Mảng thơ viết về thiên nhiên

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong thơ xuân quỳnh (Trang 33 - 38)

1.1.2 .Con ngƣời

1.3. Mảng thơ viết về thiên nhiên

Khóa luận tập trung nghiên cứu trong các tập thơ: Tơ tằm – Chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Lời ru trên mặt đất, Bầu trời trong quả trứng, Tự hát, Hoa cỏ may, tổng là 150 bài thơ thì có 69 bài thơ viết về thiên nhiên. Theo số liệu trên, thơ viết về thiên nhiên của Xuân Quỳnh chiếm 46%. Số lƣợng thơ viết về thiên nhiên của chị không quá nhiều nhƣng mỗi bài thơ, mỗi hình ảnh thiên nhiên đều chứa đựng nhiều ý niệm của nữ thi sĩ về cuộc đời và con ngƣời cũng nhƣ nỗi niềm và khát khao hạnh phúc. Qua mỗi bài thơ ấy, ta thấy sự kế thừa của Xuân Quỳnh từ kho tàng thơ thiên nhiên truyền thống, đồng thời cũng đọc đƣợc cái mới mẻ của một tâm hồn nữ sĩ hiện đại.

Trong thi ca truyền thống, thiên nhiên luôn đƣợc sử dụng biểu lộ tâm trạng con ngƣời hoặc biểu trƣng cho một tƣ tƣởng, một lẽ sống. Tùng, cúc, trúc, mai không đơn thuần là cây, là hoa. Bởi đây là những biểu tƣợng cho tiết tháo, phẩm hạnh của con ngƣời. Đọc Truyện Kiều, chúng ta đã quen thuộc với “mai cốt cách, tuyết tinh thần”, và luôn thấm cái tâm của con ngƣời gửi trong từng hình ảnh thiên nhiên. Nguyễn Du từng nói:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, Ngƣời buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

(Kiều ở lầu Ngưng Bích)

Thiên nhiên trong Truyện Kiều không chỉ là cái nền, cái khung cảnh cho nhân vật để nói lên tâm trạng buồn tủi, cô đơn lẻ loi của mình mà còn thể hiện tình cảm của nhà thơ với con ngƣời, thế nên thiên nhiên ấy thấm đƣợm tình ngƣời. Tả cảnh ngụ tình là một trong những bút pháp quen thuộc và hiệu quả của các nhà văn, nhà thơ từ xƣa đến nay. Những bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều đã trở thành một bút pháp để Nguyễn Du miêu tả, khắc họa

28

số phận, tính cách nhất là nội tâm nhân vật khiến cho nhân vật trong thơ của ông hiện lên chân thực và đem đến sự đồng cảm sâu sắc.

Thơ cổ ít chú trọng hình tƣợng thiên nhiên bình dị. Hoa dại thảo mộc ít đƣợc lƣu tâm hơn trăng hoa tuyết nguyệt. Cũng có một số nhà thơ đã đƣa hình ảnh thiên nhiên bình dị vào thơ, tạo ra cái nhìn mới trong khung khổ đầy ƣớc lệ của thơ thiên nhiên. Ví nhƣ Nguyễn Trãi đã từng mang đến cho thơ vẻ đẹp gần gũi, phảng phất của quê nhà qua hình ảnh “ao cạn vớt bèo cấy muống/ Đìa thanh phát cỏ ƣơng sen”. Hơn thế, bức tranh ngày hè mang vẻ đẹp thơ mộng, hài hòa, ấm áp và tràn đầy sức sống đã trở thành dấu ấn độc của thi ca trung đại:

“Rồi hóng mát thuở ngày trƣờng Hòe lục đùn đùn tán rợp giƣơng Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hƣơng”

(Cảnh ngày hè)

Trở lại với Xuân Quỳnh, nhƣ chúng ta đã nói ở trên, nữ sĩ đã đem đến cho chúng ta một thế giới thiên nhiên mang đậm cá tính, bộc lộ rõ cái nhìn hiện đại mới mẻ mà không mất đi sắc màu truyền thống. Kế thừa lại lối tƣ duy viết văn chƣơng tả cảnh ngụ tình của các tiền bối, sử dụng những hình ảnh thiên nhiên bình dị gần gũi, hay các thủ pháp nghệ thuật về cách gieo vần, cấu tứ của bài thơ, tuy nhiên chị có những sáng tạo cách tân mang phong cách rất riêng: dùng hình ảnh cũ nhƣng gửi gắm nội dung mới, sáng tạo hình ảnh mới, tân kì để biểu đạt ý thức cá nhân của ngƣời phụ nữ hiện đại.

Quan sát thế giới xung quanh, Xuân Quỳnh quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất nhƣ cây cỏ dại, hoa dại, cây dứa dại, … Nếu nhƣ trong thơ ca truyền thống những hình ảnh tƣợng trƣng đó chỉ giúp nói lên tâm trạng của nhân vật trữ tình cô đơn, chơi vơi, chỉ biết e lệ cúi đầu chịu đựng. Riêng với Xuân Quỳnh, chị mƣợn những hình ảnh cũ nhƣng cách tân lối viết để thể hiện

29

đƣợc cá tính, quan điểm của mình, chị bộc lộ cái khát khao cho hạnh phúc, cái mạnh dạn tỏ bày chính là cái mới. Ví nhƣ, một hình ảnh bé nhỏ là “cỏ dại” nhƣng biểu đạt rất trọng vẹn ý thức về phận vị của ngƣời con gái:

“Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ Mọc vô tình trên lối ta đi

Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhƣng mà vẫn có” (Cỏ dại)

Không những thế, Xuân Quỳnh là ngƣời phụ nữ hiện đại, chị không trốn mình trong một không gian chật hẹp nhƣ ngƣời phụ nữ thời xƣa, ngƣợc lại, chị vƣơn tới biển để thể hiện khát vọng có đƣợc hạnh phúc vĩnh cửu:

“Nếu từ giã thuyền rồi Biển chỉ còn sóng gió Nếu phải xa cách anh Em chỉ còn bão tố”

(Thuyền và biển)

Trong các sáng tác của Xuân Quỳnh, ta thấy chất truyền thống và hiện đại đan xen nhau trong một mạch thơ trữ tình, tƣơi tắn. Sử dụng nhiều thể thơ: lục bát, thể thơ 7-8 chữ,… ở thể nghiệm nào chị cũng đạt đƣợc một số thành công nhất định. Xuân Quỳnh cho phép cảm xúc đƣợc tự do trong thế giới thơ, vì vậy mà chị không quá chú trọng niêm luật. Tuy nhiên, điều đó chẳng gây ra một sự trúc trắc nào trong âm điệu, thơ vẫn êm ái nhƣ một lời thầm thì. Khi viết về thiên nhiên, Xuân Quỳnh vận dụng sáng tạo thể thơ 5 chữ tạo nên dấu ấn riêng cho phong cách rất riêng, đôi lúc giống nhƣ nhịp thở. Sự kế thừa có sáng tạo này của Xuân Quỳnh thật đáng ghi nhận.

30

Xuân Quỳnh đã thổi vào cảnh vật những tâm tình nồng đƣợm, những cảm xúc phong phú. Nhờ vậy, thế giới thiên nhiên trở thành một hình tƣợng đậm đà, gợi cảm, giúp Xuân Quỳnh bộc lộ những suy nghĩ, cảm xúc trữ tình vừa đằm thắm vừa dữ dội vừa đầy trắc ẩn của mình. Không cảm đƣợc vẻ đẹp của những hình tƣợng thiên nhiên ấy, thật khó cảm thụ sâu sắc những điều Xuân Quỳnh gửi gắm trong thơ.

Tiểu kết chƣơng 1

Xuân Quỳnh đã xây dựng sự nghiệp văn thơ của mình với ý thức cao của một thi sĩ. Chị và những cây bút trẻ cùng thời đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Cả cuộc đời, cả sự nghiệp của Xuân Quỳnh đi qua và để lại những thành công nhất định. Tất cả những sóng gió, những khó khăn, thử thách của cuộc đời đã tôi luyện nên một Xuân Quỳnh thật bản lĩnh, thật cứng cỏi.

Thơ là tiếng nói, cất lên từ chính tâm hồn của nhà thơ, nó đằm thắm, dễ đi vào lòng ngƣời. Xuân Quỳnh đã đến với thơ, dùng thơ để kể câu chuyện cuộc đời mình với cả tâm tƣ của ngƣời phụ nữ và ngƣời nghệ sĩ. Ý thức sâu sắc về sự sáng tạo, đồng thời vận dụng tối đa chức năng của một thể loại nghệ thuật dùng để chuyên chở cảm xúc, Xuân Quỳnh khẳng định một phong cách

31

thơ đầy tính nữ, dạt dào tình yêu, sự vị tha, nhẫn nại và khát vọng vƣơn tới hạnh phúc không cùng dù ẩn sau nó vẫn là muôn ngàn âu lo phấp phỏng.

Thiên nhiên là một mảng thơ khá đặc biệt trong thơ chị bởi số lƣợng bài thơ dù không quá nhiều nhƣng chuyên chở gần nhƣ trọn vẹn xúc cảm ấy, đầy nữ tính, vừa truyền thống, vừa hiện đại. Những bức tranh độc đáo về thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh sẽ đƣợc khai thác ở chƣơng sau, nhƣng giống nhƣ thay cho một lời tiểu kết nhẹ nhàng, chúng tôi xin khẳng định một lần nữa, có lẽ chính nhờ những vần thơ viết về thiên nhiên ấy mà đến tận ngày nay thơ Xuân Quỳnh vẫn là món ăn tinh thần của rất nhiều thế hệ.

CHƢƠNG 2

THIÊN NHIÊN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH – NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG

Với xu hƣớng kế thừa truyền thống và đồng thời sáng tạo trong thơ, Xuân Quỳnh, nhƣ chúng tôi đã nói, luôn để lại dấu ấn độc đáo từ cấu tứ đến nội dung tƣ tƣởng trong từng tác phẩm. Thơ viết về thiên nhiên của Xuân Quỳnh luôn đƣợc tiếp cận trên hai phƣơng diện: những hình tƣợng thơ bình dị, đời thƣờng và những hình tƣợng thơ mang tầm vóc vũ trụ. Khảo sát từ hiện tƣợng phổ biến này trong thơ, chúng tôi tiếp cận hai bức tranh thiên nhiên tiêu biểu trong thơ chị. Đó là: Hình tƣợng thiên nhiên bình dị - bức tranh về đời

32

thƣờng và hình tƣợng thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ - khát vọng hạnh phúc vĩnh cửu.

Một phần của tài liệu Thiên nhiên trong thơ xuân quỳnh (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)