Khái niệm biện pháp dạy học và biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc THCS trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 27 - 31)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.4.Khái niệm biện pháp dạy học và biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm

cảm thụ âm nhạc cho học sinh trường Trung học cơ sở Sa Đéc

Biện pháp là cách hành động lựa chọn sao cho phù hợp với mục đích – Từ điển Tiếng Việt 1997, Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm, Nhà xuất bản khoa học xã hội.

Theo từ điển giáo dục, Nhà xuất bản từ điển bách khoa: Biện pháp là cách tác động có định hướng, có chủ đích phù hợp với đối tượng giáo dục.

Biện pháp là một trong những thành tố của q trình giáo dục, có quan hệ mật thiết và có tính biện chứng với các thành tố khác, đặc biệt là phương pháp dạy học. Theo Từ điển Tiếng Việt – Viện ngơn ngữ học do Hồng Phê chủ biên (2004) biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.

Trong mối quan hệ với phương pháp, thông thường biện pháp được hiểu là cái nhỏ, phương pháp được hiểu là cái đơn, cái bao trùm trong phương pháp chứa đựng các biện pháp…. Nhưng ở một số trường hợp thì biện pháp có thể là cái lớn hơn bao hàm nhiều hệ thống phương pháp, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thực hiện, nhằm đạt được múc đích đề ra.

Ví dụ: Biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh Trung học cơ sở thì sẽ sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và một số biện pháp cụ thể để giúp các em phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.

Tóm lại, biện pháp là một phạm trù mang tính biện chứng nó khơng phải là bất biến mà là thay đổi theo sự thay đổi của thực tiễn để ra.

Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh Trung học cơ sở về bản chất là q trình sư phạm được tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm giúp trẻ pháp triển kiến thức âm nhạc một cách toàn diện. Biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc cho học sinh trung học cơ sở là cách làm cách tiến hành các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển khả năng có năng lực và cao hơn là cả hoạt động, sáng tạo âm nhạc.

Tiểu kết chương 1

Trong những năm qua khi nước ta bước sang thế kỉ XXI, sự nghiệp giáo dục được quan tâm và đầu tư hơn bao giờ hết, từ đó mơn âm nhạc ở trường trung học cơ sở có điều kiện phát triển cao hơn. Cho đến ngày nay việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành những con người toàn diện. Hơn vậy việc lồng ghép trong chương trình học hát các bài hát dân ca của từng khối học khiến cho các em học sinh có cho bản thân thêm nhiều hiểu biết về cuộc sống của người Việt Nam của các vùng miền hiểu về các phong tục tập quán, các hoạt động lao động sản xuất, hay cả những địa danh các di tích lịch sử…. tất cả đều khiến các em học sinh thêm lịng say mê học tập, nghiên cứu tìm hiểu và chủ động sáng tạo.

Bởi vậy việc dạy âm nhạc ở trường trung học cơ sở mặc dù không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa âm nhạc, làm cho các em u thích nghệ thuật, biết cảm thụ và nhận biết âm nhạc một cách sâu sắc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc xảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều kiện để các em hoàn thiện và cân đối về tâm hồn, trí tuệ, thể chất và làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trị.

Chương 2

THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẢM THỤ ÂM NHẠC QUA CÁC BÀI HÁT DÂN CA CỦA HỌC SINH

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ SA ĐÉC

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận của nền giáo dục nhằm đào tạo con người phát triển tồn diện bao gồm: đạo đức, trí dục, thẩm mĩ, thể dục, lao động. Ở trường THCS, mục tiêu của môn học âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm nhạc nhằm phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo nên một trình độ văn hố âm nhạc nhất định, từ đó có khả năng cảm nhận âm nhạc, cảm nhận cái đẹp, góp phần giáo dục tồn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam. Tuy nhiên, âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một mơn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song bằng con đường âm nhạc, ta có thể làm tốt việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn luyện trí nhớ, tư duy sáng tạo cho các em học sinh, bồi dưỡng những năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho khơng khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Từ mục tiêu giáo dục của môn học âm nhạc nói trên, bản thân tơi nhận thấy đó là một hướng đi đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc, góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức – Trí - Thể - Mĩ. Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, sự sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trị cực kì quan trọng. Sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc. Học sinh THCS đang trong thời kì phát triển nhanh về thể chất, tâm sinh lí, giai đoạn này các em có nhiều suy nghĩ và ước mơ về cuộc sống. Trong quá trình học âm nhạc, đây là giai đoạn rất thích hợp để phát huy sự sáng tạo của học sinh.

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc THCS trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 27 - 31)