Thực trạng khả năng cảm thụ các bài hát dân ca của học sinh trường

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc THCS trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 41 - 43)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3.2.Thực trạng khả năng cảm thụ các bài hát dân ca của học sinh trường

2.3. Thực trạng dạy và học hát dân ca trong chương trình mơn âm nhạc tại trường

2.3.2.Thực trạng khả năng cảm thụ các bài hát dân ca của học sinh trường

trường Trung học cơ sở Sa Đéc

Qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại trường Trung học cơ sở Sa Đéc, thị xã Phú Thọ, với các tiết dự giờ và giảng dạy tôi thấy rằng việc học hát dân ca của các em học sinh có những đặc điểm sau:

Đa số các em có ý thức học tập tốt, luôn học thuộc bài, chuẩn bị bài và đồ dùng học tập, tiếp thu bài nhanh và tích cực tham gia phát biểu ý kiến và có những cảm nhận tương đối tốt về bài hát mới.Các em biết phân tích và liên hệ thực tế qua các bài hát…

Tuy nhiên, vẫn còn các mặt hạn chế: các em vẫn còn chưa chủ động trong học tập, hát chưa hoàn toàn đúng về lời ca và giai điệu của các bài hát dân ca. Trong học tập tính sáng tạo chưa cao, các em chưa có cảm nhận sâu sắc về bài học. Một số em còn nhút nhát, rụt rè về việc thể hiện bài hát trước lớp và không dám đưa ra ý kiến riêng của mình… Ngun nhân chủ yếu do mơn học địi hỏi có tính năng khiếu nên trong khi hát dân ca một số học sinh còn bị lạc giọng, chưa thuộc lời, hát chưa chuẩn về giai điệu, tiết tấu, đặc biệt trong dân ca có những tiết tấu khó như việc luyến hai hay nhiều nốt, hát chưa chuẩn về lời ca đặc trưng của từng vùng miền, hay chưa thể hiện được hết những tính chất của bài hát… Ngồi ra, các em học sinh chưa biết cách trình bày cảm nhận của mình về bài hát, chưa mạnh dạn nhận xét các bạn trong lớp biểu diễn.

Để nắm rõ khả năng cảm thụ âm nhạc của các em học sinh Trung học cơ sở Sa Đéc chúng tôi đã tiến hành tập trung điều tra thực tế các em học sinh khối 8 và có kết quả như sau:

Khối 6, khối 7 và khối 8 của trường Trung học cơ sở Sa Đéc Tổng sĩ số khối 6 là 140 học sinh, khối 7 là 131 học sinh, khối 8 là 132 học sinh. (Thời gian thực hiện đánh giá từ ngày 7/2 đến hết ngày 24/3 năm học 2016 – 2017).

Tổng số HS Khối Lớp Mức độ cảm thụ âm nhạc Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Khối 8 132 47 35.6 40 30.3 30 22.7 15 11.4 Khối 7 131 48 36.6 39 29.8 31 23.7 13 9.9 Khối 6 140 45 32.1 42 30.0 32 22.9 21 15.0

Bảng 2.1. Khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh khối 6, 7, 8 trường Trung học cơ sở Sa Đéc khi chưa áp dụng các biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.

Ghi chú:

SL: Số lượng %: Đơn vị tính phần trăm

Nhìn vào biểu đồ ta thấy được số lượng học sinh cảm thụ âm nhạc của hai khối lớp giữa các mức đo gần tương đương nhau số lượng học sinh cảm thụ tốt khối 8 chiếm 35.6 %, khối 7 chiếm 36.6 % và khối 6 chiếm 32.1% trong đó số lượng học sinh cảm thụ âm nhạc khá khối 8 là 30.3%, khối 7 là 29.8 % và khối 6 là 30.0%. Trung bình khối 8 là 22.7%, khối 7 là 23.7 % và khối 6 là 22.9%. Khả năng cảm thụ yếu khối 8 là 11.4%, khối 7 là 9.9 % và khối 6 là 15.0%. Như vậy, các con số chênh nhau không nhiều, phần trăm giữa các mức chênh nhau vào khoảng từ 5 đến 10 %. Qua đó ta có thể đánh giá được khả năng cảm thụ âm nhạc của các em học sinh trường Trung học cơ sở Sa Đéc còn chưa cao.

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc THCS trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 41 - 43)