1.1.1 .Khái quát về Công giáo
2.5. Vai trò, ý nghĩa của thực hành đạo hiếu trong đời sống văn hóangườ
hành hiếu đạo nhìn chung là tốt nhưng vẫn còn không ít giáo dân do chưa vững chắc về đời sống đức tin, chưa áp dụng giáo lý cũng như thực hành theo sự hướng dẫn từ giáo hội cách triệt để nên việc áp dụng và thực hành về hiếu đạo trong đời sống chưa đạt hiệu quả cao.
Một số ít người chưa chú trọng tới việc thực hành đạo hiếu. Người Công giáo xã Thụy Vân cũng như người Việt không Công giáo do lo cho các vấn đề nhân sinh trong cuộc sống như: xây dựng phát triển gia đình, làm ăn xa quê, sự nghiệp học hành, nuôi dạy con cái…v.v., nên một số ít giáo dân vẫn chưa thực sự chú trọng trong việc thực hành hiếu đạo, cả trong tương quan hiếu với hiếu kính với Thiên Chúa và hiếu kính với gia đình.
Những tiêu cực của xã hội tác động đến việc củng cố và phát huy truyền thống đạo hiếu. Sự ảnh hưởng xấu từ những tác động tiêu cực của xã hội đối với thế hệ trẻ làm cho việc củng cố, giáo dục truyền thống đạo hiếu trong các gia đình Công giáo ngày càng cấp bách và khó khăn hơn...v.v.
2.5. Vai trò, ý nghĩa của thực hành đạo hiếu trong đời sống văn hóa người Công giáo xã Thụy Vân Công giáo xã Thụy Vân
2.5.1. Trong đời sống văn hóa xã hội nói chung
Đạo hiếu trong đời sống văn hóa người Công giáo xã Thụy Vân giúp củng cố vững chắc nền tảng đời sống gia đình huyết tộc. Đây chính là vai trò to lớn và chiếm vị trí rất quan trọng trong đời sống các gia đình. Với truyền thống hiếu
đạo được lưu giữ bấy lâu nay, thành viên trong các gia đình ngoài Công giáo nói chung và gia đình Công giáo nói riêng sẽ ngày một phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp này để từ việc xây dựng nền tảng cho các thành viên trong gia đình, hướng tới xây dựng nền đạo đức xã hội. Từ nền tảng gia đình góp phần củng cố và phát huy nét đẹp gia đình Việt Nam trong tương lai.
“Tôn kính và tưởngnhớ” tổ tiên với người Công giáo xã Thụy Vân không làm mất đi bản sắc dân tộc, trái lại còn lưu giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Việc lưu giữ và thực hành truyền thống “tôn kính, tưởng nhớ”tổ tiên là một trong những công việc quan trọng trong giai đoạn hiện nay để ngoài việc hòa nhập vào nền văn hóa chung, người Công giáo xã Thụy Vân không ngừng phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam thông qua các hoạt động thực tiễn thường ngày.
Lưu giữ và thực hành việc “tôn kính, tướng nhớ” tổ tiên trong các gia đình Công giáo xã Thụy Vân trong lịch sử cũng như hiện nay là một trong những dấu hiệu nhận biết đặc trưng của vùng văn hóa Đất Tổ Vua Hùng. Vùng văn hóa Đất Tổ thuộc Phú Thọ nổi tiếng với truyền thống thực hành tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên, mà tiêu biểu nhất đó chính là“Thực hành tín ngưỡng thờ cúng
các Hùng Vương” trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Do vậy, lưu giữ và phát huy truyền thống này là một trong những nhiệm vụ làm nên đặc trưng của con người Đất Tổ, trong đó có người Công giáo xã Thụy Vân. Chính vì thế, mỗi người Công giáo xã Thụy Vân là con dân đất Việt không ngừng cần phát huy truyền thống này ngay trong đời sống thực tiễn.
Truyền thống thực hành hiếu đạo là một trong những truyền thống giúp người Công giáo xã Thụy Vâncó được đời sống văn hóa – xã hội, phong phú, đa dạng và đậm màu sắc của vùng văn hóa Đất Tổ - Cội Nguồn. Trong đời sống văn hóa thực hành hiếu đạo của người Công giáo xã Thụy Vân, ít nhiều đang hiện lên giá trị này. Dù lương hay giáo, cả hai vẫn cùng nhau chung sống, chùng nhau hoạt động, cùng nhau chia sẻ và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Đó là tinh thần tương thân tương ái mà dân tộc ta vẫn dạy. Đó cũng là những gì mà
Thiên Chúa dạy với người Công giáo trong tương quan với tha nhân “Anh em
hãy yêu thương nhau như chính Thầy yêu thương anh em”[21;2382]. Do vậy, trong đời sống văn hóa – xã hội của người Công giáo xã Thụy Vân, để có thể sống tốt với chính mình,với anh em lương dân thì không thể không có Chúa.
Thực hành hiếu đạo trong đời sống người Công giáo xã Thụy Vân giúp thực hiện tốt phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”. Người dân Công giáo xã Thụy Vân đã và đang không ngừng cố gắng, nỗ lực mọi mặt để đi lên không chỉ về đời sống kinh tế - văn hóa mà còn thăng tiến về Đức Tin Công Giáo. Phương châm này đã giúp cho người Công giáo nơi đây hòa nhập và cộng tác tốt với anh em lương dân trong làm ăn kinh tế và phát triển đời sống văn hóa tinh thần. Đó là hưởng ứng phong trào đổi mới kinh tế; đổi mới tư duy làm ăn; các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, nhân dân nơi đây rất tích cực trong phong trào đi đầu…do đó các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao trong vùng không thể tách rời trong đời sống. Chính vì vậy, nền tảng Đức Tin, đời sống hiếu đạo và truyền thống lịch sử đã giúp cho người Công giáo trong xã sống hòa thuận, tốt đẹp với anh em lương dân trong xã.
Theo tác giả Lê Đức Hạnh, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam năm 2016 đã nhận định khi về giáo xứ Nỗ Lực để tìm hiểu về đời sống đạo hiếu của giáo dân nơi đây như sau: “Thờ cúng tổ tiên được xem là một trong những nếp sống đạo của người Việt Công giáo ở xã Thụy Van, thông qua những sinh hoạt không thể thiếu trong các gia đình như kinh nguyện hằng ngày, dịp lễ tết, giỗ chạp, tháng cầu cho các linh hồn, trong đám cưới, đặc biệt là trong tang ma. Cũng giống như người Việt không Công giáo tục thờ cúng tổ tiên đã thực sự ăn sâu trong đời sống xã hội và tâm thức người Việt Công giáo ở Việt Nam.” Như vậy, đời sống hiếu đạo trong đời sống văn hóa của người Công giáo nơi đây là rất quan trọng. Vai trò và ảnh hưởng của nó là không thể không có, thậm chí nó là căn nguyên cho mọi hoạt động sống. Bởi “mọi hoạt động của giáo dân nơi đây được bắt nguồn từ Đức Tin Công Giáo, trong đó có việc tôn kính, thờ ông bà tổ tiên.”
2.5.2. Trong đời sống đạo nói riêng
Thực hành hiếu đạo báo hiếu đối với Thiên Chúa là một việc làm quan trọng hàng đầu giúp người Công giáo xã Thụy Vân không ngừng tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa. Đây chính là vai trò quan trọng đầu tiên trong đời sống đạo, qua đó giúp người Công giáo xã Thụy Vân ngày một củng cố đức tin, sống tốt đời và đẹp đạo hơn.
Thực hành báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong tương quan tha nhân theo luật Chúa giúp người Công giáo xã Thụy Vân ngày một tuân giữ và thực thi lề luật của Chúa hoàn thiện hơn. Thông qua việc thực hành hiếu
đạo nơi gia đình, mỗi tín hữu biết nhìn nhận mình là một người con của gia đình, của giáo xứ và là một tín hữu Công giáo đích thực của Chúa Kitô.
Sống đúng đời sống đạo hiếu theo luật Chúa và tinh thần của Giáo hội giúp người Công giáo xã Thụy Vân không ngừng làm chứng cho Chúa giữa xã hội hôm nay. Đó là làm chứng cho Chúa giữa xóm làng, nơi làm việc hoặc bất cứ nơi đâu. Từ đó, giúp họ ngày một tự tin trước người khác khi nhìn nhận mình là một người Công giáo.
Đời sống đạo, thực hành hiếu đạo Công giáo trong các gia đình Công giáo giúp củng cố và nâng cao nền đạo đức Kitô giáo. Thông qua những trường lớp giáo lý, Đức Tin Công giáo kết hợp với giáo dục xã hội, mỗi người Công giáo trong xã Thụy Vân không ngừng được bồi dưỡng về mặt tri thức mà còn được nâng cao tầm hiểu biết và thực hành về đạo đức, nhất là thực hành hiếu đạo ngay chính gia đình, quê hương mình. Qua đó, góp phần vào việc nâng cao đạo đức, phát triển nhân cách con người Việt Nam và người Công giáo Việt Nam trong giai đoạn mới.
Thực hành hiếu đạo trong lịch sử cũng như hiện nay góp phần làm nổi bật lên đặc trưng hiếu đạo Công giáo tại Việt Nam. Đạo hiếu Công giáo mang một nét đẹp rất riêng, đó là đạo hiếu vừa thể hiện niềm tin sâu sắc vào Thiên Chúa vừa giữ trọn bổn phận với tổ tiên ông, bà cha, mẹ và vừa lưu giữ được những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Như vậy, tôn kính, tưởng nhớ tổ tiên được xem là một trong những nếp sống đạo của người Công giáo ở xã Thụy Vân, thông qua những sinh hoạt không thể thiếu trong các gia đình như: Thánh lễ, kinh nguyện hằng ngày, dịp lễ tết, giỗ chạp, tháng cầu cho các linh hồn, trong đám cưới, hay trong tang ma. Cũng giống như người Việt không Công giáo dựa theo tín ngưỡng dân tộc nên thực hành hiếu đạo của họ có tục “thờ cúng” tổ tiên. Người Công giáo xã Thụy Vân với Đức Tin thiêng liêng lại có lòng “tôn kính, tưởng nhớ” tổ tiên theo cách riêng của mình. Đó đều là những giá trị tốt đẹp đã thực sự ăn sâu trong đời sống văn hóa và tâm thức người lương dân hay Công giáo ở Việt Nam.
Tiểu kết chương 2
Đạo hiếu và việc thực hành đạo hiếu không thể không gắn liền với đời sống người Công giáo xã Thụy Vân. Nó được thể hiện một cách sâu sắc, cụ thể và nổi bật đối với mọi người trong cùng một cộng đồng chung sống đó là người dân xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Thông qua chương 2, chúng ta thấy được thực trạng của việc thực hành hiếu đạo trong đời sống văn hóa người Công giáo xã Thụy Vân gắn liền với những cơ sở lý luận của chương 1. Những biểu biện và đặc trưng của thực hành hiếu đạo trong đời sống văn hóa người Công giáo xã Thụy Vân như trong tang ma, giỗ chạp, ngày mừng thọ, cưới xin, tháng Các Đẳng…v.v, cho chúng ta thấy thực hành đạo hiếu của người Công giáo xã Thụy Vân được thể hiện cách cụ thể, rõ rang và linh thiêng. Bên cạnh đó, thực hành đạo hiếu còn mang ý nghĩa lớn đối với chính đời sống nội tại của người Công giáo nơi đây. Với thực trạng và sự nghiên cứu, tìm hiểu thực tế, tác giả rút ra những giá trị tích cực đạt được và những mặt hạn chế còn còn tại. Qua đó, kết hợp với Chương 1 và những thực trạng đang tồn tại tại Chương 2, tác giả mạnh dạn tìm ra những khuyến nghị và giải pháp nhằm phát huy hơn nữa truyền thống thực hành đạo hiếu với người Công giáo xã Thụy Vân. Việc chỉ ra những giải pháp định hướng giúp cho việc củng cố và phát huy truyền thống thực hành hiếu đạo với người Công giáo xã Thụy Vân sẽ được tác giả trình bày ở Chương 3.
Chương 3
GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY ĐẠO HIẾU CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở XÃ THỤY VÂN, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,TỈNH PHÚ THỌ
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1. Cơ sở đề ra giải pháp
Hơn bao giờ hết, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc thông qua thực hành hiếu đạo, người Công giáo xã Thụy Vân cũng cần không ngừng làm nổi bật lên những nét đặc trưng, những giá trị cốt yếu của đạo hiếu Công giáo trong đời sống. Đây chính là đặc điểm giúp người Việt không Công giáo nhận diện ra mình là người Công giáo mỗi khi tiếp xúc.
Thông qua Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9, khóa XI của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Theo đó, căn cứ vào những hạn chế yếu kém trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, Đảng đã yêu cầu cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến đời sống văn hóa con người Việt Nam trong thời đại mới, từ đó đề ra mục tiêu, giải pháp để góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Trong bối cảnh hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức. Do vậy, có tác động mạnh mẽ tới vị trí, vai trò của gia đình theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Bên
cạnh những thành công, tiến bộ, các “tế bào” của xã hội cũng đang chịu nhiều
rủi ro, mất mát. Trước những yêu cầu đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ mới được Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và làm sâu sắc hơn. Theo đó, gia đình là nền tảng, tế bào của xã hội; gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước; gia đình có vai trò giữ gìn, lưu truyền, phát triển văn hóa dân tộc.
Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 của BCH Trung ương Đảng (Khóa IX) về công tác tôn giáo nêu rõ: “Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo…v.v”. Cho thấy sự cần thiết của việc đoàn kết các tôn giáo trong đó có đạo Công giáo trong tiến trình thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc, để không ngừng xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa vững mạnh.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 4/2006) tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong tiến trình phát triển đất nước: “Đồng bào các tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Động viên, giúp đỡ đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo sống "tốt đời, đẹp đạo". Các tổ chức tôn giáo hợp pháp hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của đồng bào các tôn giáo. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm phương hại đến lợi ích chung của đất nước, vi phạm quyền tự do tôn giáo của công dân”.
Trong tâm thư gửi các gia đình Công giáo tháng 1 năm 2017 của Hội đồng Giám mục Việt Nam. HĐGM Việt Nam đã nêu lên tầm quan trọng hạnh phúc của gia đình, những thách đố đối với các gia đình Công giáo hiện nay, hướng đi của Giáo hội đối với các gia đình Công giáo, truyền thống hiếu đạo của các gia đình Công giáo và không ngừng mời gọi các gia đình Công giáo Việt Nam hãy sống đúng theo luật Chúa để góp phần xây dựng Giáo hội vững mạnh và đất nước Việt Nam phát triển.
Đại hội XIII, Hội đồng Giám mục Việt Nam (từ ngày 3 đến ngày 7/10/2016), các Đức Giám mục Việt Nam đã gửi đến Cộng đồng dân Chúa một thư chung, nói lên tâm tình của các mục tử. Trong đó có nhiều tâm tình về chủ đề năm 2016 - 2017: “Chuẩn bị cho người trẻ bước vào đời sống hôn nhân” và chủ đề năm 2017 – 2018: “Đồng hành với các Gia đình trẻ”. Thấy được vai trò quan trọng trong việc đồng hành cùng các gia đình trẻ để góp phần xây dựng các gia đình Công giáo Việt Nam sống Phúc Âm giữ lòng dân tộc.
Trong thư của Đức Thánh Cha Phanxicô về Đại hội gia đình thế giới lần