1.1.1 .Khái quát về Công giáo
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Người Công giáo xã Thụy Vân
Sau khi Tin Mừng được truyền vào Việt Nam năm 1533, đến năm 1599, người Công giáo xã Thụy Vân được đón nhận Tin Mừng. Cho đến nay, người Công giáo xã Thụy Vân đã sống đời sống Đức Tin được trên 400 năm. Trong lịch sử xây dựng và phát triển xã cho đến hiện nay, người Công giáo xã Thụy Vân là một bộ phận không nhỏ, không thể thiếu trong thành phần dân cư của xã đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của toàn xã. Đến năm 2015, số người Công giáo xã Thụy Vân là như sau:
Bảng 01: Số giáo dân Công giáo xã Thụy Vân năm 2015
Stt Tên giáo họ Số hộ Số khẩu
1 Xóm Nam Hòa 285 1.100
2 Xóm Trung Kiên 283 1.050
3 Họ Bắc Hợp 220 803
5 Họ Vĩnh Hóa 201 780
Tổng 04 họ 989 3.733
Số liệu do HĐGX Nỗ Lực cung cấp năm 2015 (Nguồn: Giáo xứ Nỗ Lực)
Như vậy, tại xã Thụy Vân, đến năm 2015, tổng 2 giáo xứ Nỗ Lực và Vĩnh Hóa với 4 giáo họ có tổng khoảng 3.733 giáo dân. Trong khi đó, số dân của toàn xã cung cấp năm 2015 là 14.200 người. Do đó, tỷ lệ phần trăm người Công giáo
trên tổng số dân là 26,3/ 100%. Do vậy,vào những năm 2015, người Công giáo trong xã Thụy Vân chiếm tỷ lệ tương đối lớn, với khoảng 26,3% số dân trongxã. Và cho trong gia đoạn hiện nay, người Công giáo xã Thụy Vân vẫn không ngừng được tăng lên.
Người Công giáo trong xã Thụy Vân có đời sống hòa đồng rất tốt với anh em lương dân. Điều đó được thể hiện bằng việc giao lưu đoàn kết trong những ngày lễ, ngày tết, ngày hội hay những ngày quan trọng khác như Hội Đình, Hội Làng, các dịp lễ Noel…v.v. Theo như lời ông Phan Thanh Hải, Phó chủ tịch UBND xã Thụy Vân cho hay: “Trong những năm qua, trên địa bàn xã Thụy Vân, bà con vùng Công giáo và các khu vực khác trong xã luôn đoàn kết, thống nhất chung tay xây dựng xã Thụy Vân ngày một văn minh giàu đẹp. Kết quả thực tế đạt được đó là đến năm 2013, xã Thụy Vân là xã đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, qua đó được chính quyền thành phố Việt Trì trao tặng bằng khen trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới”.
Đời sống kinh tế của người Công giáo trong xã phát triển rất ổn định. Trong lịch sử, nghề chính là nghề nông làm ruộng. Nhưng từ sau những năm 1990, khi nền kinh tế mở cửa và hội nhập, nhận thấy cần phải đổi mới kinh tế để nâng cao đời sống, người Công giáo trong xã tích cực tham gia thay đổi cơ cấu kinh tế gia đình. Theo đó, đại bộ phân người dân Công giáo trong xã bên cạnh việc làm nông còn làm nghề tay trái là nghề xây dựng. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, nghề tay trái này lại là nghề chính trong làm ăn của các gia đình Công giáo nơi đây. Cho đến hiện nay, trên địa bàn giáo xứ Nỗ Lực (giáo xứ mẹ cũ) đã có nhiều Công ty do chính những người trong giáo xứ đứng ra thành lập, các công ty đó bao gồm những công ty xây dựng, dịch vụ...v.v. Điều đó cho thấy, người Công giáo nơi đây đã thích ứng rất nhanh và hiệu quả với cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệc nhờ sự hướng dẫn của chính quyền xã qua các giai đoạn; sự đổi mới tư duy trong làm ăn kinh tế mà hiện nay đã giúp cho đời sống kinh tế cũng như đời sống văn hóa của người Công giáo trong xã đi lên và không ngừng ổn định, tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động của chính người dân Công giáo nơi đây.
Người Công giáo xã Thụy Vân tại giáo xứ Nỗ Lực và Vĩnh Hóa được nhiều người biết đến không chỉ về đời sống kinh tế ổn định, vững mạnh, mà còn được biết đến với việc đây là một giáo xứ cổ, đông dân, có truyền thống hiếu học, truyền thống ơn gọi linh mục, tu sĩ. Và đây cũng chính là một trong những
giáo xứ đứng đầu của Giáo phận Hưng Hóa về mọi mặt như: kinh tế, đạo đức, ơn gọi, hiếu học…v.v. Hiện nay, tại xã Thụy Vân, do người Công giáo tập chung chủ yếu tại hai giáo xứ là giáo xứ Nỗ Lực và Vĩnh Hóa nên đây chính là địa bàn nghiên cứu chính của tác giả về thực hành đạo hiếu.
Trong đời sống văn hóa tâm linh của mình, như đã nói trước, khi đạo Công giáo đến với dân làng Nỗ Lực thì đại bộ phận dân nơi đây là lương dân. Nhưng bắt đầu từ những năm 1599, khi đạo Công giáo được gieo trên mảnh đất Nỗ Lực, người dân nơi đây lần đầu tiên được thấy ánh sáng Tin Mừng và sự tốt đẹp của chân lý ấy phù hợp với đời sống của họ nên dân làng nơi đây đã xin gia nhập đạo. Khi gia nhập đạo Công giáo, bên cạnh việc giữ những tập tục mới của Giáo Hội, người dân nơi đây vẫn không quên những ngày lễ quan trọng của làng mình, vẫn giữ các truyền thống vốn đã có trong tiềm thức đời sống tâm linh. Trong số đó, không thể không kể đến việc tưởng nhớ và tôn kính tổ tiên.
Người Công giáo trong xã Thụy Vân có đời sống thực hành hiếu đạo rất cụ thể. Thực hành hiếu đạoCông giáo ẩn sâu bên trong mỗi tâm hồn người Công giáo xã Thụy Vân. Và chỉ khi có niềm tin sâu sắc, Đức Tin thiêng liêng vào
Thiên Chúa thì mới cảm nhận được. Chính đây là “nguồn sống” cho mọi thế hệ
người dân Công giáo trong xã. Bởi, tất cả đều được nuôi dưỡng từ sự “quan phòng” và “hồng ân” Thiên Chúa ban khi sống trong môi trường cộng đoàn giáo học, giáo xứ đến xã hội.
Đời sống văn hóa xã hội và đời sống thực hành hiếu đạo của người Công giáo xã Thụy Vân đã góp phần làm nên diện mạo, sắc thái cho người Công giáo nơi đây so với người Công giáo những nơi khác trong tỉnh Phú Thọ. Do vậy, đời sống đạo hiếu tại đây đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong đời sống tâm linh. Nó là những thứ cốt cách nhất, cơ bản và nền tảng nhất của người Công giáo nơi đây trong việc phát triển Đức Tin Kitô Giáo cũng như hòa nhập chung vào cộng đồng, xã hội.
Tiểu kết chương 1
Đạo hiếu là vấn đề phổ quát chung có trong nhiều nền văn hóa, tôn giáo vì vậy được phản ánh, đề cập rất nhiều. Xung quanh vấn đề thực hành đạo hiếu trong đời sống văn hóa người Công giáo xã Thụy Vân, tác giả trình bày những nội dung của vấn đề nghiên cứu mang tính lí luận và thực tiễn. Từ hiếu khi nhìn từ Văn hóa Việt Nam, Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo đến Công giáo. Nhìn chung các quan điểm này đều gắn liền với văn hóa Việt Nam khi các
tôn giáo này đã và đang tồn tại tại Việt Nam. Hiếu đạo trong Công giáo là cơ bản là tâm tình thể hiện thái độ của cá nhân (tín hữu, con chiên) trong các mối tương quan với Thiên Chúa và con người.
Toàn bộ chương 1 tác giả trình bày những nét cơ bản về đạo Công giáo trên thế giới và tại Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay. Các quan điểm về đạo hiếu từ Văn hóa Việt Nam, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đến Công giáo được tác giả người làm rõ qua đó giúp cho độc giả có cái nhìn khách quan khi đem ra đối chiếu. Cùng với đó, những nét cơ bản về xã Thụy Vân cũng được tác giả trình bày cách khái quát, cụ thể, chi tiết. Dựa trên nền tảng kiến thức tìm hiểu, nghiên cứu ở Chương 1 và các vấn đề liên quan, Chương 2 tác giả tập chung nghiên cứu, tìm hiểu những thực trạng về thực hành đạo hiếu của người Công giáo xã Thụy Vân, qua đó giúp độc giả tiếp tục từng bước được thấy rõ hơn về thực hành hiếu đạo trong đời sống văn hóa thường ngày.
Chương2
THỰC TRẠNG VỀ ĐẠO HIẾU TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở XÃ THỤY VÂN, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,
TỈNH PHÚ THỌ