Sống chứng nhân cho Tin Mừng qua việc thực hành đạo hiếu

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong đời sống văn hóa của người công giáo ở xã thụy vân, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 74)

1.1.1 .Khái quát về Công giáo

3.2. Giải pháp

3.2.2. Sống chứng nhân cho Tin Mừng qua việc thực hành đạo hiếu

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam nói chung và tại xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nói riêng, khi các giá trị đạo đức, nhân bản của con người ngày càng bị lu mờ bởi nền hiện đại công nghệ thì người Công giáo xã Thụy Vân càng được mời gọi để trở nên những con người kiến tạo những giá trị đó. Họ giống như menvà muối ướp cho đời, tức là sống chứng nhân cho Tin Mừng

giữa cuộc sống hôm nay. Chúa Giêsu đã phán: “Chính anh em là muối cho đời. Nhưng muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối nó cho mặn lại? Nó đã thành vô dụng, thì chỉ còn việc quăng ra ngoài đường cho người ta chà đạp thôi”[21; 2133].“Anh em hãy giữ muối trong lòng anh em, và sống hòa thuận với nhau” [21; 2233].Như thế, muốn trở thành men, thành muối – làm chứng cho Tin Mừng trong đời sống, người tín hữu Công giáo xã Thụy Vân phải ý thức trách nhiệm của mình trước gia đình mình, cha mẹ mình, giáo xứ mình và thậm chí là quê hương, đất nước mình.

Theo đó, trong gia đình, mỗi tín hữu Công giáo cần thể thực hiện đầy đủ những bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm của người làm cha mẹ, con cái. Không ngừng giữ vững và phát huy những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Khắc phục những hạn chế thiếu xót cho nhau để tiến tới xây dựng gia đình là Hội Thánh tại gia theo như Giáo hội mong muốn mà còn là gia đình văn hóa theo tiêu chuẩn của xã hội. Đặc biệt, trong mọi hoàn cảnh, người Công giáo xã Thụy Vân cần thực hành đời sống đạo của mình theo như luật Chúa và tinh thần của Giáo hội để không ngừng làm sáng danh Chúa và mở rộng Giáo hội ngay tại quê hương mình. Cụ thể bằng những việc làm, hoạt động thiết thực như: đoàn kết trong xây dựng thôn xóm, làng xã; tuân thủ những quy định luật lệ chung của Nhà nước; giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công việc làm ăn, nuôi dạy con cái; tích cực góp sức vào công cuộc xây dựng giáo họ giáo xứ…v.v.

Với anh em tôn giáo bạn như Phật giáo và người lương dân, cần không ngừng học hỏi, giao lưu và thực hiện đoàn kết khi cùng chung sống trong một khu vực là xã Thụy Vân. Vì trong cùng một khu vực, ngoài những nét riêng của tôn giáo ra, người Công giáo xã Thụy Vân cần không ngừng hòa đồng vào nền văn hóa chung bằng việc thực hành các truyền thống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lễ hội tốt đẹp của dân tộc và địa phương sao cho phù hợp. Để cuộc sống văn hóa chung của anh em dù là Công giáo hay Phật giáo, tôn giáo hay không tôn giáo tất cả đều chung sống hòa thuận, yêu thương và giúp đỡ nhau.

Với những giá trị hữu ích về thực hành hiếu đạo trong đời sống văn hóa ở lịch sử và hiện nay, người Công giáo xã Thụy Vân hoàn toàn hòa nhập vào nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Và gần nhất là chung sống với anh em lương dân trong xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì và rộng hơn là nhân dân vùng văn hóa Đất Tổ Phú Thọ. Qua việc chung sống ấy, những giá trị hữu ích của đạo

Công giáo nói chung và truyền thống hiếu đạo nói riêng được thấm nhuần và lan tỏa vào cộng đồng lương dân, tôn giáo bạn.

Đã đến lúc người Công giáo Việt Nam nói chung, người Công giáo xã Thụy Vân nói riêng phải xác tín và rao truyền mạnh mẽ những giá trị hiếu đạo hữu ích của Kitô giáo cho an hem mình, dân tộc mình. Đây là một nhiệm vụ, trách nhiệm và bổn phận gắn liền với thực tế hôm nay chứ không phải một ảo tưởng. Cũng như khi xưa Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng cho nhân loại thế nào thì hôm nay, người Công giáo xã Thụy Vân cũng phải làm chứng cho Chúa thông qua việc thực hành hiếu đạo trong đời sống văn hóa của mình bấy nhiêu, thậm chí còn hơn thế nữa. Quả thực, sống chứng nhân Tin Mừng giữa lòng dân tộc đối với đời sống người Công giáo xã Thụy Vân chính là sống và ở với cộng đồng người Việt không Công giáo trong xã. Ở đó, cả hai cùng yêu thương, đoàn kết và tương trợ giúp đỡ nhau không có sự phân biệt.

Một phần của tài liệu Đạo hiếu trong đời sống văn hóa của người công giáo ở xã thụy vân, thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)