Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1. Một số yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong việc phát huy khả năng
khả năng cảm thụ âm nhạc
Dạy học âm nhạc là một quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ hệ thống kiến thức Âm nhạc, hình thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo và thái độ cần thiết trong lĩnh vực âm nhạc cho học sinh, học sinh nhận thức và lĩnh hội chúng, qua đó thực hiện được mục đích giáo dục âm nhạc.
Mục đích giáo dục âm nhạc bao gồm những mục tiêu yêu cầu giáo dục cụ thể, là sự phản ánh kết quả mong muốn sau một quá trình giáo dục dạy học. Kết quả được xem xét căn cứ vào mục tiêu dạy học và giáo dục âm nhạc. Giáo dục âm nhạc là một hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù. Nó có khả năng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ, như xem lồng vào tất cả các hình thức nội dung giáo dục khác làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việc thực hiện những yêu cầu mục tiêu giáo dục. Nhưng với nhiệm vụ và chức năng chủ yếu của mình, giáo dục âm nhạc trước hết thực hiện được mục tiêu, yêu cầu giáo dục cơ bản là giáo dục thẩm mỹ.
3.1.1. Tác dụng của việc cảm thụ âm nhạc đối với học sinh THCS
Cảm thụ âm nhạc giúp kích thích trí sáng tạo: thơng qua các hoạt động giáo dục âm nhạc học sinh có thể mơ tả các hình tượng thơng qua vận động của cơ thể, qua điệu bộ cử chỉ, hay biểu lộ trên khuân mặt. Qua đó, học sinh sẽ thỏa sức sáng tạo nên các giai điệu, các cách trình bày, biểu diễn một bài hát… Điều đó sẽ kích thích trí sáng tạo của học sinh một cách tối đa.
Cảm thụ âm nhạc giúp tăng khả năng ngôn ngữ: việc sử dụng âm nhạc làm phương tiện nhằm phát triển ngôn ngữ cho học sinh là rất quan trọng, trong quá trình học âm nhạc cùng với các biện pháp dạy và học khoa học sẽ giúp các em biết cách sử dụng ngơn ngữ một cách văn hóa.
Cảm thụ âm nhạc giúp tăng khả năng đánh giá, nhận xét: việc nhận xét, đánh giá của học sinh THCS về một vấn đề cịn rất hạn chế, tuy nhiên thơng qua các hoạt động âm nhạc, sẽ giúp các em có những cảm nhận mới mẻ, sáng tạo về mọi vấn đề không chỉ trong âm nhạc mà đối với tất cả các chủ đề trong cuộc sống.
Cảm thụ âm nhạc đối với kĩ năng vận động, thể chất: hoạt động vận động, thể chất đối với lứa tuổi này là rất quan trọng, nó giúp cơ thể phát triển một cách tồn diện. Qua đó, các hoạt động vận động trong bộ môn âm nhạc là điều không thể thiếu đối với học sinh THCS nói chung và đối với học sinh THCS Sa Đéc nói riêng.
Cảm thụ âm nhạc giúp tăng khả năng biểu lộ tình cảm, cảm xúc: với những tính chất rất phong phú của âm nhạc, đặc biệt là trong dân ca. Việc biểu diễn các bài hát kết hợp thể hiện đúng sắc thái của bài hát sẽ giúp các em có sự cảm nhận sâu hơn về tính chất của bài hát. Từ đó, học sinh đã rèn được cho bản thân cách biểu lộ, tình cảm, cảm xúc sao cho phù hợp.
Cảm thụ âm nhạc giúp các em tăng kĩ năng giao tiếp, kết nối: trong các giờ học âm nhạc học sinh được chia sẻ ý kiến ca nhân với bạn bè, với thầy cơ và các ý kiến đó sẽ được cơng nhận, vì thế học sinh sẽ cảm thấy tự tin hơn, mạnh dạn hơn, bản lĩnh hơn. Qua đó, học sinh cũng tạo cho mình khả năng biết lắng nghe và kết nối bạn bè
Cảm thụ âm nhạc giúp các em bổ trợ các kiến thức về tự nhiên xã hội: kiến thức tự nhiên xã hội trong các bài hát dân ca là rất phong phú, bởi mỗi vùng dân ca lại có những nét văn hóa đặc trưng riêng, có những địa danh, di tích lịch sử. Qua bài học sẽ giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về văn hóa các vùng, các địa danh, biết thêm các kiến thức về lịch sử…
3.1.2. Yêu cầu đối với giáo viên
Sử dụng đàn, hát chính xác, thành thạo các bài hát dân ca.
Sáng tạo nhiều động tác vận động minh họa, nhiều hình thức biểu diễn của các bài dân ca của các vùng miền khác nhau.
Sưu tầm nhiều trò chơi phù hợp hỗ trợ hiệu quả việc dạy học và tạo được hứng thú đối với học sinh.
Kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo cảu học sinh trong quá trình dạy học âm nhạc bằng cách tạo nên nhu cầu, động cơ, hứng thú, khơi gợi tính tị mị, ham hiểu biết của học sinh làm cho học sinh ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ học tập của mình.
Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, qua đó để có những biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu xót, sai lầm của các em cũng như trong công tác giảng dạy bộ môn âm nhạc.
3.1.3. Yêu cầu đối với học sinh
Hát đúng, chính xác lời ca và giai điệu của các bài hát dân ca. Hát đúng tính chất của bài hát.
Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của các bài hát dân ca ở các vùng miền.
Biết nhận xét đánh giá bạn trình bày bài hát.
Biết hát có kết hợp các động tác vận động phù hợp. Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau. Biết biểu diễn trên sân khấu
Biết sáng tác lời ca mới dựa theo giai điệu của bài hát với các chủ đề khác nhau.
Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức trong học tập của mình dưới sự tác động kiểm tra, đánh giá của giáo viên, qua đó để cải thiện hoạt động học tập môn Âm nhạc.