Khái quát về lòng tôn kính, tôn thờ vàtưởng nhớ của người Công giáo ở

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong đời sống văn hóa của người công giáo ở xã thụy vân, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 40)

1.1.1 .Khái quát về Công giáo

2.1. Khái quát về lòng tôn kính, tôn thờ vàtưởng nhớ của người Công giáo ở

ở xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.1.1. Lòng tôn kính, tôn thờ Thiên Chúa của người Công giáo xã Thụy Vân

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, Ông Trời là Đấng cao cả, tốt lành, toàn mỹ, toàn thiện, luôn yêu thương con người như cha mẹ yêu thương con cái vậy. Người Việt Nam từ xưa ảnh hưởng của luân lý Khổng Mạnh đều tin Ông Trời, Ông Thiên là đấng sáng tạo vạn vật, vũ trụ, con người. Người ta thường gọi Ông Trời, Ông Thiên bằng nhiều danh từ khác nhau như Thượng Đế, Đấng Tối Cao, Đấng chí tôn, Đấng Tạo Hóa, Đấng toàn năng, Đức Chúa Trời, Thiên Chúa…v.v.

Từ lâu, trong văn hóa, tín ngưỡng và phong tục của người Việt Nam có đạo lý thâm sâu, tín ngưỡng thuần khiết. Và khi họ kêu cầu Trời, tế Trời là họ cũng thưa với Đấng Toàn Năng mà những người Công giáo đang tôn thờ và tôn xưng danh Ngài là Đức Chúa Trời, Thiên Chúa…v.v. Như vậy có thể thấy, từ xa xưa, trong sâu thẳm, quan niệm của người Việt về Ông Trời, Ông Thiên chính là vị Cha chung, luôn yêu thương săn sóc con cái. Và với Công giáo, người Công giáo xã Thụy Vân, Ông Trời, Ông Thiên chính là người Cha chung của tất cả mọi. Người Cha chung này đã tạo thành muôn loài muôn vật, trong đó có con người.Ngài chính là Thiên Chúa, Đức Chúa Trời. Do vậy, với niềm tin và giáo lý Công giáo, người Công giáo xã Thụy Vân thừa nhậnÔng Trời, Ông Thiên hay Đức Chúa Trời, Thiên Chúa chính tổ tiên của mình.

Với người Công giáo nói chung, người giáo dân xã Thụy Vân nói riêng,

tôn kính, tôn thờ Thiên Chúa chính là việc “thờ phượng” Ngài cách trọng thể,

vượt trên tất cả. Niềm tin tôn kính, tôn thờ Thiên Chúa của người Công giáo nói

chung và giáo dân xã Thụy Vân được quy định rõ trong “Thập giới”, tức “Mười

điều răn Đức Chúa Trời”. Trong “Thập giới”, Thiên Chúa đã quy định cho tất cả con cái loài người, đặc biệt đối với mỗi người đã và đang tin theo Ngài phải tôn kính, thờ phượng (phụng thờ) mình Ngài, vì Ngài là Đấng dựng nên mọi loài. Ngài quy định, trong 10 điều răn ấy, con người phải thực hiện tốt cả mười. Không được bỏ điều này mà coi thường điều kia hoặc làm điều này mà không

làm điều kia. Chính vì vậy, tôn kính, tôn thờ Thiên Chúa đối với đời sống người Công giáo xã Thụy Vân là gắn liền với 10 điều răn Đức Chúa Trời.

Tôn kính, thờ phượng (phụng thờ) Thiên Chúa cũng chính là báo hiếu cho Ngài đối với người Công giáo xã Thụy Vân. Đây là điều bắt buộc trong đời sống đạo thường ngày và được cụ thể hóa thông qua những việc làm và hành động. Đó là siêng năng tham dự các ngày lễ, ngày thường cũng như lễ trọng; chuyên chăm đọc kinh cầu nguyện; làm việc lành phúc đức;siêng năng đi hành hương lĩnh ơn thánh; thực thi những giáo lý, giáo luật của Chúa và Giáo hội truyền dạy…v.v. Với người Công giáo xã Thụy Vân, tuyên xưng Đức Tin phải được thể hiện mọi nơi, mọi lúc để trong mọi hoàn cảnh sống, dù đi đâu, làm gì, khó khăn hay thuận lợi, vui buồn hay sướng khổ ai ai cũng có thể nhận ra mình là người Công giáo, là con Chúa, con Trời. Vì chưng, như Thánh Phaolô tông đồ đã quả quyết “Đức Tin không có hành động là Đức Tin chết”. Thế nên, Đức Tin, lòng yêu mến tôn thờ Thiên Chúa đối với người Công giáo xã Thụy Vân luôn được thể hiện và gắn liền trong những hành động sống đạo.

Với lòng tôn kính, tôn thờ Thiên Chúa là vị Cha chung, người Công giáo xã Thụy Vân luôn ý thức mình là người Công giáo, sống đúng đạo đức người Công giáo. Người Công giáo trong xã Thụy Vân, cụ thể là địa bàn vùng giáo xứ Nỗ Lực, Vĩnh Hóa ý thức rất rõ bổn phận và nghĩa vụ tôn kính, tôn thờ Thiên Chúa mình, chính điều này giúp họ có đời sống đạo rất tốt. Trong tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân, họ luôn cân bằng để thông qua đời sống hằng ngày, tình mến Chúa và yêu người ngày càng được thể hiện và củng cố. Cụ thể, đời sống đạo của họ được thể hiện thông qua thực hiện hàng loạt các nghi thức trong đạo Công giáo do Luật Chúa và Mẹ Giáo hội quy định, mà trước nhất là tôn kính,thờ phượng Thiên Chúa và sau là sống tình yêu thương, hiệp nhất với anh em dù là lương dân hay Công giáo. Tôn kính, tôn thờ Thiên Chúavới mỗi người Công giáo xã Thụy Vân cũng chính là được nhận biết, giáo dục, và hướng dẫn thực hành từ khi còn nhỏ cho tới khi trưởng thành và đồng hành với họ trong suốt cuộc đời.

Nhà thờ là nơi tôn kính, thờphượng (phụng thờ) Thiên Chúa – vị Cha chung cách lý tưởng nhất. Bởi Nhà thờ là nơi được lập nên với mục đích chính yếu là tôn kính, thờ phượng Thiên Chúa. Ngoài ra,Nhà thờ còn là nơi hội họp chính của dân làng Công giáo xã Thụy Vân khi cần thiết. Vì lòng sùng bái, tôn kính, tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa cách sâu sắc trong đời sống thường

ngày nên người Công giáo xã Thụy Vân tích cực đến Nhà thờ bằng việc tham dự các ngày lễ, đặc biệt là các ngày lễ Chúa nhật và lễ trọng (lễ giáng Sinh, lễ Phục Sinh – lễ Chúa Giêsu sống lại, lễ Chúa Giêsu lên trời, lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, lễ Đức Mẹ lên trời, lễ Các Thánh...v.v).

Lòng tôn kính, tôn thờ Thiên Chúa là vị Cha chung còn được thể hiện ngay trong gia đình. Theo đó, nhằm đáp ứng nhu cầu lòng báo hiếu, tâm tình biết ơn và sự tôn kính, tôn thờ Thiên Chúa, trong mỗi gia đình Công giáo xã Thụy Vân đều có bàn thờ Thiên Chúa. Bàn thờ gia đình vừa là nơi tôn kính, tôn thờ vị Cha chung là Thiên Chúa, vừa thể hiện báo hiếu với là tổ tiên trong phạm vi gia đình, dòng họ. Tại đây, bàn thờ Thiên Chúa được bố trí tại nơi trang trọng nhất của gia đình và luôn được đặt cao nhất. Cùng với đó là nhiều tranh ảnh của Chúa được treo xung quanh nhà, phòng ngủ…v.v.Biểu hiện nổi bật nhất của niềm tin kính và lòng báo hiếuvới Thiên Chúa là Cha chung được thể hiện qua việc luôn hướng lòng về Thánh ý Chúa, siêng năng tham dự Thánh lễ, kinh nguyện sáng – trưa – tối, các hoạt động trong tương quan với Thiên Chúa và với tha nhân.

Tôn kính, tôn thờ Thiên Chúa trong đời sống người Công giáo xã Thụy Vân dù già trẻ hay trai gái, tất cả đều thể hiện lòng tôn trọng với danh thánh Chúa. Theo đó, không ai xúc phạm hay xưng hô danh Thiên Chúa – tên Ngài cách bất xứng.

Trong phạm vi tôn giáo thuộc Giáo phận Hưng Hóa, người Công giáo xã Thụy Vân nổi tiếng với một đời sống đạo thánh thiện, ngày đêm kinh hạt, siêng năng tham dự thánh lễ, tôn kính, thờ phượng Thiên Chúa với niềm tin sâu sắc nên được Người ban cho nhiều ơn lành và ơn ích thiêng liêng. Điều này được minh chứng qua đông đảo những người con của giáo xứ Nỗ Lực và Vĩnh Hóa đi tu làm linh mục và tu sĩ. Không chỉ vậy, với truyền thống nề nếp về đạo đức, hiếu học kết hợp với đời sống kinh tế ổn định, họ đã và đang ngày một làm cho đời sống đạo – đời của chính mình ngày càng giàu đẹp và phát triển hơn.

2.1.2. Lòng tôn kính, tưởng nhớ tổ tiên trong gia đình, dòng họ

Như đã nói trước, đời sống người Công giáo xã Thụy Vân gắn liền với

“Mười điều răn Đức Chúa Trời”. Do vậy, trong “Thập giới”, sau ba điều răn đầu thực hiện lòng tôn kính, thờ phượng Thiên Chúa cách tuyệt đối, điều răn thứ

tư Thiên Chúa yêu cầu thực hiện lòng “thảo kính cha mẹ”[21;153].

có truyền thống thực hành đạo hiếu trong đời sống. Ở đây, thực hành hiếu đạo không chỉ dừng lại ở việc báo hiếu cho Thiên Chúa – Ông Trời – vị Cha chung mà còn thể hiện hiếu đạo với chính tổ tiên, ông bà, cha mẹ ngay trong gia đình. Như vậy, người Công giáo xã Thụy Vân vừa hòa chung vào niềm tin Công giáo của cộng đồng Công giáo tại Việt Nam vừa lưu giữ và thực hiện truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc thông qua thực hành hiếu đạo trong gia đình, dòng họ.

Với tín lý chung của toàn Giáo Hội Công giáo “Tôi tin xác loài người ngày sau

sống lại”[12; 10], người Công giáo xã Thụy Vân càng có cơ sở để thể hiện đạo hiếu của mình được tốt đẹp và cụ thể hơn.

Việc tôn kính, tưởng nhớcha mẹ, ông bà, tổ tiên trong phạm vi gia đình, dòng họ đối với đời sống người Công giáo xã Thụy Vân là rất đa dạng và phong phú. Sự đa dạng và phong phú đó đều được bắt nguồn từ Thiên Chúa và quy hướng về Thiên Chúa. Cụ thể là noi gương Chúa Giêsu, vì Ngài là mẫu gương tuyệt vời nhất về đời sống hiếu đạo với Thiên Chúa và với tha nhân. Sự đa dạng ở đây chính là về quan niệm hiếu đạo Công giáo, hình thức, cách thức, thời gian, địa điểm cho đến đối tượng tôn kính, tưởng nhớ. Đa dạng còn được thể hiện khi tư tưởng hiếu không chỉ trong gia đình, dòng họ mà hướng lên Thiên Chúa và nhìn về quê hương, đất nước trong tinh thần hiệp thông.

Hiếu đạo và thực hành hiếu đạo được người Công giáo xã Thụy Vân thể hiện cách tích cực. Đó là bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như tâm tình con thảo của những người làm con cháu đối với những bậc sinh thành, dưỡng dục khi còn sống cũng như qua đời. Cũng như người Việt Nam truyền thống và hiện nay, hiếu đạo đó được thể hiện trong những ngày đặc biệt của gia đình, dòng họ. Cụ thể: Các dịp những ngày bình thường, ngày lễTết, tang ma, giỗ chạp, cưới xin, làm nhà, con thi đậu trường, tháng cầu hồn...v.v. Đặc biệt, với người Công giáo xã Thụy Vân, đạo hiếu được thể hiện rõ nhất trong Thánh lễ, tang ma, giỗ chạp hay những ngày đọc kinh tối. Đây là những minh chứng tiêu biểu nhất cho việc thực hành đạo hiếu trong đời sống văn hóa.

Truyền thống đạo hiếu và thực hành đạo hiếu được lưu giữ và truyền qua nhiều thế hệ trong cộng đồng Công giáo xã Thụy Vân. Đạo làm con làm cháu không ai là không thờ cha kính mẹ cả, nếu không làm như vậy chúng ta sẽ không được khôn lớn như ngày hôm nay. Đây chính là điều mà mỗi thế hệ người trong cộng đồng Công giáo xã Thụy Vân đã và đang ý thức ngày càng rõ rệt. Bằng chứng là những thế hệ người từ trẻ thơ, thanh niên, trung niên đến các

bậc cao tuổi của cộng đồng Công giáo luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau trong tương quan phạm vi gia đình và tương quan phạm vi giáo họ giáo xứ. Tất cả vẫn luôn được chú trọng trong mọi hoạt động, nhất là việc giảng dạy giáo lý và giáo dục đạo đức Công giáo.

2.2. Những biểu hiện trongthực hành đạo hiếu của người Công giáo ở xã Thụy Vân

Những biểu hiệntrong thực hành đạo hiếu của người Công giáo xã Thụy Vân diễn ra trong chu kỳ thời gian một năm. Theo đó, người Công giáo trong xã thực hành việc tôn kính, tưởng nhớ tổ tiên trong suốt đời sống thường ngày. Tuy nhiên, vào những thời điểm như Tết Nguyên Đán, lễ Các Đẳng, tang ma, giỗ chạp, cưới xin…v.v, việc thực hành đạo hiếu được thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là những dịp giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy hơn cả trong thực hành đạo hiếu nơi người Công giáo xã Thụy Vân, với những hình thức đa dạng và phong phú cả về mặt phong tục dân tộc và lễ nghi Công giáo. Sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tác giả thấy được chung quy lại thực hành hiếu đạo trong đời sống người Công giáo xã Thụy Vân được nhấn mạnh vào những biểu hiện sau:

2.2.1. Trong tang ma

Thực hành đạo hiếu trong tang ma của người Công giáo xã Thụy Vân được thể hiện rất rõ nét. Cụ thể:

Một là,sự tụ họp đầy đủ của con cháu bên linh hữu người quá cố. Với người Công giáo xã Thụy Vân, khi gia đình có người qua đời, con cháu trong đại gia đình huyết tộc hai bên nội ngoại, xa gần cũng như những người có mối liên hệ với người quá cố đều quây quần và tụ họp đầy đủ bên lĩnh hữu người quá cố. Việc có mặt đầy đủ thể hiện cho mối quan hệ giữa người quá cố với các thành viên cá nhân trong đại gia đình. Đặc biệt, sự có mặt đầy đủ của các thành viên thể hiện cho sự tiếc nuối, xót thương, tình cảm của con cháu đối với người quá cố. Vì cách này cách khác không thể hoặc chưa hoàn thiện việc báo đáp công ơn đối với người quá cố khi còn sống, nên sự có mặt của họ khi người quá cố qua đời là cách thể hiện tấm lòng tri ân, tình báo hiếu cuối cùng. Mặt khác, sự có mặt đầy đủ của con cháu trong đại gia đình nhân ngày người quá cố qua đời còn giúp cho việc tổ chức tang lễ được thêm chu đáo và đầy đủ hơn. Qua sự có mặt đầy đủ và cùng nhau lo tổ chức tang lễ chu đáo cho người quá cố, những người con cháu trong đại gia đình huyết tộc một phần nào đó thể hiện và muốn

nói lên tình cảm yêu mến, niềm xót thương vô hạn, lòng biết ơn sâu sắc và hiếu kính với người quá cố.

Hai là, con cháu lo tang ma chu đáo cho người quá cố. Với người Công giáo xã Thụy Vân, việc lo tang ma chu đáo cho người quá cố sau khi mất thể hiện tinh thần trách nhiệm và bổn phận đạo hiếu của người làm con với những người quá cố. Việc tổ chức tang ma cho người quá cố được con cháu chuẩn bị và thực hiện đầy đủ cả về phương diện văn hóa dân tộc Việt Nam cùng những nghi thức quy định trong đạo Công giáo. Cụ thể là: Về phong tục tang ma cổ truyền dân tộc Việt Nam, người Công giáo xã Thụy Vân vẫn thực hiện đầy đủ các bước, trình tự trong tang ma cho người quá cố. Từ khâu khâm liệm nhập quan, thành phục, tang phục, di quan, hạ huyệt, viếng đắp mộ…v.v. Tuy nhiên, do theo đạo Công giáo và những quy định cho người quá cố trong tang ma nên một số tín ngưỡng không cần thiết trong tang ma của dân tộc được người Công giáo xã Thụy Vân lược bỏ, thay vào đó là những nghi lễ Công giáo. Trong giờ phút trước khi người quá cố qua đời (đang hấp hối), gia đình thực hiện những công việc như mời Cha xứ đến sức dầu thánh (ban bí tích) để xin ơn chết lành, con cháu trong gia đình quây quần đọc kinh cầu nguyện, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chuẩn bị y phục, thông báo với dân làng…v.v. Khi người quá cố qua đời, con cháu trong gia đình huyết tộc cử đại diện lên trình Cha xứ xin thánh lễ an táng cầu cho linh hồn người quá cố, trình báo với vị đại diện Ban hành giáo xứ để Ban hành giáo xứ báo với dân làng, thông báo với chính quyền thôn và xã, bà con lối xóm đến đọc kinh cầu nguyện, gia đình cử người đi đào huyệt, lo chôn cất và xây dựng mộ…v.v. Như vậy, từ những việc làm đầy đủ và chu đáo trong tang ma, người Công giáo xã Thụy Vân càng chứng minh thực hành hiếu đạo trong đời sống văn hóa của mình rõ ràng và cụ thể.

Ba là, con cháu xin Thánh lễ và đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người quá cố. Trong đời sống đạo của người Công giáo xã Thụy Vân, một trong những việc làm đầu tiên và quan trọng hàng đầu vừa có ý nghĩa với gia đình huyết tộc và người quá cố trong ngày người quá cố qua đời đó là xin Thánh lễ an táng. Với gia đình, đó là công việc cần thực hiện đầu tiên để hoàn thiện thực hiện nghi thức tang ma theo nghi lễ đạo hiếu Công giáo; với người quá cố, đó là ân huệmà họ được tham dự ở đời này nhờ con cháu trong gia đình. Sở dĩ Thánh lễ là một nghi thức báo hiếu trong đời sống đạo của người Công giáo xã Thụy Vân vì:Một

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong đời sống văn hóa của người công giáo ở xã thụy vân, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 40)