1.1.2 .Con ngƣời
3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
3.2.1. Ngôn ngữ giản dị
Nhà thơ lựa chọn ngôn ngữ giản dị, mang đậm chất hiện thực đời thƣờng khi viết về thiên nhiên. Đó là thứ ngôn ngữ lột tả tận đáy bề bộn và thô nhám của cuộc sống. Hiện thực cuộc sống có thế nào thì nói thế ấy, nhà thơ không phải tô vẽ hay thêm bớt gì.
Ngôn ngữ bình dị. Trong thơ Xuân Quỳnh ngôn ngữ vừa giản dị, thân mật lại giàu biểu cảm. Xuân Quỳnh còn sử dụng những cặp đại từ xƣng hô rất quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày nhƣ “anh – em”, “mình – ta” …nhất là lối xƣng em của nhân vật trữ tình khiến cho lời thơ mang đậm tính thân mật:
“Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh nhƣ màu khói Ai biết lòng anh có đổi thay?”
(Hoa cỏ may)
Ngay trong lãnh địa của tình yêu, thông thƣờng ngƣời ta sử dụng ngôn ngữ có cánh để trao lời yêu thƣơng nhƣng Xuân Quỳnh vẫn ƣa sử dụng ngôn ngữ giản dị, chân thật. Xuân Quỳnh quan niệm: “Đừng lo đi tìm ngôn ngữ, cảm xúc sẽ tự chọn ngôn ngữ của mình”. Xuân Quỳnh không có ý định trau chuốt cho thơ của mình. Chị để thơ tự bộc lộ những cung bậc cảm xúc chân thành, coi thơ là tiếng nói tự trái tim. Trong vƣơng quốc của tình yêu, Xuân Quỳnh không hề ngại ngần bày tỏ tình yêu của mình với một nửa yêu thƣơng. Nhà thơ sử dụng thứ ngôn ngữ thật thật giản dị, thân mật nhƣ cách ngƣời ta trò chuyện với nhau:
“Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”
(Sóng)
Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh thật là nồng nàn, sâu sắc và đƣợm nỗi thoảng thốt lo âu, tất cả đƣợc diễn đạt bằng một ngôn ngữ giản dị, trong
77
sáng, hầu nhƣ không cách điệu. Đó là thứ ngôn ngữ đạt tới tầm cao của nghệ thuật nhƣng vẫn dễ hiểu với đông đảo quần chúng, vẫn có thể gây đƣợc những niềm xúc động. Đúng nhƣ tác giả Mai Hƣơng trong bài viết Xuân Quỳnh đã nhận xét: “Cái đáng quý nhất trong thơ tình là sự chân thật. Ƣu điểm này ở Xuân Quỳnh khá rõ. Thơ của chị nhiều khi nhƣ một lời trò chuyện tâm tình, khẽ khàng, nhỏ bé, khiến ngƣời nghe phải gần lại mới thấy hết đƣợc những gì nhà thơ muốn nói ẩn vào sau mỗi dòng thơ. Xuân Quỳnh luôn nói thật, nói hết, nói đến tận cùng những tình cảm của mình” [2; 50].
Ngôn ngữ trong thơ Xuân Quỳnh là một thứ ngôn ngữ giản dị, thân mật nhƣ lời ăn tiếng nói hàng ngày. Nữ thi sĩ không khoác tấm áo choàng sặc sỡ, diêm dúa lên ngôn ngữ thơ mình, trái lại chị để cho dòng cảm xúc thăng hoa rồi sau đó lựa chọn ngôn ngữ thể hiện. Chính đặc điểm trên đã khiến cho thơ của Xuân Quỳnh mang một vẻ đẹp chân thực, giản dị, chị đƣợc mệnh danh là nhà thơ của đời thƣờng.