1.1.2 .Con ngƣời
2.1. Hình tƣợng thiên nhiên bình dị bức tranh về đời thƣờng
2.1.2. Cảm hứng đời thƣờng về phận vị
Xuân Quỳnh thƣờng nhắc đến “hoa dại”, “cỏ dại”. Đó là sim, là mua, là dứa dại, cỏ hoang mọc trên những lối nhỏ, gò hoang. Cây có phận vị của cây, cỏ có phận vị của cỏ. Nhƣng giống nhƣ sự thấu cảm từ số phận, Xuân Quỳnh xót xa, khắc khoải hoặc tha thiết vì những lặng thầm hi sinh:
“Cây hoa sim còn gợi màu thƣơng nhớ Cây chuối rừng mát ruột kẻ đƣờng xa Dứa dại chỉ làm rƣớm máu, rách da Của những ai vô ý đi qua ...”
(Những cây dứa dại)
Giữa bao loài cây dễ thƣơng khác thì loài dứa dại nhƣ là một sai lầm của sự sống. Hay là cỏ dại cũng vậy :
“Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xƣa Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
38
Trƣa nắng khát ƣớc về vƣờn quả Lúc xa nhà nhớ một dáng mây Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hƣơng trong gió... Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi Không nghĩ đến nhƣng mà vẫn có”.
(Cỏ dại)
Nhƣng bao giờ cũng vậy, những thứ hoang dại ấy lại có một sức sống lạ lùng. Mặc cho giông bão, lửa đạn, nó vẫn sống. Xuân Quỳnh đã gây một ấn tƣợng về sự mạnh mẽ của loài cây dại mọc lên từ hoang tàn và đổ nát. Đấy là những hình ảnh mà có lẽ tác giả gửi gắm nhiều cảm xúc:
"Cỏ dại quen nắng mƣa Làm sao mà giết đƣợc Tới mùa nƣớc dâng Cỏ thƣờng ngập trƣớc Sau ngày nƣớc rút Cỏ mọc đầu tiên".
(Cỏ dại)
Hình ảnh cây “cỏ dại” bé nhỏ, mọc ở trên những vùng đất trống, còn trong bài thơ này nó thật kiên cƣờng, trƣớc sự chuyển biến khắc nghiệt của thiên nhiên mà nó vẫn hiên ngang sống, không để ảnh hƣởng của yếu tố thiên
39
nhiên mà lụi tàn. Cùng suy nghĩ ấy, trong hình ảnh cây dứa dại cũng đƣợc biểu đạt tƣơng tự:
“Đêm hôm qua ngoài trời bão tố
Sóng chồm lên muốn dìm đảo xuồng lòng sâu Gió nhƣ điên đạp cây cối đổ nhào
Gió đập cành sim, xé tan tàu chuối Chỉ còn nó - Những cây dứa dại
Thách thức gió gào sóng thét cuồng điên
Che chở những ngôi nhà sau nó vẫn bình yên”.
(Những cây dứa dại)
Những cây dứa gai góc thật dũng mãnh nhƣ vẻ bề ngoài của nó, dù cho bão tố khiến mọi thứ đổ nát hoang tàn nhƣng cây dứa vẫn hiên ngang đứng đó. Có một vẻ ngoài gai góc khiến con ngƣời ta không dám tới gần vì sợ va phải những cái gai sẽ bị thƣơng nhƣng chính điều đó lại là sự bảo vệ cho chính cây dứa, hình ảnh “cây dứa dại” mạnh mẽ thách thức sự sống với cả mẹ thiên nhiên hung bạo ta thấy vẫn thơ của Xuân Quỳnh thật sáng giá. Cũng nhƣ hình ảnh của ngƣời con gái mạnh mẽ vẫn bất khuất đứng lên trong giông bão của cuộc đời.
Phải chăng Xuân Quỳnh muốn dùng hoa dại, cỏ dại để nói chính thân phận mình. Qua hình tƣợng cỏ dại, hoa dại, ngƣời đọc thấy thấp thoáng cuộc đời nhiều thua thiệt, nhiều mất mát, nhiều lầm lẫn, lỡ làng của nhà thơ trong cuộc sống mƣu cầu hạnh phúc. Chúng ta cảm nhận thấy một nỗi xót xa, tội nghiệp của Xuân Quỳnh, có lẽ với hoa dại, cỏ dại, chị thấy đƣợc an ủi. Tự ví mình nhƣ cỏ dại, tác giả còn chân thành thú nhận về nỗi đau đớn, hờn tủi, oán trách về đời mình mà chƣa thể vƣợt qua:
40
Hoa nếp mỏng manh trƣớc tầm gió thổi Hoa diếp vàng cô độc giữa thâm u Và bên đƣờng hoa nghệ dại ngẩn ngơ Hoa sim tím một nỗi buồn hoang dã” ...
(Hoa dại núi Hoàng Liên)
Xuân Quỳnh đƣa ra hàng loạt dẫn chứng về các loài hoa dại ở núi Hoàng Liên, mà điều đặc biệt mỗi loài hoa qua lời miêu tả của nữ thi sĩ đều mang một dáng vẻ, một tâm trạng riêng. Hoàng Liên là dãy núi thuộc vùng núi cao Tây Bắc, một nơi hoang sơ, lạnh lẽo, ấy thế mà trƣớc sự khắc nghiệt của thời tiết đó mà những loài hoa này vẫn chồi lên và duy trì sự sống. Những hình ảnh “hoa nếp, hoa diếp vàng, hoa nghệ” là tả cảnh ngụ tình, ý thơ đều mang sự cô độc, một chút ngẩn ngơ hay một nỗi buồn không tên của ngƣời con gái khi yêu. Bên cạnh, sự trả lời thẳng thắn của Xuân Quỳnh về thân phận những loài hoa ấy:
“Anh đừng hỏi tên hoa làm chi nữa Những hoa này chỉ hoa dại mà thôi!”
(Hoa dại núi Hoàng Liên)
Đó là số phận mà mọi ngƣời vẫn thấy tiết lộ qua bàn tay chai sần từ thuở bé của Xuân Quỳnh. Thơ Xuân Quỳnh có một phần cuốn hút ngƣời đọc bởi niềm đau ẩn giấu đó qua hình tƣợng thơ. Nhớ về những bài thơ của chị, ngƣời đọc sâu sắc sẽ thấy ám ảnh bởi ấn tƣợng về những thứ cây cỏ dại mà sức sống mãnh liệt không thể để trôi vào quên lãng. Đấy là một thứ hoa xƣơng rồng nở giữa sa mạc nóng bỏng và gió cát. Nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã mƣợn những hình ảnh đó gieo nên những vẫn thơ để nói lên thân phận của chính mình.
41
Từ những ý thơ của Xuân Quỳnh về phận vị, giúp ta liên tƣởng tới những câu thơ của một tác giả cùng thời với chị, chính là Nguyễn Duy:
“Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên nhƣ cây cỏ”
(Ánh trăng)
Cùng là viết về hình tƣợng thiên nhiên bình dị, với Nguyễn Duy đây là tiếng lòng hoài niệm về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời ngƣời lính gắn bó với thiên nhiên đất nƣớc bình dị, hiền hậu. Vì tâm hồn ngƣời chiến sĩ vô tƣ, hồn nhiên trải lòng ra với thiên nhiên nên không gì ngăn cách đƣợc. Con ngƣời lúc bấy giờ, cuộc sống lúc bấy giờ chân thực, vô tƣ, không lừa lọc, không có những toan tính mà sống tự nhiên “hồn nhiên nhƣ cây cỏ”, coi thiên nhiên là nhân vật, là con ngƣời.
Từ những hình ảnh cây cỏ gắn với thiên nhiên bình dị, đời thƣờng giúp Xuân Quỳnh tô vẽ nên những vần thơ nói về phận vị. Những loài hoa ấy tƣởng chừng nhƣ vô tri, vô giác mà nữ thi sĩ đã biến hóa làm nó trở nên có hồn, có suy nghĩ, biết ý thức về thân phận mình. Một tâm hồn thơ vừa mang dáng vẻ mỏng manh của ngƣời phụ nữ, vừa mang một dáng vẻ kiên cƣờng. Chính vẻ đẹp cứng cỏi, hoang dại chứa đựng vẻ mềm yếu bên trong ấy khiến ngƣời ta vừa cảm phục vừa yêu mến nhà thơ Xuân Quỳnh.
2.1.3. Cảm hứng đời thƣờng, tình yêu và hạnh phúc
Văn chƣơng trƣớc hết là cuộc đời. Với Xuân Quỳnh, chân lí đó càng sáng tỏ. Thơ chị là số phận, hiểu theo hai nghĩa: thơ là cách thế sống (Lại Nguyên Ân), và thơ là trải nghiệm “Em đã viết những điều em đã sống” (Chị). Chính Xuân Quỳnh nói nhƣ vậy với chị gái mình. Nhƣng diện sống của nữ giới thƣờng không rộng do những chế định của tập quán truyền thống và do thiên tính. Có lẽ đó là cơ sở cắt nghĩa vì sao mối quan tâm lớn nhất của phụ nữ là hạnh phúc, tình yêu gia đình và con cái. Xuân Quỳnh đƣợc đánh giá là
42
ngƣời viết thơ tình hay nhất thế hệ của chị. Không e ấp nhƣ Phan Thị Thanh Nhàn, không nông nổi dại khờ nhƣ Đoàn Thị Lam Luyến, càng không bạo liệt nhƣ lớp trẻ sau này, trái tim yêu của Xuân Quỳnh nồng nhiệt, đắm say, vừa có cái bạo dạn thật thà, vừa có sự điềm tĩnh, sâu sắc của ngƣời từng trải, biết chấp nhận những hữu hạn của cuộc đời. Đó là tiếng nói của một tín đồ ngoan đạo trƣớc tôn giáo tình yêu. Chính vì lẽ đó, những hình ảnh thiên nhiên bình dị trong thơ Xuân Quỳnh đã hòa quyện cùng tình yêu tạo nên những xúc cảm khó quên.
Trong thơ Xuân Quỳnh, thế giới thiên nhiên trở thành một hình tƣợng vừa gợi cảm vừa đa dạng. Ở đó, đẹp hơn cả là cảnh vật của làng the lụa, chị đã gắn bó từ thuở ấu thơ. Trong thơ chị những hình ảnh thuộc về quê nhà gắn liền với hồi ức về thời thơ ấu. Nơi đó đối với chị, những thứ thật đơn sơ bình thƣờng nhỏ nhoi cũng quá chan chứa niềm yêu thƣơng trìu mến:
“... Con cò bay lả bay la ...” Bà ru cháu buổi trƣa
Nhỏ dần trong tiếng võng Dòng sông trôi phẳng lặng Ngọn gió thổi hiu hiu Nắng xanh vƣờn chuối tiêu Thoảng mùi hƣơng hoa lý”
(Trưa hè)
Đấy là những hƣơng vị ngọt ngào mà chị đã chắt chiu trong cuộc sống nhiều mất mát đau buồn. Thiếu thốn tình cảm, chị tìm đến thiên nhiên xung quanh ngôi nhà ngói cổ của bà - một ngƣời bạn thân thiết, hiền lành, thủy chung. Chị gửi vào chúng con cò, dòng sông, tiếng võng, vƣờn chuối, hƣơng hoa lý ... những tâm sự của tâm hồn thầm lặng bé nhỏ.
43
Hình ảnh làng quê yên bình luôn hiện hữu trong tâm trí Xuân Quỳnh, hình ảnh con gà, tiếng gà trong kí ức tuổi:
“Này con gà mái mơ Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng Lông óng nhƣ màu nắng”
(Tiếng gà trưa)
Những “con gà mái” dƣới bàn tay chăm sóc của bà tỉ mỉ, gợi lên vẻ đẹp rực rỡ “hoa đốm trắng, lông ánh nhƣ màu nắng”. Bên cạnh đó, vốn mẹ mất sớm, chị là ngƣời sống thiếu thốn tình mẫu tử từ nhỏ nên trong thơ Xuân Quỳnh luôn thƣờng trực khát khao về một tình yêu thƣơng, quan tâm và đƣợc che chở từ mẹ. cho nên chị đã mƣợn hình ảnh gà mái và quả trứng để bộc lộ khát vọng hạnh phúc đời thƣờng đó:
“Cục… cục… ta, cục tác Ngày này qua ngày khác Gà mái cứ gọi hoài Mà quả trứng hồng tƣơi Vẫn nằm nguyên trong ổ”
(Tại sao gà con sinh ra?)
Một hình ảnh gà mái mẹ ngóng trông quả trứng hồng từng ngày nở ra để đƣợc gặp chú gà con mà bao ngày ấp ủ, nâng niu, bao bọc trong cái ổ nhỏ cộng thêm nhiều tình yêu thƣơng. Từ những điều nhỏ nhoi nhƣ vậy nhƣng bao trùm là niềm hạnh phúc vô bờ.
Trong muôn vàn tâm tƣ chị muốn gửi vào bờ sông, vƣờn tƣợc là nỗi ám ảnh về một ngƣời mẹ đã xa chị từ khi còn trứng nƣớc. Thế cho nên khung
44
cảnh làng quê vừa mang âm điệu yêu thƣơng vừa phảng phất một nỗi buồn nhớ sâu thẳm:
“Tháng xuân này mẹ có về không ? Con thắp nén hƣơng thơm ngát Bờ đê cỏ ƣớt
Lá tre xào xạc đƣờng làng Sông Nhuệ đò ngang Hoa xoan tím ngõ Cánh cò trắng xóa
Nhƣ lời ru của mẹ bay về” ... (Gửi mẹ)
Khung cảnh cứ xáo xác một nỗi mong ngóng đợi chờ, vừa cô đơn, lẻ loi vừa u buồn kỳ lạ. Có lẽ ai đã từng ngồi bên mộ mẹ cạnh con đƣờng thắp một nén hƣơng, nhìn theo làn khói trông về một phƣơng trời xa mới thấu hiểu hết những ẩn tình của Xuân Quỳnh gửi trong những câu thơ ấy. Cái màu tím của hoa xoan, màu trắng của cánh cò, tiếng xào xạc của lá tre ... ôi sao nghe mà tê tái. Đó là tâm hồn của một Xuân Quỳnh đã sớm quá nhạy cảm và khát thèm. Rồi sau này chị viết những bài thơ cho con trẻ lại thấp thoáng cái cánh cò, bờ sông, ngọn cỏ, hoa xoan của năm xƣa. Phải chăng chị gửi vào thơ đầy ắp hình ảnh của quê xƣa nhƣ lời ru ấm nồng cho tuổi thơ, nhƣ một chút hoài niệm về thuở nhỏ. Cho nên chú dế, que kem, con gà, truyện cổ tích cho tuổi thơ ... là một hình tƣợng thấm đẫm tấm lòng của Xuân Quỳnh, một tấm lòng giàu yêu thƣơng nhƣng lại thiếu vắng tình thƣơng, nên ôm ấp vào tay thế giới cỏ cây mến yêu cho dù đó là một tình yêu câm nín không thốt nên lời. Nhƣ vậy, Xuân Quỳnh đã tìm thấy ở thiên nhiên một thế giới hòa hợp với tâm hồn mình để giải bày và gửi gắm. Nhân vật trữ tình trong thơ chị luôn thao thức
45
trƣớc sự biến ảo của tình yêu và hạnh phúc. Càng ngày nhân vật ấy càng nhận ra sự không bền vững của hạnh phúc. Không biết chị trả lời thế nào cho sự mong manh không bền vững ấy: lấy thiên nhiên để xoa dịu những háo hức của lòng mình hay tìm thấy sự thay đổi ấy bắt đầu từ thiên nhiên? Cho dù bằng chiều nào đi nữa ta vẫn gặp trong thơ chị một thế giới thiên nhiên không ngừng chảy trôi :
“Này anh em biết Rồi sẽ có ngày Dƣới hàng cây đầy Ta không còn bƣớc Nhƣ ngƣời lính gác Đã hết phiên mình Nhƣ lá vàng rụng
Cho chồi thêm xanh” ...
(Chồi biếc)
Trong khi thể hiện cảm nhận về sự thay đổi của thiên nhiên nhƣ thế, thơ Xuân Quỳnh vẫn thƣờng tạo cho chúng một cảm giác về thời gian quá khứ. Đấy là những cảnh vật trong những ngày xƣa đó, kể cả ngày xƣa của ngƣời yêu : “Lòng những muốn trở thành ngọn cỏ - Bên lề đƣờng ngày đó tiễn anh đi”. Vì vậy, hình tƣợng thiên nhiên trở nên có chiều sâu một cách lạ lùng. Nó đƣa ta vào thế giới của bây giờ đến ngày ấy mang nhiều cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng:
“Có hay không thung lũng của ngày xƣa Anh đã ở và em thƣờng tới đó
46
Những ngã đƣờng phơ phất gió heo may Cả một vùng vƣơng quốc tuổi thơ ngây Bao mơ ƣớc mƣợt mà nhƣ lá cỏ” ...
(Hoa cúc xanh)
Khung cảnh nói thay lời một nhân vật trữ tình luôn trăn trở trƣớc sự vận động không ngừng của cuộc sống. Khi đứng ở hiện tại mà thấy trƣớc mắt cảnh trí của ngày xƣa, của quá khứ thì tâm hồn ấy thảng thốt biết chừng nào trƣớc sự chia xa nhƣ là một tất yếu. Thế cho nên nỗi day dứt về tình yêu và hạnh phúc giữa cuộc đời đầy biến động này càng nghiệt ngã hơn. Những hoa cúc chẳng những vàng rực mà còn xanh biếc thật kì lạ. Trong ca dao có mấy câu rất tuyệt:
“Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím Em có chồng trả yếm lại anh Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh Yếm em em mặc, yếm gì anh anh đòi.”
Cái màu cúc xanh ấy giờ trở lại trong thơ Xuân Quỳnh lại thấy dâng lên một niềm cảm xúc thật khó tả. Nó vừa là màu hoa của hoài niệm, của ƣớc mơ vừa là màu hoa của những băn khoăn trăn trở:
“Hoa cúc xanh, có hay là không có Trong đầm lầy tuổi nhỏ của anh xƣa Một dòng sông lặng chảy về xa
Thung lũng vắng sƣơng bay đầy cửa sổ. Hoa cúc xanh, có hay là không có
47
Mơ ƣớc của ngƣời hay mơ ƣớc của hoa Mà tƣơi mát mà dịu dàng đến thế...”
(Hoa cúc xanh)
Nhiều lần ta bắt gặp cái màu hoa cúc với những sắc thái khác nhau trong thơ Xuân Quỳnh. Mỗi một màu hoa, một khung cảnh gợi một niềm mơ ƣớc riêng. Đó có thể là màu hoa trong bình, màu hoa rực nắng phƣơng Nam hay màu hoa trong nỗi nhớ:
“Gƣơng mặt ấy lời yêu thuở ấy Màu hoa vàng vẫn cháy ở trong em” (Hoa cúc)
Nhƣng tại sao cái màu hoa ấy không mất đi khi Xuân Quỳnh hiểu rất rõ một ngày nào đó sẽ không còn hiện diện nữa. Ở điểm này, Xuân Quỳnh lại giống Tô Hiệu ngày trƣớc vẫn thấy : “Hoa đào năm ngoái còn cƣời gió đông” hay Nguyễn Khuyến trầm ngâm nghĩ “mấy chùm trƣớc giậu hoa năm ngoái”. Phải chăng Xuân Quỳnh muốn khẳng định vẻ đẹp đích thực của cuộc sống mà chị khao khát sẽ đƣợc bền vững. Có lúc điều ấy gợi cho chúng ta sự ngây thơ và ảo tƣởng. Nhƣng ngẫm lại chúng ta hiểu rằng đó là sức mạnh tinh thần để tìm đƣợc sự thăng bằng trong cuộc sống quá nhiều bất thƣờng, trắc trở. Xuân Quỳnh vì vậy trong lúc nhận ra những đổ vỡ của cuộc sống vẫn khao khát không nguôi và vẫn giữ trong tim ngọn lửa đam mê không bao giờ tắt nhƣ là “không hề biết đến tàn phai”. Hoa cúc là loài hoa mà Xuân Quỳnh rất yêu, vì vậy hình ảnh hoa cúc trong thơ cũng đƣợc chị trân trọng và đặt nhiều tình yêu thƣơng.
Nhƣ vậy với hình tƣợng thiên nhiên, thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện ý