Củng cố nền tảng gia đình và giáo dục đạo hiếu nơi học đường

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong đời sống văn hóa của người công giáo ở xã thụy vân, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 81)

1.1.1 .Khái quát về Công giáo

3.2. Giải pháp

3.2.3. Củng cố nền tảng gia đình và giáo dục đạo hiếu nơi học đường

Củng cố nền tảng gia đình

Với người Công giáo xã Thụy Vân, để giữ vững hạnh phúc gia đình thì việc củng cố nền tảng gia đình là không thể thiếu trong đời sống. Theo đó, nền tảng gia đình cần được xây dựng vững chắc từ ông bà, cha mẹ và trao truyền lại cho con cháu. Nền tảng đó bao gồm: tình yêu - tình cảm gia đình, đức tin Công giáo, đạo đức gia đình, truyền thống gia đình và cả tri thức nhân loại…v.v. Củng cố nền tảng trong đời sống gia đình của người Công giáo xã Thụy Vân phải bắt đầu từ Thiên Chúa, tức thực thi giáo huấn của Thiên Chúa về gia đình, nhất là học tập gương thánh gia đình Na-gia-rét xưa kia. Thánh Giuse – Chúa Giêsu - Mẹ Maria chính là mẫu gương lí tưởng tuyệt vời nhất cho việc củng cố mối quan hệ trong gia đình Công giáo. Do vậy, các gia đình Công giáo xã Thụy Vân cần không ngừng học hỏi các thành viên, các nhân đức của gia đình Na-gia-rét để củng cố mối quan hệ các thành viên trong gia đình thông qua những hoạt động gắn liền với các nghi lễ Công giáo. Cụ thể, đó là việc gia đình cùng nhau đi tham dự thánh lễ, cùng nhau đọc kinh cầu nguyện, cùng nhau sửa lỗi và tha thứ, cùng nhau học hỏi không chỉ về Lời Chúa mà còn cả tri thức –văn hóa cho nhau. Hình ảnh ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt sum họp trước bàn thờ gia đình để cầu nguyện chung với nhau quả là một nét đẹp bình dị của đời thường mà lạ thay, không dễ mấy gia đình có được! Hình ảnh tốt đẹp ấy cho thấy niềm tin của người Kitô hữu không chỉ mang tính cá nhân, mà còn mang tính tập thể,

là niềm tin của cả Giáo Hội. Gia đình lại chính là Giáo Hội thu nhỏ. Vì thế, Giáo Hội luôn khuyến khích mỗi người xây dựng gia đình dựa trên nền tảng cùng nhau thờ phượng Thiên Chúa. Duy trì giờ cầu nguyện chung trong gia đình, đó không chỉ là truyền thống tốt đẹp của gia đình Công giáo, mà còn có tác dụng loan báo Tin Mừng cho những gia đình anh em lương dân chung quanh môi trường chúng ta đang sinh sống. Đây chính là một trong những gì người Công giáo xã Thụy Vân đã và đang thực hiện. Do vậy, các gia đình Công giáo xã Thụy Vân cần phát huy hơn nữa trong đời sống.

Giáo dục hiếu đạo nơi học đường

Quả thực, việc củng cố nền tảng gia đình chính là nền tảng, sợi dây liên kết và là công việc cần chuẩn bị trước trong việc giáo dục hiếu đạo nơi học đường. Theo đó, để có thể củng cố hiếu đạo nơi học đường tốt, mỗi gia đình Công giáo xã Thụy Vân cần:

Một là, củng cố việc giáo dục con cái về chữa hiếu và đạo đức phải khởi sự từ gia đình. Theo đó “Dạy con từ thủa còn thơ” là một chân lý ngàn đời. Trong các gia đình Công giáo xã Thụy Vân, cha mẹ cần dạy dỗ, uốn nắn con vào khuôn phép ngay khi chúng một hay hai tuổi. Cần có những quy định trong gia đình về vấn đề vâng lời, lễ phép, không la ó, không đập phá, không bày bừa. Cần có thưởng phạt phân minh để răn đe và khuyến khích kịp thời. Mặt khác, phải rèn luyện cho con cái từ nhỏ biết nói năng lễ phép, thưa gửi, lễ độ, dạy cho con có những hành vi thể hiện hiếu đễ: khi ăn xong, bé tập lấy tăm, lớn thì pha trà, lấy nước hoặc thắp hương cho tổ tiên trong những dịp lễ tết, giỗ kỵ.

Cha mẹ phải làm gương sáng trong việc hiếu thảo và hành xử với ông bà. Cha mẹ cần làm gương cho con cái bằng cách đối xử yêu thương, săn sóc và kính trọng ông bà. Lối sống của cha mẹ đối với bạn hữu, với mọi người sẽ là những bài học đầu đời và theo chúng suốt cuộc đời.

Cha mẹ cần dành thời gian để dạy dỗ con cái bằng cách giảng giải điều hay lẽ phải và dung những bài học luân lý lịch sử về các tấm gương hiếu thảo trong Kinh Thánh, trong các tôn giáo khác và trong các nền văn hóa. Những thế hệ xưa thường dung ca dao tục ngữ để ru con, kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ xưa, hạnh các thánh, các gương nhân đức và hiếu đễ để nhắc nhở cho con khi chúng khôn lớn về bổn phận đối với ông bà. Ngày nay, những bậc cha mẹ trong mỗi gia đình Công giáo xã Thụy Vân vì trách nhiệm xây dựng cuộc sống gia đình nên không thể như vậy, nhưng hoàn toàn có thể áp dụng. Cha mẹ

ngày nay cần áp dụng đúng các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa, tri thức để giáo dục con cái một cách tích cực và hiệu quả nhất. Tránh lạm dụng hay để con cái lạm dung các thành tựu đó mà gây ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục con cái.

Cha mẹ cần chấp nhận cả những cái tốt và cái xấu của con cái. Đây là vấn đề khó khăn đòi hỏi các bậc cha mẹ phải có lòng tín thác mạnh mẽ, kiên trì và quảng đại tha thứ lỗi lầm cho con cái khi chúng phạm lỗi. Kiên trì giáo dục, uốn nắn sẽ thành công. Vì không sớm thì muộn con cái cũng dần nhận ra ý tốt của cha mẹ đối với chúng. Không những vậy, về phần mình cha mẹ cần chấp nhận những giới hạn của bản thân, để biết chấp nhận chính mình và chấp nhận con cái. Muốn con cái sống hiếu thảo, vâng lời, cha mẹ cần biết thay đổi, biết tiếp thu những điều hay lẽ phải từ ông bà và những người khác.

Cha mẹ cần huấn luyện kỹ lưỡng về việc dạy dỗ con cái trong các lớp học về hôn nhân và gia đình, cần đọc them sách về giáo dục gia đình, hoặc theo dõi các chương trình truyền hình có tính cách giáo dục. Ngoài ra, tất cả các gia đình Công giáo xã Thụy Vân cần tham gia các hội đoàn và sinh hoạt giáo xứ cũng như thôn xóm, để con em có môi trường lành mạnh và có dịp học hỏi những lời giảng dạy của Giáo Hội.

Cha mẹ trong các gia đình Công giáo xã Thụy Vân cần giúp con em mình phát triển các giá trị, khuyến khích và thực hành khen ngợi con cái khi chúng làm điều tốt. Khi chúng có ý niệm tốt về bản thân thì chúng có lòng tự tin và tự trọng. Nên khên chúng khi chúng lễ phép với mình, với ông bà, với bạn bè của mình và cả của chúng nữa. Cha mẹ cũng không nên đòi hỏi quá đáng, giá trị tốt không có nghĩa là phải tuyệt hảo. Con cái sẽ học được những giá trị tốt thông qua việc quan sát các tấm gương tốt nơi người lớn, bạn bè và qua các kinh nghiệm cá nhân chúng tự học tập được.

Không nên la hét, chửi rủa và đánh đập con cái một cách tàn nhẫn. “Cả

giận, mất khôn”, điều này chỉ chứng tỏ rằng cha mẹ không thể tự kiềm chế con người của mình, mất bình tĩnh là mất khôn ngoan. Xét cả về phía Giáo Hội thì đây là biện pháp giáo dục con cái hoàn toàn sai lầm, phía Nhà nước lại là vi phạm luật về quyền bạo hành trẻ em, xúc phạm danh dự thân thể…v.v. Khi con cái bị đánh đập quá đau và quá tàn tệ chúng sẽ oán ghét cha mẹ, chúng sẽ trở nên những đứa trẻ bạo hành đối với đứa em của chúng, với bạn bè ở trường và sau này cũng chính với những đứa con của chúng. Các bậc cha mẹ không nên làm gương mù gương xấu cho con cái dù chỉ là một chút nhỏ nào.

Không nên đối xử quá nghiêm khắc, cha mẹ cần vui vẻ hòa nhã và bày tỏ tình cảm yêu thương với con cái. Con cái dễ vâng lời khi cha mẹ ân cần dịu ngọt hơn là khi cau có gắt gỏng. Không nên quá đọc tài đọc đoán, cha mẹ có thể sai lầm, hay không biết rõ tất cả những dữ kiện cần thiết để đưa ra những quyết định có ảnh hưởng quan trọng đến cuộc đời của con cái. Nhất là những quyết định có ảnh hưởng lâu dài trên cuộc đời của con cái như: chọn trường, ngành nghề, hôn nhân…v.v. Những bậc cha mẹ nên cho con cái một số những đề nghị và khuyên chúng lựa chọn một giải pháp tốt đẹp nhất trong những giải pháp mà mình đưa ra. Vạch ra cho con cái biết những ưu và khuyết điểm của từng giải pháp. Việc lựa chọn bạn đời của chúng là vấn đề hạnh phúc suốt đời của chúng. Cha mẹ chỉ có thể khuyên bảo chúng về vấn đề lựa chọn tôn giáo cho phù hợp gia cảnh, tính nết, đức hạnh, học vấn. vì con tim và lý trí của chúng cũng có những lý lẽ riêng mà cha mẹ không thể hiểu hết được.

Cha mẹ cần lắng nghe ý kiến của con cái, cần khuyến khích chúng bày tỏ cảm nghĩ một cách tự do trong bữa ăn. Điều này có tác dụng rất lớn đối với các em. Một mặt, tăng thêm khả năng giao tiếp với người vai trên, mặt khắc, nhờ đó mà tâm tư tình cảm của chúng được bộc lộ để cha mẹ hiểu biết. Cha mẹ cũng không nên dung quyền để đòi hỏi con cái nghe theo những điều mình nói và cho tất cả là đúng. Vì Thiên Chúa và Giáo hội luôn dạy: Hỡi những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái buồn lòng, hãy tôn trọng chúng và giáo dục chúng theo tinh thần của Chúa cho phải đạo. Cha mẹ cần học hỏi nơi con cái nhiều hơn để san bằng khoảng cách giữa các thế hệ. Đây chính là vấn đề còn đang nan giải không chỉ trong các gia đình Công giáo nói riêng, mà ngay cả trong các gia đình Việt Nam.

Ngoài xã hội, cha mẹ cần đề cao những người tốt trong cộng đồng và dùng họ là những tấm gương tốt cho việc giáo dục con cái. Đó là những tấm gương về lòng yêu nước, anh hùng dân tộc, anh hùng tử đạo, những cá nhân, tập thể trong cũng như ngoài Công giáo…v.v. Nói cho chúng biết về láng giềng, những vị lãnh đạo cộng đồng đất nước biết cư xử bác ái hay có những hành động nêu gương về hiếu đạo để khuyến khích các em làm điều tốt, sống hiếu thảo và chân chính.

Hai là, Củng cố đạo hiếu nơi học đường. Ngày nay, trường học là nơi dạy người ta nhiều thứ kiến thức chuyên sâu, nghệ thuật và tâm lý…v.v. Nhưng đồng hành và song song với việc dạy kiến thức tại các trường học trong địa bàn

xã Thụy Vân, cần thiết phải giảng dạy cả về đạo đức, nhất là cách thể hiện hiếu cho mỗi học sinh, con em. Lễ nghĩa gia phong, truyền thống từ gia đình đến dân tộc như hiếu đạo cần được thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc đối với những thế hệ học sinh măng non. Vì, những thế hệ măng non này chính là tương lai của Giáo Hội

và của đất nước Việt Nam. “Tiên học lễ, hậu học văn”, là câu châm ngôn có áp

dụng ở hầu khắp các trường học tại Việt Nam, từ cấp mầm non, tiểu học, trung học, phổ thông và cả cấp đại học. Như thế, giáo dục đạo đức nói chung và hiếu đạo nói riêng không chỉ là trách nhiệm của các bậc cha mẹ ngay tại gia đình, mà còn là trách nhiệm của các cán bộ giảng viên, thầy cô giáo tại nhà trường nữa. Trước khi học thành tài, nhất thiết phải học thành người. Do đó, mỗi thế hệ người Công giáo xã Thụy Vân không gì hơn khác là học đạo đức, hiếu đễ trước. Hiếu với cha mẹ, ông bà, anh chị tại gia đình sẽ giúp cho con cái biết hiếu với chính thầy cô giáo tại trường học. Đây chính là nguyên nhân và cơ sở cho việc củng cố mối giây liên kết giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục con em. Có hiếu với cha mẹ sẽ trung với nước, hiếu với dân. Vì vậy, trong các trường học trên địa bàn xã Thụy Vân, nhà trường cần có thêm các môn học về giáo dục gia đình, hay ít ra trong môn Giáo dục công dân phải khởi sự đi từ giáo dục gia đình. Cần có những thời gian học đạo đức, hiếu lễ phù hợp như: các tiết học trong các ngày, các ngày trong tuần, thứ hai đầu tuần hoặc thứ bảy cuối tuần…v.v.

Các trường học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông trên địa bàn xã Thụy Vân cần tổ chức nhiều hơn nữa các khóa hội thảo về các quy tắc ứng xử đối với học sinh. Điều này không phải là mới mẻ, nhưng không phải vì không mới mà các trường học trên địa bàn xã Thụy Vân không đổi mới. Để có thể đạt được chất lượng cao trong học tập và giáo dục con người, nhà trường phải thường xuyên tìm tòi và tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, trong đó có dạy và học đạo đức, quy tắc ứng xử có văn hóa, lễ phép đối với học sinh ở các cấp học. Qua đó, mỗi học sinh biết ý thức mình là ai trong gia đình, trong nhà trường và xã hội? Từ đó, chúng biết phải làm gì đối với bản thân, gia đình, quê hương, đất nước khi gắn với quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ.

Ba là, Củng cố hiếu đạo nơi cộng đoàn giáo xứ. Phát huy truyền thống hiếu đạo trong đời sống văn hóa người Công giáo xã Thụy Vân phải gắn liền với những giải pháp thích hợp và tích cực với thực tiễn. Đo đó, việc giáo dục cho con cái về chữ hiếu và đạo đức phải khởi sự từ gia đình; cũng như củng cố hiếu

đạo nơi học đường chính là cơ sở nền tảng cho việc củng cố hiếu đạo nơi cộng đoàn giáo xứ đối với người Công giáo xã Thụy Vân.

Các nhà lãnh đạo Công giáo tại Việt Nam theo các thứ cấp như: cấp giáo tỉnh, giáo phận và giáo xứ cần tổ chức các khóa hội thảo về các đề tài liên quan đến việc sống đạo, vấn đề kỷ luật và bác ái trong gia đình, giáo xứ và xã hội, học hỏi Kinh Thánh cũng như các phương thức cầu nguyện. Các đề tài liên quan đến việc dạy dỗ về chữ hiếu cần đề cập đến mối tương quan giữa cha mẹ và con cái. Các đề tài về giáo lý cần nhấn mạnh đến các câu chuyện Kinh Thánh và giới răn của Thiên Chúa cũng như Hội Thánh, nhất là điều răn thứ tư “Thảo kính cha mẹ”.

Đối với người Công giáo xã Thụy Vân, nhất là đối với giáo dân thuộc 2 giáo xứ là Nỗ Lực và Vĩnh Hóa, với cương vị là linh mục quản xứ, linh mục Giuse Lê Ngọc Nghi cần không ngừng đem Lời Chúa đến với mọi tín hữu là con chiên của mình, để từ những bài học về Lời Chúa, người tín hữu Công giáo xã Thụy Vân đem ra thực hành. Cụ thể, mọi thành phần dân Chúa trong cộng đồng người Công giáo xã Thụy Vân từ linh mục đến người giáo dân cần không ngừng nỗ lực kết hợp với nhau để tạo nên chuỗi liên kết trong việc thực hiện củng cố hiếu đạo nơi cộng đoàn giáo xứ.

Theo đó, Cha chính xứ cần tổ chức các hội đoàn để mọi thành phần già trẻ trong giáo xứ đều có dịp sinh hoạt với nhau để học hỏi, cầu nguyện và nâng đỡ nhau sống đạo. Các Ngài cũng cần thăm viếng các gia đình để giúp đỡ họ đối phó với các vấn đề dạy dỗ và nuôi dưỡng con cái. Các bậc cha mẹ cần không ngừng cộng tác với cha chính xứ trong việc nuôi dạy con cái không chỉ về đầy đủ đời sống vật chất, thể lý mà còn cả về đời sống đức tin tâm linh khi siêng năng đưa con cái đến học giáo lý tại Nhà thờ, tham dự Thánh lễ và các hoạt động bổ ích khác. Các con em trong các gia đình Công giáo xã Thụy Vân tích cực gia nhập các hội đoàn như: Thiếu Nhi Thánh Thể, Hướng Đạo, Huynh Trưởng, Giới Trẻ…v.v. Qua đây, các em sẽ học hỏi được tinh thần kỷ luật, tinh thần đoàn kết đồng đội, sự kiên trì, lòng yêu mến Chúa, Giáo hội và yêu gia đình, truyền thống quê hương dân tộc Việt Nam. Không chỉ vậy, thông qua các

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong đời sống văn hóa của người công giáo ở xã thụy vân, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 74 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)