Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.2. Quy trình dạy hát và Một số biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc
3.2.3. Một số biện pháp giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc
Giáo viên cần hướng dẫn các em hát và thể hiện đúng sắc thái tình cảm của bài hát.
Bước 7: Củng cố, kiểm tra
Giúp học sinh trình bày bài hát sinh động, hấp dẫn; đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhấn mạnh nội dung bài hát và giáo dục thái độ đối với học sinh.
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung của bài học, giáo viên có thể yêu cầu các em viết ra cảm nhận của mình, hay lời giới thiệu về bài hát vừa học sau đó lên trình bày trước lớp. Qua đó, giáo viên có thể đánh giá được năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh một cách khách quan hơn. Ngồi ra, cịn nhiều phương pháp khác có thể sử dụng trong phần củng cố như: yêu cầu các em hát kết hợp gõ đệm, hay yêu cầu các nhóm sáng tác các điệu múa phù hợp với bài hát, hoặc giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi âm nhạc…
3.2.3. Một số biện pháp giúp học sinh phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua các bài hát dân ca nhạc thông qua các bài hát dân ca
Biện pháp 1: Kết hợp các kỹ năng ca hát phổ thơng để nâng cao biểu diễn trình bày tác phẩm âm nhạc
Khi trình bày một tác phẩm âm nhạc, các kỹ năng được sử dụng trong trình bày tác phẩm gồm có: Trình bày thể hiện diễn cảm tồn bộ nội dung, sắc thái tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm và trình bày diễn tả chi tiết các kỹ năng biểu diễn thể hiện (hát, múa, trị chơi)
Trình bày tác phẩm âm nhạc bao hàm trong đó là sự thể hiện diễn cảm toàn bộ nội dung, sắc thái, tư tưởng, tình cảm trong tác phẩm. Qua đó để học sinh có thể làm quen với những bài hát, những làn điệu dân ca của mỗi vùng miền và có thể cảm thụ được giai điệu, tính chất của bài hát.
Để làm được điều đó, giáo viên cần phải hiểu sâu sắc nội dung tư tưởng, mọi sắc thái, tình cảm trong tác phẩm, thể hiện sự thống nhất giữa bài hát và người biểu diễn.
Trình bày, biểu diễn tác phẩm diễn cảm một cách chân thực, sâu sắc sẽ tác động mạnh đến học sinh, kích thích ở học sinh những tình cảm khác nhau, làm phong phú ấn tượng của học sinh về bài hát, gợi cho học sinh những cảm xúc tương tự và đồng cảm với tính chất của bài hát như: Vui, buồn, trang trọng, lo âu tiếc nuối, sôi nổi, hào hùng , tha thiết… để đạt được trình độ như vậy người giáo viên cần phải hồn thiện trình độ biểu diễn.
Hơn nữa, đối với các bài hát, các làn điệu dân ca đòi hỏi người giáo viên cần có vốn hiểu biết sâu rộng, không chỉ về bài hát mà cần phải biết được nguồn gốc, xuất xứ, các hình thức dân ca của mỗi vùng miền được thể hiện qua các bài hát dân ca. Qua đó, để học sinh thấy rõ được những nét đẹp của dòng nhạc dân ca – một trong những nét đẹp của nền văn hóa dân tộc.
Trình bày, diễn tả chi tiết các kỹ năng biểu diễn thể hiện (hát, múa, trị chơi) là trình bày rõ nét những chỗ cần lấy hơi, nhấn mạnh, hát đúng sắc thái: to, nhỏ, ngân dài hay thay đổi âm sắc giọng khi thể hiện sự thay đổi của âm nhạc. Đặc biệt trong dân ca giáo viên phải thể hiện rõ được nét đặc trưng của các bài dân ca ở sự luyến láy trong bài.
Ví dụ: Bài hát Đi cấy – dân ca Thanh Hóa (Âm nhạc 7). Giai điệu của bài hát sử dụng nhiều luyến láy tạo nên nét đặc trưng của bài hát nói riêng và của làn điệu dân ca Thanh Hóa nói chung.
Ví dụ: Bài hát Hị ba lý, Dân ca qn khu 5, SGK Âm nhạc - Mĩ thuật lớp 8. Đối với bài hát này có hình thức trình bày rất đặc trưng của làn điệu Hị Quảng Nam. Đó là, bài hát có hai phần, phần “xướng” và phần “xô”. Phần xướng dành cho một người hát, phần xô dành cho tập thể. Giáo viên có thể
cho học sinh xem video trình bày bài hát theo lối “xướng” và “xơ”. Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành trình bày bài hát theo lối diễn xướng đó.
Như vậy, muốn trình diễn tác phẩm đạt hiệu quả cao, trước tiên đòi hỏi người giáo viên phải trình bày diễn cảm đúng sắc thái của bài hát, hát đúng lời ca, giai điệu, những chỗ luyến, ngân dài… từ đó người giáo viên mới có thể hướng dẫn học sinh hát đúng và chính xác, sau đó là giúp học sinh trình bày bài hát tốt hơn.
Đây có thể coi là một biện pháp điển hình, có giá trị thuyết phục, thu hút sự chú ý của học sinh đến các phương tiên diễn tả âm nhạc tạo điều kiện cho sự lĩnh hội cũng như cảm thụ âm nhạc của học sinh.
Biện pháp 2: Phát huy tính sáng tạo biểu diễn thơng qua giai điệu và lời ca của tác phẩm
Thông thường trong mỗi tiết dạy học hát giáo viên đều hướng dẫn học sinh hát kết hợp các động tác vận động giúp các em tự nhiên khi hát. Hoặc giáo viên có thể cho học sinh xem băng đĩa về các bài hát khác của dân ca Thanh Hóa, cho học sinh xem qua về tổ khúc Múa đèn…
Ví dụ: Bài hát Đi cấy – dân ca Thanh Hóa (Âm nhạc 7). Giáo viên có thể hướng dẫn các em học sinh các động tác múa đơn giản, đặc trưng của loại hình dân ca Thanh Hóa, đặc biệt là một số động tác múa của tổ khúc Múa đèn.
Ngoài ra, giáo viên cần kích thích sự sáng tạo của các em qua việc cảm nhận bài hát mà sáng tác, sáng tạo ra những động tác phụ họa phù hợp với bài hát mà các em thích. Qua đó, khiến các em thích thú với mơn học nói chung và với các làn điệu dân ca nói riêng. Tạo nên khơng gian học tập thoải mái, giờ học hiệu quả, hơn nữa là đã kích thích được khả năng cảm thụ âm nhạc cũng như khả năng chủ động sáng tạo của mỗi học sinh.
Giáo viên có thể cho các em hoạt động theo nhóm mà các em tự chọn để các em có thể có những trao đổi, sáng tạo. Sau đó, giáo viên có thể quan sát và hướng dẫn thêm hoặc sửa những chỗ nào mà các em hát chưa chuẩn xác về lời ca, giai điệu, tiết tấu của bài hát.
Biện pháp 3: Tăng cường và nâng cao vai trò tự đánh giá của học sinh
Để năng cao vai trò tự đánh giá của học sinh, lấy người học làm trung tâm, đòi hỏi người giáo viên cần nâng cao tính tích cực chủ động của bản thân thông qua việc yêu cầu học sinh lắng nghe và đưa ra những nhận xét, đánh giá của bản thân từ những thông tin mà giáo viên cung cấp và từ những phần trình bày, biểu diễn của các bạn trong lớp.
Qua đó, sẽ dần hình thành nên cho học sinh tính tích cực, chủ động trong quá trình học. Vì vậy, giáo viên phải ln khuyến khích học sinh để học sinh mạnh dạn, tự tin đưa ra những nhận xét, đánh giá riêng của bản thân về mọi
vấn đề không chỉ trong học tập mà cịn ở ngay cả trong cuộc sống, mơi trường xung quanh.
Biện pháp 4: Khuyến khích học sinh bộc lộ cảm xúc để cảm nhận đúng đắn về bài hát
Để có thể bộ lộ được cảm xúc, cảm nhận về bài hát, thì trong giáo dục và dạy học âm nhạc có rất nhiều cách và khá phong phú: như trình bày, giới thiệu tác phẩm, giới thiệu cách thể hiện, giải thích các nội dung, phương tiện diễn tả âm nhạc…
Việc có được cảm nhận về bài hát là một trong những phương tiện quan trọng nhất để có thể hỗ trợ cho phần thể hiện đúng tính chất của bài hát. Trong học tập so với bắt chước thì tìm tịi sáng tạo là hình thức cao nhất, thể hiện tính tích cực trong học tập của học sinh.
Hãy bắt đầu khuyến khích các em nói lên những cảm nhận của mình về mơn học, về bài hát. Học sinh có thể khơng ủng hộ ý kiến của giáo viên, của bạn bè, có thể có những ý kiến, tư tưởng của sự cảm nhận riêng bản thân các em về vấn đề đó, về bài hát đó.
Đó là cơ sở để hình thành, phát triển ở các em kỹ năng cảm thụ âm nhạc và sáng tạo hơn. Qua đó, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh tự nhận xét, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực.
Ví dụ:
Cách 1: Sau khi các em đã được nghe hát mẫu bài hát Vui bước trên đường xa, Dân ca Nam Bộ; SGK Âm nhạc - Mĩ thuật lớp 6.
Giáo viên có thể đặt câu hỏi:Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát Vui bước trên đường xa?
Học sinh sẽ tự trả lời qua phần gợi mở của giáo viên. Ví dụ: Nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát bản thân em học tập được những gì? Em sẽ làm gì để xứng với những điều mà nội dung bài hát muốn chuyển tải tới?...
Có thể học sinh sẽ trả lời chưa được trôi chảy hoặc ý từ chưa được sâu sắc. Song qua nhận xét và khắc họa của giáo viên thì học sinh từ chỗ hiểu nội
dung bài hát còn mơ hồ sẽ hiểu sâu sắc hơn và đặc biệt các em sẽ có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc học tập cũng như rèn luyện.
Cách 2: Sau khi học xong bài hát, giáo viên chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu lần lượt các nhóm viết lời giới thiệu cho bài hát. Sau đó, giáo viên lắng nghe, nhận xét, góp ý, đánh giá xếp loại.
Qua thực tế khảo sát, thực nghiệm đối với các em học sinh lớp 6A trường Trung học cơ sở Sa Đéc tôi đã thu được kết quả của hai nhóm giới thiệu về bài hát Vui bước trên đường xa như sau:
Ảnh 3.4. Bài giới thiệu về bài hát “Vui bước trên đường xa” của các em học sinh nhóm 1 lớp 6A – Trường Trung học cơ sở Sa Đéc. (Giáo án thực tập của SV Nguyễn Kim Dung)
Nhóm 1: Trong cuộc sống được đến trường đi học là niềm vui của tất cả tuổi thơ, được đi trên con đường quê hương đất nước, chúng ta càng thêm yêu từng mảnh đất của quê hương, đất nước tự hào về non sông Việt Nam. Qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết biết vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống để được đến trường.
Ảnh 3.3. Bài giới thiệu về bài hát “Vui bước trên đường xa” của các em nhóm 2 lớp 6A – Trường Trung học cơ sở Sa Đéc (Giáo án thực tập của SV Nguyễn Thị Thu Hương)
Nhóm 2: Bài hát Vui bước trên đường xa thật nhẹ nhàng tình cảm, có tính
dãi bày, thể hiện niềm hân hoan của học sinh, đồng thời thể hiện tinh thần đồn kết, vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Đó tuy là những lời giới thiệu, lời nhận xét còn sơ sài, câu từ chưa được sâu sắc… nhưng đó cũng là lần đầu tiên các em được tiếp xúc, được học hát bài hát đó và các em cũng đã có những cảm nhận về bài hát rất hợp lý và thể hiện được nội dung của bài hát muốn truyền tải tới chính các em.
Như vậy, chỉ qua một yêu cầu, một bài tập nhỏ mà các em đã mạnh dạn viết và trình bày ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về bài hát. Qua biện pháp này học sinh có thể tự rèn cho mình khả năng cảm thụ được nội dung, tính chất, ý nghĩa của các bài hát, đặc biệt là các bài hát dân ca. Để qua đó kích thích ở học sinh tính tị mị, ham tìm hiểu về các bài hát dân ca Việt Nam như: nguồn gốc, xuất xứ, nội dung, ý nghĩa của bài hát. Hơn nữa, qua đó cũng nhằm giúp học sinh phát triển khả năng nhìn nhận, hay trình bày một vấn đề một cách khoa học và cho các em thêm tự tin khi đứng trước đám đông.
Biện pháp 5: Tăng cường sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học âm nhạc
Sử dụng đồ dùng trực quan, các phương tiện dạy học âm nhạc được coi là một trong những phương tiện tích cực hỗ trợ cho việc trình bày tác phẩm, thực hành luyện tập và phối hợp với các biện pháp cảm nhận với các biện pháp khác làm cho quá trình dạy và học trở nên dễ dàng, hấp dẫn, sinh động hơn.
Các phương tiện dạy và học âm nhạc dân ca bao gồm: Các loại nhạc cụ và đạo cụ dân tộc như: sáo, trống, mõ, sinh tiền, lục lạc, thanh phách, nón lá, nón quai thao, khèn và một số loại đàn: đàn bầu, đàn nhị, đàn nguyệt…Các loại đạo cụ và thiết bị khác như: tranh ảnh, máy chiếu, đài, băng đĩa, đàn…
Việc sử dụng các nhạc cụ khơng chỉ là phương tiện dạy học mà cịn là căn cứ đánh giá trình độ học vấn âm nhạc, kiến thức, năng lực hoạt động âm nhạc của giáo viên. Sử dụng nhạc cụ để trình bày tác phẩm cho học sinh nghe và hướng dẫn luyện tập thực hành các bài hát qua giai điệu trên đàn khiến các em
học sinh phát triển tốt tai nghe nhạc, kỹ năng chủ động quan sát, chú ý đến bài học.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trong các giờ học hát của các em học sinh trường Trung học cơ sở nói chung và trường Trung học cơ sở Sa Đéc nói riêng, tơi thấy được rằng hầu hết các tiết học khi giáo viên sử dụng nhạc cụ để trình bày tác phẩm, cũng như hướng dẫn các em học hát thì các em học sinh đều rất thích thú với bài học và các em cũng rất tị mị cùng với đó các em chú ý hơn đến bài học. Việc dạy hát qua nhạc cụ đòi hỏi các em học sinh vừa phải chú ý lắng nghe giai điệu đàn và vừa phải quan sát, theo dõi vào bài hát để các em mới có thể hát đúng, hát khớp với giai điệu mà giáo viên đàn.
Đây có thể nói là một biện phá có tính hiệu quả cao đối với việc phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh. Khi giáo viên muốn chuyển tải tới học sinh những kiến thức mới mà thơng qua việc trình bày tác phẩm hay dùng lời… đều không thể truyền tải hết kiến đến học sinh, thì điều đó địi hỏi giáo viên phải sử dụng đến các thiết bị điện tử như: Máy chiếu, băng đĩa, hình ảnh… Qua đó giúp học sinh có thể mở rộng được tầm kiến thức, hiểu biết của mình về bài hát đó.
Ví dụ: khi giáo viên dạy bài hát Đi cấy – dân ca Thanh Hóa thì giáo viên trước tiên phải giới thiệu qua về vùng đất Thanh Hóa. Để học sinh biết được Thanh Hóa nằm ở vị trí nào trên bản đồ, hay nguồn gốc, xuất xứ của bài hát… thì bắt buộc giáo viên phải đưa ra cho học sinh những hình ảnh trực quan để học sinh quan sát và giúp học sinh dễ hiểu bài và ghi nhớ tốt hơn.