Vài nét khái quát về trường Trung học cơ sở Sa Đéc

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc THCS trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 31 - 34)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.Vài nét khái quát về trường Trung học cơ sở Sa Đéc

Nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, trung du. Thị xã Phú Thọ được thành lập ngày 5 tháng 5 năm 1903 trên cơ sở làng Phú Thọ. Ngày nay, thị xã Phú Thọ tuy không phải là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh nhưng với bề dày truyền thống phát triển, đã từng là trung tâm tỉnh lị của Phú Thọ ngay từ đầu thế kỷ XX, là nơi trung chuyển nối liền vùng Tây Bắc với đồng bằng Bắc bộ nên có những tiềm năng dồi dào để bứt phá theo kịp xu thế phát triển chung của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và khu vực nói riêng.

Phú Thọ là mảnh đất thiêng liêng cội nguồn của dân tộc Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử. Phú Thọ hiện đang lưu giữ và bảo tồn một khối lượng lớn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc trưng, phản ánh cuộc sống của cư dân nơng nghiệp trong tiến trình lịch sử hình thành và phát triển của quốc gia, dân tộc. Cùng với các giá trị văn hóa vật chất như hệ thống di tích đình, chùa, đền, miếu và các di tích khảo cổ học, Phú Thọ cịn có những di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc như tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật trình diễn, hèm tục, dân ca, truyện kể, thơ ca dân gian, mĩ thuật, nghề thủ công truyền thống, y học dân gian, ẩm thực... mang đậm sắc thái cội nguồn dân tộc. Trong đó, hệ thống lễ hội dân gian là giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu, chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân vùng Đất Tổ từ bao đời nay. Theo thống kê, Phú Thọ có 260 lễ hội các loại, trong đó có 223 lễ hội dân gian, 32 lễ hội lịch sử Cách mạng, 5 lễ hội tôn giáo, 1 lễ hội quy mơ cấp quốc gia. Hiện tại có 92 lễ hội được bảo tồn, lưu giữ hồn chỉnh cả phần lễ - hội - trị diễn tại các địa phương; 43 lễ hội được tổ chức thường xuyên hàng năm và trở thành nét văn hóa đặc sắc vùng Đất Tổ. Nhiều lễ hội đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, độc đáo như: Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, hội Trò Trám Tứ Xã, hội Phết Hiền quan, hội Bơi chải Bạch Hạc, hội Xoan Kim Đức, Phượng Lâu, hội rước voi Đào Xá, hội giã bánh dày Mộ Chu Hạ, hội nấu cơm thi Gia Dụ… Trong đó, có nhiều lễ hội mà tầm ảnh hưởng đã lan tỏa trong một vùng rộng lớn như Lễ hội

Đền Hùng mang tính cả nước được kết tinh từ nét đẹp các hội làng của vùng Đất Tổ.

Bên cạnh đó, Phú Thọ cịn có các loại hình di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng khác như: Xoan, Ghẹo, Trống qn, Ví ống, Trình nghề, Chàm thau, Đâm đuống, múa Tùng dí, múa Mỡi, múa Chng, múa Chim gâu xúc tép... của đồng bào các dân tộc; truyện kể dân gian như Truyền thuyết Hùng Vương, chuyện cười Văn Lang. Về ẩm thực có các món ăn đặc sắc của các dân tộc như: xơi ngũ sắc, lợn thui, cá đốt, bánh tai, bánh chưng, bánh dày... đã khẳng định thêm một lần nữa những dấu tích văn hóa, tín ngưỡng, cuộc sống, phong tục tập quán vô cùng phong phú của các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Ngày 24/11/2011, UNESCO đã công nhận Hát xoan - Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại với những giá trị cộng đồng trong việc sáng tạo và truyền dạy từ đời này qua đời khác. Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần với hình thức nghệ thuật đa yếu tố, gồm có ca - vũ - nhạc, thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ, một tỉnh trung du Việt Nam. Hát xoan còn được gọi là khúc mơn đình (hát cửa đình), tương truyền có từ thời các vua Hùng.

Tiếp theo, ngày 6/12/2012, UNESCO cơng nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương" ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa khơng phải dân tộc nào cũng có.

Hiện nay, UBND tỉnh Phú Thọ cùng các sở, ban, ngành có chức năng đang nỗ lực thực hiện các chính sách trong cơng cuộc bảo tồn gìn giữ, phát huy các thế mạnh văn hóa, đồng thời đẩy mạnh quảng bá hình ảnh nét văn hóa truyền thống cội nguồn với tất cả các quốc gia bè bạn trên toàn thế giới.

Nhằm tăng cường giao lưu văn hóa, đẩy mạnh phát triển nền du lịch trong và ngoài nước, phát triển kinh tế vùng, nâng cao đời sống nhân dân.

Trường THCS Sa Đéc được tách ra từ phân hiệu của trường cấp II III Hùng Vương vào năm 1958, trở thành trường cấp II đầu tiên của Thị xã Phú Thọ. Trong những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến trống Mỹ cứu nước, tỉnh Phú Thọ kết nghĩa với tỉnh Long Châu Sa. Năm 1960, đoàn cán bộ Thị xã Sa Đéc (Tỉnh Đồng Tháp hiện nay) ra thăm Thị xã Phú Thọ và đã đến thăm nhà trường. Từ đó, trường được đổi tên thành trường cấp II Sa Đéc.

Dưới mái trường thân yêu này, trong cuộc kháng chiến trống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã có hàng chục giáo viên, hàng trăm học sinh nhập ngũ, nhiều người đã trở thành anh hùng và lớp lớp các thế hệ học sinh đã trưởng thành, trong đó có nhiều người là sĩ quan cao cấp, những nhà khoa học, nhà quản lý giữ nhiều trọng trách trên các lĩnh vực khắp mọi miền Tổ quốc.

Chặng đường hơn 55 năm xây dựng và phát triển, trường THCS Sa Đéc ln ln duy trì được phong trào dạy tốt, học tốt. Trong thời kỳ đầu của cuộc vận động giáo dục đạo đức cho học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường được cơng nhận là Đơn vị xuất sắc tồn quốc. Đặc biệt, nhà trường đã tạo được mơ hình mới về cơng tác Đội và Sao nhi đồng có hiệu quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng rèn luyện và học tập của học sinh. Sa Đéc bay cao bay xa, mơ hình Đội và Sao của Sa Đéc đã trở thành bài học kinh nghiệm quý báu được triển khai cho tất cả các liên đội trong toàn quốc học tập. Liên đội nhà trường đã hai lần nhận Cờ luân lưu mang chân dung của Bác Hồ và rất nhiều Bằng khen của Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong những năm gần đây Trường THCS Sa Đéc luôn luôn ở trong tốp đầu của giáo dục thị xã Phú Thọ, liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc, Đơn vị điển hình tiên tiến; Đạt chuẩn Quốc gia bậc THCS. Có nhiều thầy, cơ giáo dạy giỏi, nhiều học sinh giỏi, được phụ huynh, học sinh tin yêu. Hàng năm, tỉ lệ tốt nghiệp THCS đạt 100%, tỉ lệ học sinh giỏi, khá chiếm 75%. Cạc

hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ln đi đầu trong toàn thị xã. Trường đã được nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Trường THCS Sa Đéc luôn làm tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, tích cực ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập, thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học, sáng tạo”… tạo nên một môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, hiện đại.

Nhà trường hiện có 35 cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên. Trong đó cán bộ quản lý: 02, giáo viên: 30, nhân viên: 03, 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đủ ở các bộ mơn. Trường có 486 học sinh chia thành 15 lớp, trong đó lớp 7A, 7B, 6A thực hiện dạy theo mơ hình trường học mới.

Để bộ mơn âm nhạc đạt được kết quả ngày càng cao thì đối với ngành

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc THCS trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 31 - 34)