Quy trình dạy hát

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc THCS trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 53 - 56)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2. Quy trình dạy hát và Một số biện pháp phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc

3.2.2. Quy trình dạy hát

Bước 1: Giới thiệu bài hát

Mục tiêu để học sinh biết tên bài hát và nguồn gốc, xuất xứ ra đời của bài hát hay bài hát thuộc dân ca vùng miền nào? và đặc trưng của vùng dân ca đó. Lời giới thiệu của giáo viên khi vào bài là rất quan trọng, nó sẽ gợi cho học sinh hứng thú học tập, khơng khí tích cực của giờ học.

Giáo viên có thể dùng biện pháp thuyết trình đưa học sinh vào thẳng chủ đề của bài học mà giáo viên muốn truyền đạt tới học sinh. Hoặc giáo viên có thể đặt một số câu hỏi, cho học sinh xem một số hình ảnh, bản đồ liên quan đến bài hát… để học sinh tự suy nghĩ và trả lời, nhằm tăng tính chủ động tri thức của học sinh ngay đầu giờ… ngồi ra giáo viên có thể cung cấp cho học sinh một số bài hát dân ca khác của vùng miền đó.

Bước 2: Tìm hiểu bài hát

Q trình tìm hiểu bài hát ở THCS giúp học sinh hiểu được nội dung bài hát, nắm được cấu trúc của bài hát (chia câu, chia đoạn), những kí hiệu trong bài hát… giáo viên có thể hỏi: Bài hát được chia thành mấy câu? Trong bài hát sử dụng những kí hiệu âm nhạc nào? Ca từ của bài hát nói về nội dung gì?...

Bước 3: Nghe hát mẫu

Việc nghe hát mẫu giúp học sinh có thể làm quen với giai điệu của bài hát và có những cảm nhận ban đầu về nội dung của bài hát.

Giáo viên trình bày bài hát cần phải thể hiện được đầy đủ các giá trị cảm xúc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, giáo viên vừa hát vừa biểu diễn kèm theo các động tác múa phụ họa đặc trưng của vùng, ví dụ: bài hát Đi cấy – Dân ca Thanh Hóa, có điệu múa đặc trưng là múa cuộn đèn, hoặc vận động cơ thể để hướng các em vào bài hát khiến các em thích thú, muốn được học hát và biểu diễn bài hát đó.

Việc nghe hát mẫu giúp các em cảm thụ được bài hát một cách đầy đủ, trọn vẹn. Đặc biệt là việc giáo viên tự hát mẫu và biểu diễn bới điều đó sẽ gần gũi với học sinh hơn. Học sinh sẽ cảm thấy hào hứng hơn khi được nghe các thầy cô hát. Hơn nữa việc hát mẫu giúp bản thân giáo viên thể hiện được năng lực và cảm xúc của bản thân…

Sau khi nghe hát mẫu giáo viên đặt một số câu hỏi nhằm kích thích sự cảm nhận của học sinh về bài hát, ví dụ như: cảm nhận của em sau khi nghe bài hát về nội dung, tính chất, nhịp điệu?…

Bước 4: Khởi động giọng

Việc khởi động giọng trước khi học hát là một bước rất quan trọng, cũng giống như việc khởi động trước khi tập thể dục, trước khi chạy hay trước khi bơi lội… thì khởi động giọng giúp học sinh chuẩn bị về tư thế, hơi thở, giọng hát, đồng thời còn luyện tai nghe, cách phát âm luyện cao độ và giúp học sinh thấy rằng mình đang được học âm nhạc một cách bài bản. Khởi

động giọng giúp học sinh mở rộng được âm vực giọng qua các quãng luyện giọng, nâng cao chất lượng âm thanh

Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tư thế luyện thanh cũng giống như tư thế đứng hát. Giáo viên cần đánh những mẫu khởi động giọng ngắn vừa đủ cho học sinh có thể nghe và dễ đọc, các mẫu luyện nên là những mẫu sử dụng những nguyên âm như: I, A, O, U.. Bởi đó là các âm rất hay được sử dụng trong các bài hát dân ca. Việc khởi động giọng được thực hiện trong khoảng 1-2 phút.

Bước 5: Tập hát từng câu

Tập hát từng câu giúp học sinh hát được đúng giai điệu, lời ca của bài hát, giúp luyện tai nghe và hát đúng những chỗ khó trong bài.

Đây là bước trọng tâm, quan trọng và chiếm thời gian đòi hỏi học sinh phải thật chú ý, cố gắng lắng nghe. Giáo viên sẽ đàn từng câu hát 2-3 lần, yêu cầu học sinh lắng nghe và hát nhẩm theo, sau đó giáo viên sẽ bắt nhịp để học sinh hát theo giai điệu mà giáo viên đánh trên đàn. Hoạt động này giúp các em học sinh luyện được tai nghe nhạc và tính tư duy tích cực ở các em. Tiếp đó, giáo viên sẽ chỉ định học sinh thực hiện lại câu hát vừa rồi hình thức có thể là cá nhân, nhóm, dãy, bàn… sau đó có thể yêu cầu học sinh khác nhận xét bạn thể hiện, rồi giáo viên sẽ là người đưa ra lời nhận xét và giúp học sinh sửa sai đối với học sinh thực hiện cũng như học sinh nhận xét, qua đó giáo viên có thể biết được năng lực cảm thụ âm nhạc của từng học sinh trong mỗi tiết học, cũng như hướng được sự chú ý của các em vào bài học. Trong quá trình sửa sai cho học sinh giáo viên cần đàn chậm, hát chậm, nhấn rõ ràng những chỗ sai giúp các em có thể nghe, nhận biết được chỗ sai và hát cho chính xác. Đặc biệt giáo viên cần hướng dẫn học sinh những chỗ luyến láy hay những tiết tấu khó của dân ca như luyến các chùm nhiều nốt, chùm lệch trái, lệch phải… vì đa số các em vẫn cịn rất lúng túng trong việc xử lý những chỗ như vậy.

Bước 6: Hát cả bài

Bước này giúp học sinh lĩnh hội trọn vẹn bài hát, đồng thời giúp các em tiếp tục sửa những lỗi sai (nếu có), giáo viên sẽ hướng dẫn các em biết những chỗ lấy hơi, ngân nghỉ đúng chỗ và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát.

Trước khi thực hiện hát cả bài, giáo viên nên đàn lại giai điệu cả bài một lần để học sinh hat nhẩm theo và phát hiện những chỗ mình hát sai, hát chưa đúng. Sau đó, giáo viên cho các em hát cả bài theo nhạc đệm, đồng thời giáo viên dùng động tác chỉ huy bắt vào bài hát cho học sinh, giáo viên hướng dẫn các em hát đúng nhịp độ, không bị cuốn theo nhạc, nhanh hoặc chậm hơn

Một phần của tài liệu Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc thông qua một số bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc THCS trên địa bàn thị xã phú thọ (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)