Thực trạng dạy học hát dân ca tại trường Trung học cơ sở Sa Đéc

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc THCS trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 38 - 41)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.3.1.Thực trạng dạy học hát dân ca tại trường Trung học cơ sở Sa Đéc

2.3. Thực trạng dạy và học hát dân ca trong chương trình mơn âm nhạc tại trường

2.3.1.Thực trạng dạy học hát dân ca tại trường Trung học cơ sở Sa Đéc

Như chúng ta đã biết âm nhạc dân tộc là huyết mạch trong mỗi người dân tộc Việt Nam và việc bảo tồn âm nhạc truyền thống là vô cùng cần thiết. Nếu qn đi dịng nhạc truyền thống thì tất cả chúng ta sẽ khơng thể biết rõ về

cội nguồn của dân tộc mình. Hiện nay, hầu hết rằng thế hệ trẻ đều có rất ít vốn hiểu biết về âm nhạc dân tộc. Nguyên nhân là do nếp sống mới, người mẹ khơng cịn ru con bằng những tiếng ru “ầu ơ” truyền thống nữa, nên không thể reo vào tiềm thức trẻ những nốt nhạc dân tộc. Trẻ em không được hát đồng dao mà thay vào đó là những bài hát người lớn đặt ra cho trẻ em, điều đó khơng phù hợp với tâm hồn trẻ em. Những người nơng dân đi cấy cày khơng cịn hát hò đối đáp với nhau, mọi người khơng cịn chủ động, năng động nữa mà bị thụ động trong việc tiếp xúc với âm nhạc. Vì vậy, các em học sinh hiện nay khơng có điều kiện để biết về âm nhạc dân tộc, không hiểu không biết nhiều nên khả năng cảm thụ âm nhạc rất hạn chế và các em hát khơng chính xác về giai điệu và cũng chính vì vậy mà âm nhạc dân tộc đang dần bị lu mờ, hòa tan.

Do điều kiện phát triển nên các em học sinh đã được làm quen từ rất sớm các dòng nhạc hiện đại như hip hop, Rock….mà dần quên đi những giai điệu đằm thắm của dân ca Việt Nam.

Xuất phát từ điều kiện gia đình, sự quan tâm về tinh thần từ phía gia đình đối với các em khơng được đồng đều, sự khập khiễng về ý thức, nhận thức giữa các học sinh cũng gây khơng ít khó khăn cho các em trong quá trình nhận thức và cảm thụ dòng nhạc dân ca.

Trong những năm gần đây giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông trở thành một môn học không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục con người mới Việt Nam phát triển toàn diện. Cùng với các môn học khác, môn học Âm nhạc trong chương trình trung học cơ sở nhằm mục đích giáo dục thẩm mĩ, nâng cao đời sống tinh thần cho lớp trẻ nên đã thu hút được sự chú ý của nhà trường của học sinh. Sau nhiều năm thay sách giáo khoa, chương trình Âm nhạc ở trường trung học cơ sở đã được triển khai đồng bộ từ lớp 6 đến hết học kì I lớp 9 đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhà trường phổ thơng và của xã hội. Mặc dù cịn một vài ý kiến trái ngược nhau, nhưng nhìn chung chương trình sách giáo khoa Âm nhạc trung học cơ sở đã thể hiện được những tiêu chí giáo dục thẩm mĩ hết sức cụ thể, có tính khoa học và liên

ngành cao. Môn Âm nhạc trong trường trung học cơ sở không nhằm đào tạo những người làm nghề Âm nhạc, những diễn viên, nhạc sĩ hay ca sĩ… mà chính là qua mơn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với các môn học khác thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông cũng như của bậc học.

Giáo dục âm nhạc phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển tồn diện, khơng những nâng cao hiểu biết về những kiến thức văn hóa mà cịn phát huy ở các em năng lực cảm thụ âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển tồn diện và hài hịa tính cách của các em.

Cấu trúc chương trình mơn âm nhạc gồm ba phân môn: * Học hát.

* Nhạc lý - tập đọc nhạc. * Âm nhạc thường thức.

Với số lượng 35 tiết/35 tuần/1 năm học, mỗi tuần học sinh được học một tiết.

Đối với phân môn Học hát, theo chương trình mới lớp 6, 7, 8, mỗi lớp một năm học 08 bài hát, riêng lớp 9 học bốn bài hát (học kỳ I hoặc học kì II).

Qua tìm hiểu chương trình âm nhạc ở trung học cơ sở, chúng tơi thấy có những ưu điểm sau:

- Trong mỗi một tiết học như vậy sẽ cho học sinh luôn được làm quen với các hoạt động nghe, hát, rèn luyện tiết tấu...và cung cấp cho các em những tri thức về cái đẹp trong âm nhạc để đáp ứng được yêu cầu của chương trình.

- Nội dung và hệ thống của chương trình cũng đã đáp ứng được mục tiêu đề ra. Các hoạt động trong giờ học đã được gắn kết với nhau tạo được sự hưng phấn cho học sinh khi tiếp thu môn âm nhạc.

Tuy nhiên, với thống kê ở trên thì trong 4 năm học môn âm nhạc ở trường THCS, các em chỉ được học 7 bài hát dân ca các vùng miền cụ thể là:

1. Vui bước trên đường xa, Dân ca Nam Bộ; SGK Âm nhạc - Mĩ thuật lớp 6.

2. Đi cấy, Dân ca Thanh Hóa, SGK Âm nhạc - Mĩ thuật lớp 6.

3. Lý cây đa, Dân ca đồng bằng Bắc Bộ, SGK Âm nhạc - Mĩ thuật lớp 7.

4. Đi cắt lúa, Dân ca Hơ rê, SGK Âm nhạc - Mĩ thuật lớp 7.

5. Lý dĩa bánh bò, Dân ca Nam Bộ, SGK Âm nhạc - Mĩ thuật lớp 8.

6. Hò ba lý, Dân ca quân khu 5, SGK Âm nhạc - Mĩ thuật lớp 8.

7. Lý kéo chài, Dân ca Nam Bộ, SGK Âm nhạc - Mĩ thuật lớp 9.

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc THCS trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 38 - 41)