1.1.1 .Khái quát về Công giáo
2.2. Những biểu hiệntrong thực hành đạo hiếu của người Công giáo ở xã
2.2.5. Tết Nguyên Đán
Với những người làm con cháu trong các gia đình Công giáo xã Thụy Vân, Tết Nguyên Đán cũng chính là dịp thuận tiện để thể hiện lòng hiếuđạo với cha mẹ, ông bà và tổ tiên còn sống cũng như đã qua đời. Cụ thể:
Một là, người Công giáo xã Thụy Vân đi tảo mộ tổ tiên những ngày cuối năm. Dịp Tết Nguyên Đán chính là dịp mà người Công giáo xã Thụy Vân nhà nhà, người người đi tảo mộ và viếng mộ tổ tiên. Theo đó, vào chiều 30 tháng chạp (Âm lịch), trước bữa cơm Tất Niên kết thúc năm cũ, toàn thể con cháu trong đại đa số các gia đình Công giáo xã Thụy Vân đi ra nghĩa địa, nghĩa trang để viếng mộ tổ tiên. Những công việc khi họ đi viếng mộ tổ tiên trong ngày cuối năm gồm: tảo mộ, đặt vòng hoa, đọc kinh cầu nguyện...cùng những việc làm khác. Theo kết quả điều tra tổng thể, có 100% các gia đình Công giáo xã Thụy Vân thực hiện việc đi tảo mộ và viếng mộ tổ tiên nhân ngày cuối năm. Như thế, đây chính là một việc làm cụ thể và tốt đẹp về lòng biết ơn, sự tri ân báo hiếu với tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán của người Công giáo xã Thụy Vân.
Hai là, con cháu đến chúc tuổi ông bà, cha mẹ nhân dịp đầu xuân năm mới. Trong ngày đầu năm mới (mùng 1 Tết), toàn thể đại gia đình cùng nhau đi tham dự thánh lễ ngày đầu năm để cầu bình an cho nhau trong năm mới. Sau khi tham dự thánh lễ xong, toàn thể con cháu trong gia đình quy tụ đầy đủ về gia đình để gặp gỡ và chúc mừng tuổi mới cha mẹ nhân dịp đầu xuân năm mới.
Ngược lại, cha mẹ cũng chúc con cháu trong gia đình với những ý nguyệ tốt đẹp nhất. Vì vậy, chúc tuổi cha mẹ nhân dịp đầu xuân năm mới là một nét đẹp văn hóa trong việc duy trì thực hành đạo hiếu đối với người Công giáo xã Thụy Vân trước đây và hiện nay. Tham dự thánh lễ trước và đến chúc tuổi cha mẹ với người Công giáo xã Thụy Vân giúp vừa thể hiện việc giữ trọn bổn phận với Thiên Chúa trong tương quan là Cha trên trời, vừa thực hiện đây đủ trách nhiệm giữ hiếu với cha mẹ trong tương quan tha nhân ở đời này.
Ba là, con cháu xin Thánh lễ và đọc kinh cầu nguyện cách đặc biệt cho cha mẹ, ông bà và tổ tiêncòn sống cũng như đã qua đời trong ngày mùng hai Tết. Hội thánh Công giáo luôn mời gọi con cái mình không ngừng lưu giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa dân tộc để làm lợi cho đời sống đạo. Và trong vô vàn những nét đẹp rạng ngời đó, nổi lên vẻ đẹp của lòng biết ơn, sự tri ân tình cảm với những đấng bậc sinh thành qua việc thể hiện tâm tình báo hiếu trong ngày mùng 2 Tết. Từ truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, trong 3 ngày Tết, ngoài ngày mùng 1 Tết, Hội thánh Công giáo mời gọi những người con trong các gia đình Công giáo xã Thụy Vân dành riêng ngày mùng 2 Tết để hướng lòng và cầu nguyện cho những các bậc tổ tiên đã qua đời, ông bà cũng như cha mẹ còn sống. Như vậy, việc xin thánh lễ và đọc kinh cầu nguyện cách đặc biệt cho những đấng bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ còn sống cũng như đã qua đời trong dịp Tết Nguyên Đán nói chung và ngày mùng 2 Tết nói riêng thể hiện điểm nhấn nổi bật trong tinh thần báo hiếu Kitô giáo với đời sống người Công giáo xã Thụy Vân. Bên cạnh đó, không chỉ thực hiện báo hiếu với tổ tiên, ông bà và cha mẹ trong đại gia đình huyết tộc, người Công giáo xã Thụy Vân còn thể hiện sự tri ân, lòng báo hiếu với bà con lối xóm trong dân làng qua việc đi chúc Tết, thăm hỏi, động viên dựa trên nền tảng Đức Tin Công giáo và tinh thần văn hóa truyền thống cộng đồng.
Với những việc làm trên trong dịp Tết Nguyên Đán, ít nhiều chúng ta thấy được thực hành đạo hiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Công giáo xã Thụy Vân là cụ thể và sống động. Hơn nữa, qua đây thấy được thực hành hiếu đạo trong dịp Tết Nguyên Đán đối với người Công giáo xã Thụy Vân gắn liền với niềm tin và đặc tính Công giáo.
Từ việc ý thức sâu sắc được tầm quan trọng và ý nghĩa của ngày Tết Việt, Giáo hội Công giáo Việt Nam luôn nhắc nhở con cái mình phải biết ơn, nhớ đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Do vậy, trên thực
tế cho thấy,người Công giáo xã Thụy Vân đã và đang không ngừng thực hiện công việc báo hiếu đó cách hài hòa, tích cực giữa kết hợp truyền thống văn hóa dân tộc với đặc tính Công giáo tại Việt Nam.