dị - bức tranh về đời thƣờng để thấy đƣợc sự ý thức về thân phận cũng nhƣ khát vọng về hạnh phúc nhỏ nhoi của ngƣời phụ nữ. Nhƣng không dừng ở đó, tâm hồn thơ táo bạo, mãnh liệt của Xuân Quỳnh khiến chị hƣớng tới những hình tƣợng thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ - đó chính là nơi chị gửi gắm khát vọng hạnh phúc vĩnh cửu. Đó không chỉ là khát vọng cá nhân của Xuân Quỳnh. Nữ sĩ đã tạo đƣợc sự đồng điệu lớn từ độc giả khi thể hiện đƣợc tâm tƣ của biết bao ngƣời phụ nữ khác. Đây chính là giá trị của sáng tác nghệ thuật khi gắn kết đƣợc cái tôi trong cái ta rộng lớn. Thành công này của Xuân Quỳnh thật đáng đƣợc ghi nhận.
3. Yếu tố nghệ thuật luôn giữ vai trò quan trọng trong thể hiện tƣ
tƣởng. Xuân Quỳnh đã lựa chọn những hình ảnh gần gũi, giản dị mang tính tả thực và những hình ảnh ẩn dụ tƣợng trƣng chuyên chở tâm tƣ tình cảm của nhà thơ. Chị cũng sử dụng một thứ ngôn ngữ giản dị, không hề trau chuốt, gọt giũa nhƣng không kém phần biểu cảm, giàu chất nữ tính. Thêm vào đó là giọng điệu giãi bày, ƣa kể lể, nhắn nhủ, tự tình cùng với chút lo âu, băn khoăn,
89
hoài nghi…Tất cả những yếu tố: ngôn ngữ, biểu tƣợng, giọng điệu góp phần tạo nên thế giới nghệ thuật đặc sắc và tạo nên phong cách riêng trong thơ Xuân Quỳnh.
Nghiên cứu “Thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh”, ta thấy đƣợc một Xuân Quỳnh giản dị, nữ tính, hết sức đời thƣờng bên cạnh một Xuân Quỳnh sắc sảo, đam mê với nghề, sống và cống hiến hết mình cho tuổi trẻ, cho tình yêu, cho nghệ thuật. Thiên nhiên cũng chính là một thế giới sắc màu trong thế giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh. Xét trong hành trình sáng tác, những bài thơ viết về thiên nhiên đóng góp không nhỏ hình thành phong cách thơ chị, nói rộng hơn, không hề cƣờng điệu, thì đây cũng chính là điểm nhấn để Xuân Quỳnh góp thêm một phần sắc màu cho thi ca đƣơng đại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Kim Định (2009), Phong cách thơ Xuân Quỳnh, Luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn, Trƣờng Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.
90
2. Ngân Hà (2006), Thơ Xuân Quỳnh và những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin.
3. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên), (2010), Từ điển thuật ngữ Văn học, Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Lã Nhật Hoa (2019), Thơ viết cho con của Xuân Quỳnh - từ góc nhìn tính mẫu, Khóa luận tốt nghiệp, Đại Học Hùng Vƣơng.
5. Đoàn Trọng Huy, Xuân Quỳnh trong nỗi nhớ thƣơng, truy cập tại: http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ , xem 22/08/2018
6. Lê Đình Kỵ, “Tơ tằm – Chồi biếc”, Tạp chí Văn họcsố 1/1964.
7. Cẩm Lai – Xuân Quỳnh, Tơ tằm – Chồi biếc, Nxb Văn học, Hà Nội.
8. Mai Quốc Liên (1988), Vài lời muộn màng (Lời bạt in trong tập Thơ viết tặng anh – Xuân Quỳnh), Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Văn Long (chủ biên), (2010), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập II, Nxb Đại học Sƣ phạm.
10. Vân Long (sƣu tầm và tuyển chọn), (2010), Xuân Quỳnh thơ và đời, Nxb Văn học.
11. Phƣơng Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2013), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
12. Thiều Mai (1983), “Thơ Xuân Quỳnh”, Tạp chí Văn học số 1.
13. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục.
14. Vƣơng Trí Nhàn (1993), Xuân Quỳnh và những buồn vui của kiếp hoa dại (Những kiếp hoa dại), Nxb Hội Nhà Văn.
15. Vƣơng Trí Nhàn - Phạm Tiến Duật, “Cảm xúc về thời gian - ý thức về hạnh phúc (Trao đổi về thơ Xuân Quỳnh)”, Văn nghệ số 9, 3/1985.
91
16. Chu Nga, “Xuân Quỳnh - Một chồi thơ sắc biếc”, Tạp chí Văn học số 1 /1973.
17. Hoàng Phê (chủ biên), (1988), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa. 18. Ngô Văn Phú - Phong Vũ - Nguyễn Phan Hách (1999), Nhà văn Việt Nam thế kỷ XX tập 3, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.
19. Trần Hà Phƣơng (2013), Biểu tượng nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
20. Lê Thị Ngọc Quỳnh (2000), Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh (Xuân Quỳnh – Thờ và lời bình), Nxb Văn hóa thông tin.
21. Xuân Quỳnh (1968), Hoa dọc chiến hào, Nxb Văn học, Hà Nội.
22. Xuân Quỳnh (1978), Lời ru trên mặt đất, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 23. Xuân Quỳnh (1982), Bầu trời trong quả trứng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội. 24. Xuân Quỳnh (1984), Tự hát, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
25. Xuân Quỳnh (1989), Hoa cỏ may, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội.
26. Chu Văn Sơn, “Cánh chuồn trong giông bão”, Tạp chí Văn học số 1/1994.
27. Lƣu Khánh Thơ, “Lƣu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lại”, Tạp chí Lang Biansố 17/1998.