1.1.1 .Khái quát về Công giáo
3.2. Giải pháp
3.2.5. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu, tìm hiểu và đối thoại vớ
các tôn giáo khác về đạo hiếu
Việt Nam xưa nay vốn là đất nước của sự đa dạng về các tôn giáo lớn trên thế giới, với việc cùng chung sống và phát triển của các tôn giáo như: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo, Tin Lành…v.v. Tất cả các tôn giáo lớn này đã và đang cùng chung sống với nhau dưới một nền văn hóa dân tộc. Điều đáng quan tâm ở đây là văn hóa Việt Nam là nền văn hóa rất linh hoạt, chủ động, mềm dẻo nhưng cũng không kém phần cứng nhắc trong cách tiếp nhận các giá trị văn hóa – tôn giáo từ bên ngoài. Văn hóa Việt Nam luôn biết cách chọn cho
mình những gì tốt đẹp nhất từ những giá trị của các tôn giáo để làm giàu, phong phú và đa dạng cho văn hóa dân tộc. Đây chính là nền tảng và cơ sở cho việc các tôn giáo tại Việt Nam cùng chung sống, hòa bình, ổn định và phát triển trên những địa bàn khác nhau của cả nước.
Hiện nay, trên địa bàn xã Thụy Vân có những tôn giáo như Phật giáo, Công giáo cùng chung sống với nhau. Đây cũng chính là hai tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất tới đời sống của cộng đồng dân cư trong toàn xã. Phật giáo có ảnh hưởng lớn và sâu sắc khi gắn liền với đời sống văn hóa của những nhà sư, nhân dân hướng theo Phật giáo, sự thể hiện này về đời sống người dân hướng theo tinh thần Phật giáo được phản ánh cách sinh động và đa dạng. Công giáo có ảnh hưởng sâu đậm tới toàn thể đời sống vật chất cũng như tinh thần của các tín hữu. Như thế, ngay trên một địa bàn, mặc dù có hai tôn giáo lớn cùng chung sống và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhưng cả hai vẫn hòa đồng, đoàn kết cùng có tác động đến đời sống người dân thông qua những ảnh hưởng từ những giá trị tích cực của mình. Qua những đóng góp và giá trị tích cực của mình, Phật giáo và Công giáo không ngừng đưa nhân dân xã Thụy Vân đi lên về đời sống tinh thần, nhất là các giá trị tâm linh vốn có của mỗi bên.
Trong lịch sử và hiện nay, cả Phật giáo và Công giáo cùng chung sống, ảnh hưởng và có những tác động tích cực đến đời sống văn hóa người dân xã Thụy Vân, nhất là hiếu đạo và thực hành đạo hiếu của mỗi bên là không thể phủ nhận. Những ngôi Chùa cổ kính của Phật giáo và Nhà thờ Công giáo trên địa bàn xã cùng đồng hành với đời sống nhân dân trong mọi thời điểm, luôn dang rộng vòng tay chào đón những tín đồ mến mộ. Do vậy, các hoạt động tăng cường giao lưu, tìm hiểu về thực hành hiếu đạo trong đời sống người dân xã Thụy Vân đối với Phật giáo và Công giáo là không thể thiếu. Qua đây, những tín đồ của Phật tử, nhân dân hướng theo Phật tử và người tín hữu Công giáo xã Thụy Vân được có cơ hội nhận biết và hiểu về thực hành hiếu đạo trong đời sống của nhau nhiều hơn. Cũng từ đây, bên này có thể học hỏi được các giá trị về hiếu đạo cũng như những cách thực hành hiếu đạo từ bên kia và ngược lại. Đó là sự tương tác qua lại hữu cơ mang đến lợi ích giữa Công giáo và Phật giáo, phản ánh đúng thực tế trong lịch sử và hiện nay tại xã Thụy Vân.
Để làm được như vậy, trước tiên cần: Các cấp chính quyền xã cần có sự quan tâm đi đầu trong việc nâng cao đời sống kinh tế cũng như tinh thần cho
nhân dân thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động xây dựng kinh tế, văn hóa văn nghệ và thể thao cả về số lượng và chất lượng.
Nhất quán trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đoàn kết dân tộc tại các cơ sở địa phương như: Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), số 23-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003, về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX tại Hội nghị lần thứ bảy về công tác dân tộc và Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo…v.v. Đây là những vấn đề quan trọng trong việc củng cố chính quyền và đoàn kết toàn dân. Vì vậy, cần không ngừng tích cực thực hiện theo các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước để đưa đời sống nhân dân trong xã đi lên về mọi mặt. Trong đó, cần nhìn nhận cách đặc biệt về đoàn kết tôn giáo trong xã như một khâu quan trọng trong việc phát triển kinh tế nói chung và văn hóa xã hội nói riêng.
Các nhà lãnh đạo tôn giáo của Phật giáo, Công giáo trên địa bàn xã Thụy Vân cần không ngừng tạo mọi điều kiện cởi mở để giao lưu, tìm hiểu, qua đó tín đồ hai bên có cơ hội hiểu biết lẫn nhau, nhất là về đạo hiếu. Cụ thể, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, các chương trình giải đáp thắc mắc giữa đạo hiếu Công giáo với Phật giáo trong đời sống nhân dân.
Toàn thể nhân dân, tín đồ của Phật giáo cũng như Công giáo trên địa bàn xã Thụy Vân cần tích cực, chủ động và linh hoạt trong việc tìm hiểu, học hỏi các giá trị hiếu đạo lẫn nhau trong đời sống văn hóa. Qua đó, tạo điều kiện làm nền tảng cho việc hội nhập và đoàn kết văn hóa giữa đời sống văn hóa – tôn giáo.
Theo như ông Chu Thanh Hải, Phó chủ tịch xã Thụy Vân có nhận định: “UBND xã Thụy Vân đã và đang thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển đời sống văn hóa – tôn giáo. Tuy nhiên, hiện nay để tiếp tục phát huy những yếu tố sẵn có trong đời sống nhân dân lương giáo để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội toàn xã cần có sự phối hợp giữa chính quyền, nhân dân với các cơ quan ban ngành, các tổ chức, doanh nghiệp cùng đứng ra đầu tư, hỗ trợ cho các họat động văn hóa văn nghệ và thể thao. Trong những năm qua, hoạt động về đời sống văn hóa của bà con nhân dân trong toàn xã luôn luôn phát triển ổn định và có bước thăng tiến mạnh như: các hoạt động văn hóa văn nghệ, rèn luyện thể dục thể thao dành cho các lứa tuổi, các khu dân cư, các liên hội...”
Như vậy, hoat động đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo trên địa bàn xã Thụy Vân là một trong những vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế và nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân xã Thụy Vân. Hơn bao giờ hết, các cơ chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, tập thể, cá nhân cùng toàn thể nhân dân xã Thụy Vân tích cực thực hiện đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo.