1.1.2 .Con ngƣời
2.2. Hình tƣợng thiên nhiên rộng lớn mang tầm vóc vũ trụ
2.2.2. Hình tƣợng thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ khát vọng hạnh phúc
phúc vĩnh cửu
Từ hình tƣợng thiên nhiên bình dị với cảm hứng về phận vị và khát vọng hạnh phúc đời thƣờng trong thơ Xuân Quỳnh, dù chỉ là những vật nhỏ bé mà chứa trong đó biết bao tâm tƣ, thể hiện những khát vọng về một hạnh phúc êm ấm đời thƣờng giản dị. Với hình tƣợng thiên nhiên rộng lớn mang tầm vũ trụ dƣờng nhƣ chị có những nét táo bạo hơn vƣơn ra biển lớn, trời rộng để khát khao nắm trọn hạnh phúc vĩnh hằng. Thế giới thiên ấy đi vào hồn thơ, nét thơ của Xuân Quỳnh thật nhẹ nhàng và tinh tế.
58
Nếu nhƣ với Huy Cận, vũ trụ chính là nỗi nhớ thƣờng trực ở trong ông thì với nữ thi sĩ của tình yêu - Xuân Quỳnh: “Lòng em nhớ đến anh – Cả trong mơ còn thức”. Có thể hiểu, hình ảnh thiên nhiên rộng lớn luôn sánh đôi để làm bật khát khao cháy bỏng về hạnh phúc của nhà thơ.
Nhà thơ Tố Hữu thƣờng dùng các hình ảnh mặt trời chói lọi, ánh sáng chói chang, con đƣờng tỏa về mọi ngả để nói lên ánh sáng lý tƣởng và con đƣờng cách mạng. Xuân Diệu hay lấy hình ảnh mùa xuân phập phồng nhựa sống để nói về tuổi trẻ và tình yêu. Nguyễn Bính lại thích trở về với giàn trầu, hàng cau, dậu mùng tơi, cây đa, bến nƣớc, con thuyền… để hát những bài thôn ca tình tứ đậm đà. Xuân Quỳnh cũng có một hệ thống những hình ảnh quen thuộc. Chị viết nhiều về chồi non, hoa lá, nghĩa là toàn bộ sự sống cỏ cây. Bên cạnh đó, tất cả những hình ảnh, tín hiệu của vũ trụ cũng trở thành phƣơng tiện, thành một thứ chất liệu, thành những ẩn dụ nghệ thuật để nhà thơ thể hiện niềm khát vọng chiếm lĩnh không gian, khát khao về một hạnh phúc và cảm hứng vũ trụ thƣờng trực trong hồn mình. Cái vũ trụ luôn gợi niềm thao thức trong hồn ngƣời ấy có khi hiện diện qua một hệ thống các hình ảnh: bầu trời, trăng, sao, gió, biển, mặt trời… Từ những hỉnh ảnh ấy tạo nên bức tranh thiên nhiên rộng lớn - cảm hứng vũ trụ và khao khát vĩnh cửu hóa hạnh phúc.
Nếu nhƣ hình ảnh thiên nhiên bình dị thì nó là cảm hứng về đời thƣờng, về phận vị, hạnh phúc với chị là những điều nhỏ bé thân thuộc ngay trong cuộc sống thì với hình tƣợng thiên nhiên rộng lớn niềm khao khát vĩnh cửu hóa hạnh phúc đƣợc Xuân Quỳnh mang tầm vũ trụ. Ở đây, chị đã mạnh mẽ vƣợt qua ý thức của thế hệ để niềm khao khát vƣợt cái cá nhân nhỏ bé đến với cuộc đời mênh mông rộng lớn, đồng thời Xuân Quỳnh cũng vƣợt qua cái hạnh phúc bình thƣờng để vĩnh cửu hóa hạnh phúc cùng với thời gian:
“Làm sao đƣợc tan ra Thành trăm con sóng nhỏ
59 Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”
(Sóng)
Nhà thơ ao ƣớc tình yêu vƣợt khỏi cái hữu hạn của đời ngƣời để tồn tại vĩnh viễn, bất diệt nhƣ những con sóng vô hồi vƣợt thời gian vô hạn. Sự phát triển, vƣơn xa của cảm xúc và ý tƣởng ở mấy đƣợc thể hiện thật rõ ràng. Chủ thể trữ tình đứng trƣớc muôn trùng sóng bể mà nghĩ vể đôi lứa (anh em), nghĩ về tình yêu (biển lớn). Tình yêu đã bùng cháy thành ngọn lửa khát vọng nhƣng vẫn khiêm nhƣờng, kín đáo. Em ao ƣớc đƣợc hóa thân “Thành trăm con sóng nhỏ” để đƣợc hòa nhập vào “Giữa biển lớn tình yêu”, nghĩa là ƣớc muốn đạt đƣợc tình yêu vĩnh hằng. Xuân Quỳnh muốn biến cái hữu hạn của đời ngƣời thành cái vô hạn của thiên nhiên và hòa tan tình yêu vào thiên nhiên vĩnh cửu để ngàn năm sau, những con sóng đại dƣơng vẫn cất cao tiếng hát ca ngợi tình yêu. Đó cũng là khát vọng cháy bỏng của con ngƣời từ trƣớc tới nay. Điều đó cũng là khát khao vĩnh cửu hóa hạnh phúc của Xuân Quỳnh, muốn hạnh phúc tồn tại mãi để đƣợc tận hƣởng trọn vẹn.
Thế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh khúc xạ tâm hồn mẫn cảm, nhiều dự cảm và luôn khát khao gắn bó, hòa đồng của bà. Nữ thi sĩ hay phổ tâm sự vào hình tƣợng thiên nhiên, khiến cho loại hình tƣợng này xuất hiện với tần số rất cao. Nếu Hồ Xuân Hƣơng làm cho thiên nhiên cựa quậy, nổi loạn để thay bà phá tung đi cái trật tự xã hội giả dối, nhợt nhạt, nghèo nàn và phát hiện cái đẹp của cơ thể phồn thực nữ giới qua hình hài núi non cây cỏ, hang động … thì với Xuân Quỳnh, thiên nhiên mang cảm thức về hạnh phúc, khi dịu dàng âu yếm, khi tƣơi tắn sắc màu, khi phấp phỏng, bất an và giông bão:
“Em về hoa trắng dâu da
60
Em về bãi cát chao nghiêng
Biển xanh in bóng con thuyền nhấp nhô”
(Tình ca trong lòng vịnh)
Hay:
“Mùa thu nay sao bão mƣa nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm”
(Tự hát)
Nhƣ một ngƣời nội trợ khéo tay, Xuân Quỳnh thêu vào những bài thơ của mình những khung cảnh thiên nhiên rất đẹp. Sự xuất hiện của nó đã giúp biểu đạt đƣợc biết bao cảm xúc và suy ngẫm trong thơ chị. Nhìn ở chiều rộng thì sẽ là một bầu trời xanh, một đại dƣơng đầy sóng, những cánh rừng, con đƣờng, bãi cát, dòng sông ... Tất cả những khung tranh rộng lớn ấy đã giúp diễn tả một khát vọng lớn lao, một tình yêu mãnh liệt, hay là cuộc đời mênh mông vô tận, một khoảng cách xa ngái ... mà nhân vật trữ tình muốn hòa nhập vào đó:
“Một trời xanh, một biển tận cùng xanh Và gió thổi và mây bay về núi,
Lời thƣơng nhớ ngàn lần em muôn nói Nhƣng bây giờ chỉ có sóng và em”
(Chỉ có sóng và em)
Đấy là một trái tim trẻ trung hƣớng vào thế giới bên ngoài rộng lớn, đầy khao khát. Chỉ có sự rộng lớn của thiên nhiên mới thỏa những khát thèm của sự thôi thúc của tuổi trẻ và tình yêu con sóng “không hiểu nổi mình - sóng tìm ra tận bể”. Đây là đặc điểm làm cho thơ Xuân Quỳnh gần với Xuân Diệu.
61
Hai tâm hồn ấy gần nhau ở sƣ đam mê cuồng nhiệt, ở niềm thèm khát lớn lao đối với cuộc đời, với tình yêu. Vì vậy thơ Xuân Quỳnh mạnh mẽ, táo bạo và phóng khoáng.
Khi Xuân Quỳnh viết thơ về tình yêu để nói về mình và ngƣời yêu đã khéo léo sử dụng những hình ảnh thiên nhiên vũ trụ rộng lớn là chị gửi gắm vào đó những ƣớc mơ và khát vọng cho riêng mình. Chính vì vậy, ta có cảm giác Xuân Quỳnh đã tìm thấy một cuộc đời khác nữa của mình ở trong thơ. Thơ trở thành nơi chấp cánh và giải thoát cho chị khỏi những bất lực trong cuộc đời. Nhân vật trữ tình trong thơ tình Xuân Quỳnh thoạt đầu nàng nhƣ một con sóng thơ trong muôn trùng sóng bể là một thiếu nữ bắt đầu khám phá sự bí ẩn của cung bậc tình yêu. Và Xuân Quỳnh đã tạo nên hình tƣợng tâm hồn ngƣời con gái đang yêu thật đẹp, thật lãng mạn, thật mãnh liệt nhờ vào tình yêu con sóng của đại dƣơng bao la và huyền bí. Con sóng mang ngay trong mình nó những đặc tính sóng đôi tƣơng phản, dự báo một tính cách thơ chói chang, đầy trở trăn thao thức của chính tác giả:
“Dữ dội và dịu êm. Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”
(Sóng)
Sóng ở đây là ẩn dụ chỉ con ngƣời, sóng là ẩn dụ chỉ tâm trạng đang yêu của ngƣời con gái. Những thái cực đối lập của sóng: “Dữ dội - dịu êm”, “ồn ào - lặng lẽ” có gì tƣơng đồng với những thái cực trong tình yêu nhƣ “yêu thƣơng - hờn giận”, “thắm thiết - hững hờ” … chăng? “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể”, ra tận nơi mênh mông rộng, vô cùng sâu, nơi trời nƣớc bao la khi có gió nam êm nhẹ, khi có bão tố dữ dội. “Sóng - bể” là sự tƣơng phản về không gian giữa một nơi bé nhỏ, chật hẹp với một nơi vô cùng,
62
vô tận. Ra tận biển, sóng mới có thể hiểu hết mình và hiểu thế nào là bản chất của tình yêu. Ở đoạn thơ này, sóng nƣớc đã chuyển nghĩa sang sóng tình. Sóng nƣớc, sóng tình đan quyện, bổ sung ý nghĩa cho nhau. Thế là dù đã ra tận bể mà sóng vẫn chƣa hiểu nổi mình. Em cũng đã hòa nhập vào biển lớn của tình yêu anh mà nào em đã hiểu em. Một tình yêu vừa mãnh liệt cuồng nhiệt nhƣ sóng, vừa đằm thắm, sâu lắng, vừa cồn cào, da diết không thôi :
“Ôi con sóng ngày xƣa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ”
(Sóng)
Hình tƣợng “sóng” ấy còn thể hiện một khát vọng tình yêu của ngƣời con gái khi yêu. Khi yêu nàng muốn đi đến tận cùng tình yêu, khao khát đƣợc yêu và hiến dâng trọn vẹn. Tình yêu trở thành một thôi thúc không ngừng bên trong tâm hồn, nó chi phối tất cả suy nghĩ, hành động hay nói đúng hơn nó chiếm trọn tâm hồn và cuộc đời của nàng :
“Con sóng dƣới lòng sâu Con sóng trên mặt nƣớc Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ đƣợc Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”
(Sóng)
Vì thế, ngƣời con gái khi yêu mƣợn hình tƣợng sóng để thể hiện niềm ao ƣớc khôn cùng, ao ƣớc về sự bất tử của tình yêu. Nàng cảm nhận tình yêu
63
một cách thiêng liêng và bất diệt. Tình yêu phong phú, bí ẩn và nữ thi sĩ Xuân Quỳnh mang một niềm tin cũng thật mãnh liệt :
“Ở ngoài kia đại dƣơng Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở”
(Sóng)
Nhân vật trữ tình ở đây thật hồn nhiên, trong sáng, phơi phới men say tình yêu. Tác giả nhƣ muốn nói với chính mình, với ngƣời yêu, với cuộc đời về tình yêu tuổi trẻ nồng nhiệt, gắn với khát vọng bền vững của hạnh phúc. Quả thật, tình yêu bây giờ còn mới mẻ, hấp dẫn “Làm sao cắt nghĩa đƣợc tình yêu” (Xuân Diệu) nhƣng cũng quá chân thành, thủy chung. Do đó, nổi bật trong hình tƣợng con “sóng” của tình yêu ấy vẫn mang nét gì đó của tâm hồn quê kiểng truyền thống. Ta vừa thấy cái dữ dội, mãnh liệt, táo bạo lại nghe cái giọng dịu dàng, thủ thỉ thật đằm thắm của ngƣời con gái Việt Nam khi yêu. Hình tƣợng ngƣời phụ nữ đứng trƣớc biển, đặt lòng mình trên những con sóng để khám phá tình yêu, để thấy chỉ có biển mới trang trải hết lòng mình khi yêu thì thật là cuốn hút. Sóng có thể là sóng biển, là sóng lòng, lại là sóng tình, là khát vọng trào dâng. Xuân Quỳnh đã bộc lộ một ao ƣớc về sự tuyệt đối, sự bất diệt của tình yêu. Chị đã tự ví nỗi khát khao của mình là “sóng” và còn là “thuyền - biển”:
“Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thƣơng nhớ Lòng thuyền đau rạn vỡ Những ngày không gặp nhau Nếu từ giã thuyền rồi
64 Biển chỉ còn sóng gió Nếu phải cách xa anh Em chỉ còn bão tố”
(Thuyền và biển)
Những câu thơ cuồng nhiệt này thể hiện một tâm hồn nồng nhiệt, hết mình trong tình yêu. Tình yêu trong Xuân Quỳnh mãi vẫn là biển, là sóng gió thật nồng nàn, thật say đắm mà sao có điều gì đó báo rằng ở phía trƣớc là bão tố, là rạn vỡ. Song ta vẫn bắt gặp một Xuân Quỳnh hồn nhiên và sâu sắc, mạnh dạn mà lại thiết tha chân thật. Dù con sóng và biển cả đã mang trong nó dự cảm về những nỗi trăn trở, tƣơng phản không yên nhƣng niềm tin yêu vẫn cháy không nguôi.
Muốn gì thì tình yêu vẫn có giới hạn của nó. Bằng tình yêu cháy bỏng, con ngƣời chƣa đủ thiêu cháy tất cả mà đôi khi nó còn thiêu đốt cả hạnh phúc khi lầm lẫn. Tìm sự hòa hợp trong tình yêu giữa hai tâm hồn của Adam và Eva đâu phải là chuyện dễ. Khi hồn nhiên nói về tình yêu say đắm của mình, Xuân Quỳnh chỉ thấy một điều thật đẹp:
“Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhƣờng nào Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu”
(Thuyền và biển)
Những suy nghĩ về tình yêu, dù là mơ màng và dịu ngọt: “Những đêm trăng hiền từ/ Biển nhƣ cô gái nhỏ/ Thầm thì gửi tâm tƣ/ Quanh mạn thuyền sóng vỗ” hay quyết liệt, dữ dội đều xuất phát từ một trái tim yêu tha thiết, mãnh liệt, một tâm hồn muôn vƣợt ra khỏi giới hạn bé nhỏ của nữ nhi, chị muốn yêu, muốn thể hiện hết tình yêu và niềm tin tuyệt đối về một cuộc đời
65
tuyệt đẹp và vô tận. Tuổi trẻ trong thơ chị giống nhƣ một bức tranh với những gam màu nóng thật cuốn hút ấy sẽ nhƣ thế nào khi thời gian đem đến cho con ngƣời sự từng trải.
Khung cảnh nói thay lời một nhân vật trữ tình luôn trăn trở trƣớc sự vận động không ngừng của cuộc sống. Khi đứng ở hiện tại mà thấy trƣớc mắt cảnh trí của ngày xƣa, của quá khứ thì tâm hồn ấy thảng thốt biết chừng nào trƣớc sự chia xa nhƣ là một tất yếu. Thế cho nên nỗi day dứt về tình yêu và hạnh phúc giữa cuộc đời đầy biến động này càng nghiệt ngã hơn. Trong sự tuần hoàn của thiên nhiên, các mùa xuất hiện trong thơ là một cách Xuân Quỳnh thể hiện cảm xúc của mình đối với cuộc sống. Thơ Xuân Quỳnh đẹp nhất là mùa thu:
“Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thƣa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá Mùa thu ra biển cả
Theo dòng nƣớc mênh mang”
(Thơ tình cuối mùa thu)
Tiết thu là giao mùa giữa mùa hạ nóng bỏng và mùa đông băng giá. Xuân Quỳnh đứng ở khoảnh khắc dìu dịu của nắng, se se của gió heo may để trái tim ngân lên những nốt nhạc lòng vừa bâng khuâng tiếc nuối vừa ngây ngất mơ màng. Mùa thu mang trong đáy sâu của nó mùa đông tàn phai, mùa hạ đã tắt, đấy chính là khởi nguyên của vẻ buồn êm đềm của sắc thu. Mùa thu còn là khung cảnh để con ngƣời lắng nghe tiếng nói của lòng mình giữa bƣớc chuyển động du dƣơng, nên thơ của thiên nhiên.
66
Hay trong văn học trung đại Việt Nam, mùa thu là chủ đề mà đƣợc các thi nhân sáng tác rất nhiều. Trong đó kể đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, đặc biệt là bài thơ Câu cá mùa thu. Hình ảnh mùa thu hiện lên trong bài thơ với một không gian hẹp ở chốn làng quê của tác giả, trong một cái ao nhỏ với chiếc thuyền câu nhẹ thênh thênh:
“Ao thu lạnh lẽo nƣớc trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”
Cái tôi trữ tình lặn phía sau ngôn từ. Cảm giác của thi nhân thì hiện lên sắc sảo và tinh tế. Mùa thu đã vào chiều sâu, “ao thu lạnh lẽo” với mặt nƣớc “trong veo” rất muốn nhìn, ao thu nhƣ là chiếc gƣơng tròn của làng quê. Làng Bùi của nhà thơ là đồng chiêm trũng rất nhiều ao, ao nhỏ. Ao nhỏ thì thuyền câu cũng nhỏ theo “bé tẻo teo”, vần eo là thử vận hiểm hóc, vậy mà câu thơ trôi chảy tự nhiên nhƣ không, nhƣ không có chút gì là kĩ xảo cả. Một mùa thu thật yên bình.
Có một điều đáng nể phục ở Xuân Quỳnh, chị là mẫu ngƣời phụ nữ không ngại gian khổ, đi công tác khắp mọi vùng miền trên đất nƣớc Việt Nam này. Hình ảnh thiên nhiên trong những năm tháng chiến tranh đã đƣợc Xuân Quỳnh chiêm nghiệm và hình tƣợng hóa:
“Mây đến những thao trƣờng Nơi mặt trời lửa đổ
Che lƣng đồng chí ta Đỡ nắng thiêu chín đỏ”
(Mây)
Mây vốn nhẹ nhàng đến thế mà qua ngòi bút của Xuân Quỳnh hình ảnh “mây” thật anh dũng và giàu giá trị nhân văn. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ gian lao, nơi chiến trƣờng khắc nghiệt, những cái nóng nhƣ đổ lửa, cảm tƣởng nhƣ thiêu đốt đƣợc da thịt của những ngƣời chiến sĩ ấy vậy mà mây đã đến, đến lúc cần thiết nhất để che chở cho quân dân ta “che