Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.3. Một số trò chơi âm nhạc nhằm phát huy khả năng cảm thụ âm nhạc cho học
nhạc cho học sinh thông qua các bài hát dân ca
Trò chơi nhằm phát triển những đặc điểm về nhận thức và hoạt động để góp phần hình thành những phẩm chất của nhân cách, của năng lực ở mỗi đứa trẻ. Đặc biệt, trong bối cảnh và không gian của xã hội hiện đại đã tạo nên những áp lực khơng nhỏ cho các em học sinh nói chung, đối với học sinh ở bậc trung học cơ sở nói riêng trong đời sống tinh thần và mơi trường học tập. Chính vì vậy, trị chơi vừa là hoạt động giải trí để cân bằng lại tâm sinh lý,
đồng thời cũng là môi trường trải nghiệm và thu nhận các kiến thức, kĩ năng và hình thành các kinh nghiệm trong cuộc sống đối với các em ở lứa tuổi này.
Đối với học sinh trung học cơ sở, các đặc điểm tâm lý và hoạt động nhận thức tuy đã được nâng lên ở mức độ cao hơn, song thực tế cũng cho thấy, việc tổ chức các hoạt động học tập thông qua các trò chơi, các trải nghiệm đa dạng, phong phú... sẽ là những bài học dễ nhớ, ấn tượng, sâu sắc và hiệu quả cao với các em. Chính vì vậy trong những năm vừa qua, với chủ trương "Trường học thân thiện - học sinh tích cực" Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích các Nhà trường, bậc học cần tăng cường các trò chơi tập thể, các trò chơi dân gian... bên cạnh các nội dung và hình thức đã triển khai để giúp cho học sinh hào hứng và tích cực hơn trong môi trường học tập nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng, nhằm khơng ngừng đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục trong bối cảnh hội nhập toàn diện.
Việc sử dụng trò chơi trong giờ học âm nhạc đã được các giáo viên ít nhiều đưa vào hoạt động dạy học và ngoại khóa âm nhạc. Tuy nhiên, mức độ sử dụng chưa được đồng đều và chưa có hiệu quả. Nguyên nhân thứ nhất là do nhận thức của giáo viên còn chưa đầy đủ sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của trò chơi âm nhạc. Thứ hai, là do khả năng sư phạm, năng lực thực hành âm nhạc và mặt bằng kiến thức về văn hóa âm nhạc dân gian của các giáo viên chưa cao và chưa đồng đều. Do đó, việc thiết kế các trị chơi âm nhạc chủ yếu căn cứ trên nội dung các bài học âm nhạc chưa có được nhiều sự linh hoạt, sáng tạo trong việc khai thác các nội dung để biên soạn các trò chơi. Thực tế, các giáo viên chủ yếu phụ thuộc vào sách giáo khoa âm nhạc, chưa tích cực, sáng tạo lồng ghép các nội dung khác ngoài sách giáo khoa, hoặc phát triển các nội dung trong bài học để xây dựng các trò chơi, dẫn đến các nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành giờ học chưa được phong phú, linh hoạt, hấp dẫn để phát huy mạnh mẽ vai trò của trò chơi âm nhạc trong việc giáo dục và phát triển toàn diện cho học sinh trung học cơ sỏ. Chính vì vậy mà việc tổ chức trị chơi âm nhạc trong giờ học tăng cường tại trường vẫn còn hạn chế.
Để việc tổ chức các trò chơi dựa vào các bài hát dân ca đạt được hiệu quả cần phải xây dựng những trò chơi phù hợp với nội dung dạy học, trò chơi có ý nghĩa thực tiễn. Hơn nữa các trị chơi được tổ chức phải thu hút được sự tham gia của tất cả các em học sinh và khiến các em cảm thấy hứng thú với trò chơi.
Với thời lượng một tiết học âm hạc ở trung học cơ sở chỉ có thời lượng là 45 phút và với khơng gian lớp học trật hẹp, khơng có phịng học riêng nên để tổ chức các trò chơi cho các em học sinh là rất khó. Chính vì điều đó mà nhiều giáo viên âm nhạc thay vì áp dụng thường xuyên thì chỉ thỉnh thoảng mới làm. Tuy nhiên qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm chúng tơi đã lựa chọn và sáng tạo ra một số trị chơi phù hợp với khơng gian và thời gian lớp học, dễ tổ chức và thục hiện. Hơn nữa các trò chơi vẫn đảm bảo các yêu cầu nhằm phát triển khá năng cảm thụ âm nhạc chó các em học sinh trung học cơ sở. Để cụ thể hơn chúng tôi xin đưa ra một số trị chơi âm nhạc thơng qua một số bài hát dân ca.
Trò chơi số 1: Nghe giai điệu đoán tên bài hát
Tác dụng: Giúp học sinh nhớ lại các giai điệu các bài hát đã học và nân cao độ nhạy cảm âm nhạc của các em,
Chuẩn bị: Đàn phím điện tử Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành hai hoặc ba nhóm, mỗi nhóm cử một em lên bảng, trên bảng ghi sẵn tên các bào hát đã được học. Giáo viên dùng đàn phím điện tử đánh lên giai điệu một câu hát (hoặc một đoạn) trong bài hát dân ca mà các em đã được học hoặc đã được giáo viên cho nghe trong giờ học hát dân ca. Khi câu nhạc hoặc đoạn nhạc vừa dứt, học sinh đánh dấu X vào tên bài hát mình đốn được. Trị chơi được tiếp tục với hai em học sinh khác ở hai nhóm. Nhóm nào đốn đúng được nhiều bài hát hơn sẽ dành chiến thắng.
Trị chơi số 2: Đố bạn đốn đúng
Tác dụng: Giúp các em học sinh ghi nhớ tên và giai điệu của các bài hát dân ca và nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh.
Chuẩn bị: Nhạc cụ gõ đệm, các ghi thăm tên các bài hát hoặc các câu nhạc, học sinh chuẩn bị các động tác múa minh họa.
Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành 3 hoặc 4 nhóm, mỗi nhóm cử một em lên bảng tham gia trò chơi. Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi bốc thăm. Trong mỗi lá thăm sẽ có tên một bài hát dân ca hoặc một câu nhạc trong một bài hát dân ca mà các em đã được học hoặc đã được giáo viên cho nghe trong các giờ học hát dân ca.
Sau đó mỗi em sẽ tự chọn một hình thức diễn tả: vỗ tay, gõ tiết tấu lời ca hoặc dùng các động tác múa minh họa để diễn tả câu nhạc hoặc bài hát mà mình bốc trúng.
Lưu ý:
Không được hát mà chỉ dùng một trong hai hình thức diễn tả đã nêu trên. Các em sẽ lần lượt diễn tả trước lớp để các bạn trong nhóm mình đốn tên bài hát hoặc câu nhạc. Nếu nhóm nào đốn đúng được nhiều hơn nhóm đó sẽ chiến thắng.
Sau mỗi lần học sinh đoán đúng tên bài hát, giáo viên sẽ đệm đàn cho cả lớp hát lại bài hát đó kết hợp gõ đệm theo tiết tấu của bài. Ngồi ra giáo viên có thể hỏi thêm bài hát đó thuộc dân ca của vùng miền nào?
Trị chơi số 3: Nghe tiết tấu đoán tên bài hát
Tác dụng: Trò chơi giúp học sinh nhớ lại những tiết tấu, giai điệu và tên bào hát đã học nhằm nâng cao trình độ nhạy cảm âm nhạc.
Chuẩn bị: Nhạc cụ gõ đệm: song loan, thanh phách, trống nhỏ. Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 đến 4 em (có thể theo dãy bàn học).
Giáo viên cho các em nghe giai điệu các bài hát mà các em sẽ đoán tên (giới hạn trong phạm vi 2 đến 3 bài).
Giáo viên dùng nhạc cụ gõ đệm tiết tấu của một câu hát trong số những bài đó, thực hiện hai đến ba lần để học sinh nghe và nhận biết.
Giáo viên hỏi học sinh đoán xem tiết tấu trên là của bài hát nào? Dân ca của vùng miền nào? Yêu cầu em hát lại bài hát đó?
Lưu ý: Trong q trình thực hiện giáo viên có thể thay đổi nhạc cụ gõ hoặc
mời học sinh lên gõ tiết tấu (giành cho những học sinh có khả năng) để các bạn đoán tên các bài hát khác. Dãy, nhóm nào có nhiều học sinh tham gia đoán hoặc thể hiện gõ đúng các tiết tấu giáo viên cần khuyến khích, khen gợi.
Trị chơi số 4: Xem tranh đoán tên bài hát
Tác dụng: Giúp học sinh phát huy tốt khả năng cảm thụ âm nhạc, tính sáng tạo và phát huy trí nhớ.
Chuẩn bị: Các bài hát dân ca các em đã được học Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành hai đội A và B.
Giáo viên yêu cầu mỗi đội cử một bạn lên bảng lần lượt. Sau đó giáo viên đưa cho học sinh đó xem tên một bài hát và yêu cầu minh họa tên bài hát đó bằng một bức tranh. Các thành viên của đội đó quan sát tranh rồi đốn xem đó là bài hát nào? Dân ca của vùng miền nào?
Ví dụ: Học sinh có tên bài hát Lý kéo chài – Dân ca Nam Bộ. Học sinh sẽ mơ tả bằng hình ảnh những con thuyền và đồn người đang kéo lưới…
Nếu đội đó khơng đốn đúng thì mời đội cịn lại đốn, đội đốn đúng sẽ được ghi điểm và nếu hát đúng lời ca, giai điệu, thể hiện tốt bài hát vừa đốn được đội đó sẽ được cộng thêm nửa điểm nữa.
Tiếp tục trò chơi như vậy, tổng kết đội nào có số điểm cao hơn đội đó sẽ chiến thắng.
Trò chơi số 5: Thử làm nhạc sĩ
Tác dụng: Giúp các em phát triển trí nhớ, khả năng sáng tạo, cảm thụ âm nhạc qua việc đặt lời mới cho một số bài hát dân ca.
Chuẩn bị: Các bài hát dân ca mà các em đã được học. Cách chơi:
Giáo viên đưa ra lời mới của bài hát dân ca do mình sáng tác, trình tự các câu hát đã bị thay đổi, rồi yêu cầu học sinh sắp xếp các câu hát sao cho phù hợp với giai điệu của bài hát.
Ví dụ: Giới thiệu lời mới của bài hát Đi cấy - Dân ca Thanh Hóa.
Thứ tự các câu hát đã được thay đổi:
Tiếng cười rộn vang, mùa xuân đang đến.
Theo đàn chim én lướt bay ngang trời, lướt bay ngang trời. Xuân về hái một nhành hoa, xuân về hái một nhành hoa. Trên khắp nẻo đường xa.
Muộn sắc hoa thắm đượm tình thân, thắm đượm tinh thân. Vui bên bạn hiền ta cất tiếng ca.
Hoạt động của học sinh:
Các nhóm thảo luận trong 1 đến 2 phút, rồi các nhóm cử một bạn lên bảng đánh số thứ tự theo giai điệu của sáu câu hát gốc.
Hoạt động của giáo viên: Đưa ra đáp án.
Vui bên bạn hiền ta cất tiếng ca.
Mn sắc hoa thắm đượm tình thân, thắm đượm tình thân. Theo đàn chim én lướt bay ngang trời, lướt bay ngang trời. Tiếng cười rộn vang, mùa xuân đang đến.
Trên khắp nẻo đường xa.
Kết quả: Nhóm nào có đáp án đúng sẽ lên bảng trình bày bài hát theo lời mới vừa đặt. Sau đó giáo viên đệm đàn cho cả lớp hát lại lời mới của bài.
Nếu cịn thời gian hoặc có thể yêu cầu học sinh đặt lời mới cho bài hát theo chủ đề mà các em yêu thích, nhằm kích thích sự sáng tạo của học sinh.
3.4. Kết quả thực nghiệm áp dụng các biện pháp phát huy khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh trường Trung học cơ sở Sa Đéc thông qua các giờ dạy và học hát dân ca
Tổ chức giảng dạy thực nghiệm và khảo sát
Sau gần hai tháng thực tập tại trường THCS Sa Đéc và nghiên cứu áp dụng các biện pháp nhằm phát huy khả năng cảm thụ âm nhạc của các em học sinh trường Trung học cơ sở Sa Đéc, chúng tôi đã tiến hành dự giờ cũng như tham gia giảng dạy các em học sinh về các bài hát dân ca trong chương trình học và hơn nữa đã cho các em được nghe, được học thêm những bài hát dân ca Việt Nam khác của các vùng miền khác nhau để các em có cho mình một vốn kiến thức nhất định về dân ca, về cuội nguồn, về những nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Ngồi ra để cịn nhằm đáp ứng chủ chương của Đảng và Bộ giáo dục và Đào tạo phát huy và giữ gìn nền văn hóa dân tộc Việt Nam và đưa dân ca vào chương trình giáo dục cũng như ngoại khóa tại các trường phổ thơng. Hơn nữa, còn nhằm phát huy hết khả năng cảm thụ âm nhạc cho các em học sinh lứa tuổi Trung học cơ sở thông qua các bài hát dân ca Việt Nam.
Chúng tôi đã tiến hành tổ chức giảng dạy thực nghiệm và tiến hành khảo sát năng lực cảm thụ âm nhạc đối với học sinh tại các khối 6, 7, 8 với các bài hát dân ca trong chương trình Âm nhạc THCS đó là: khối 6 tiết 12: Học hát bài Đi cấy – Dân ca Thanh Hóa, khối 7 tiết 19: Học hát bài Đi cắt
lúa– Dân ca Hrê (Tây Nguyên), khối 8 tiết 11: Học hát bài Hị ba lí – Dân ca
Quảng Nam [Phụ lục 1. Giáo án thực nghiệm].
Kết quả giảng dạy thực nghiệm và khảo sát.
Thông qua quá trình khảo sát thực nghiệm đối chứng chúng tơi thấy rằng: Nhìn chung trước và sau khi chúng tôi áp dụng các biện pháp nhằm phát huy khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca Việt Nam đối với các em học sinh trường Trung học cơ sở Sa Đéc, nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả tương đối tích cực và khả quan. Qua các tiết học cho thấy được khơng khí lớp học sơi nổi hơn trước, các em học sinh đều thích thú và tham gia các hoạt động khá tích cực, hào hứng, sôi nổi. Các em trở nên mạnh dạn hơn, muốn được thể hiện khả năng của mình hơn, các em đã có ý thức hơn chủ động, sáng tạo hơn trong học tập.
Trong mỗi tiết học giáo viên đã khéo léo lựa chọn và kết hợp các biện pháp dạy học cho phù hợp với nội dung của bài học để các em học sinh không bị nhàm chán bởi các biện pháp cũ lặp đi lặp lại.
Như vậy, qua thực nghiệm, đánh giá kiểm tra chúng tôi đã thu được kết quả như sau: chúng tôi vẫn tiến hành lấy kết quả đánh giá tại ba khối lớp khối 6, khối 7 và khối 8 trường Trung học cơ sở Sa Đéc.
Tổng số HS Khối lớp Mức độ cảm thụ âm nhạc Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Khối 8 132 57 43.2 47 35.6 22 16.7 6 4.5 Khối 7 131 53 40.5 45 34.4 23 17.5 10 7.6 Khối 6 140 55 39.3 48 34.3 20 14.3 17 12.1
Bảng 3.1. Kết quả mức độ cảm thụ âm nhạc của học sinh khối 6, 7, 8 trường Trung học cơ sở Sa Đéc sau khi áp dụng các biện pháp cảm thụ âm nhạc.
Ghi chú:
Kết quả nghiên cứu cho thấy so với trước thực nghiệm khả năng cảm thụ âm nhạc của các em học sinh sau khi thực nghiệm đã cố sự khác biệt rõ rệt. Khả năng cảm thụ âm nhạc ở mức độ tốt và khá tăng, khả năng cảm thụ ở mức độ trung bình và yếu giảm.
Cụ thể ta có bảng so sánh như sau:
Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng
- Lớp học trầm
- Lớp học chậm chạp, ít phát biểu ý kiến
- Chưa thể hiện được, tính chất bài hát
- Chưa biết nêu cảm nhận của mình về bài hát. - Chưa mạnh dạn nhận xét các bạn biểu diễn. - Học sinh còn rụt rè, nhút nhát khi biểu diễn. - Cịn thụ động và ít sáng tạo trong học tập.
- Kiến thức về văn hóa dân tộc, âm nhạc dân gian cịn nhiều hạn chế. - Biết ít các bài hát dân ca Việt
Nam.
- Lớp học sơi nổi, tích cực
- Học tập nhanh nhẹn hăng hái phát biểu ý kiến,
- Thể hiện được tình cảm sắc thái của bài hát.
- Biết nêu cảm nhận của mình về bài hát.
- Mạnh dạn nhận xét các bạn trong lớp biểu diễn.
- Học sinh mạnh dạn và tự tin hơn khi biểu diễn.
- Học sinh chủ động, sáng tạo hơn trong các giờ học.
- Kiến thức về văn hóa dân tộc, âm nhạc dân gian được mở rộng. - Biết nhiều các bài hát dân ca Việt