Tổng quan vể khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược trong

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết một số thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà mía thương phẩm (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.6. Tổng quan vể khả năng kháng khuẩn của một số loại thảo dược trong

nghiên cứu

2.1.6.1. Cây rẻ quạt

Tên khác: Rẻ quạt, Lưỡi đồng

Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.

Tên đồng nghĩa: Belamcanda xalate Moench.

Họ: Lá dơn (Iridaceae) Đặc điểm bột dược liệu:

Bột thân rễ màu vàng, không mùi, vị đắng, hơi cay. Thành phần gồm: mảnh bần, tế bào hình chữ nhật, vách dày, màu nâu; mảnh mô mềm, tế bào tròn chứa hạt tinh bột; hạt tinh bột nhỏ, hình tròn hay hình xoan, đường kính 5-17 µm, không rõ vân, riêng lẻ hay thành đám gồm 4-7 hạt đơn; tinh thể calci oxalat

hình kim rất lớn nguyên hay bị đứt gãy, dài 130-160 μm, rộng 12-25 μm; mảnh mạch vạch; khối chất nhựa màu đỏ nâu.

Bộ phận dùng:

Thân rễ (Rhizoma Belamcandae) - Thân rễ màu vàng nâu nhạt đến nâu, có những gân ngang là vết tích của lá, còn sót lại những rễ ngắn, nhiều nốt sần nhỏ là vết tích của rễ con, dài 3-10 cm, đường kính 1-2 cm, hay những phiến có dạng hình trái xoan hay tròn, dài 1-5 cm, rộng 1-2 cm, dày 0,3-1 cm, mép lồi lõm không đều, màu vàng nâu nhạt đến vàng nâu.

Mặt cắt ngang nhẵn, màu trắng ngà hay vàng nhạt, nhìn rõ hai phần: phần ngoài màu sẫm, phía trong nhạt hơn, có nhiều điểm nhỏ của các bó libe gỗ. Phiến cắt

dọc có vỏ ngoài màu nâu sẫm, mặt cắt có sợi dọc. Mùi thơm nhẹ, vị đắng, hơi cay.

Thu hái và chế biến:

Thu hoạch vào đầu mùa xuân, khi cây mới nảy mầm hoặc cuối thu, khi lá khô héo, đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con và tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát phơi khô. Để nguyên hay được cắt thành phiến mỏng đã phơi hay sấy khô.

Thành phần hóa học:

Thân rễ chứa tectorigenin (có tác dụng ức chế dị ứng), irigenin, tectoridin, iridin, 5, 3-dihydroxy-4’,5’-dimethoxy-6,7-methylendioxyisoflavon, dimethyltectorigenin,

irisfloretin, muningin, các iristectorigenin A và B.

Tác dụng dược lý

Trong thí nghiệm in vitro, cao cồn thân rễ có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà, Bacillus subtilis và có tác dụng yếu đối với tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae. Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn. Trị họng sưng đau, ho đờm, suyễn tức. Ngày dùng 3-6 g, dạng thuốc sắc hoặc bột; làm viên ngậm, uống. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

2.1.6.2. Cây riềng

Riềng, Riềng thuốc, Alpinia officinarum Hance, thuộc họ Gừng,

Zingiberaceae. (Đỗ Tất Lợi, 2004) Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Alpiniae, thường gọi là Cao lương khương

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Việt Nam, thường gặp ở Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng lấy thân rễ làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng đoạn thân rễ vào mùa xuân, được 1 năm, có thể thu hoạch. Thu hái thân rễ cuối mùa hè,

chỉ chọn củ già, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, cắt thành từng đoạn 4-6cm, phơi khô hoặc đồ qua rồi mới phơi.

Thành phần hoá học: Thân rễ chứa tinh dầu mà thành phần chủ yếu là

cineolmetylcinnamit. Còn có chất dầu vị cay là galangol và các dẫn chất của

flavon ở dạng tinh thể là galangin, alpininkaempferin. Ngoài tinh dầu, trong riềng còn có một số hợp chất như: galangola – chất dầu có vị cay, ba chất có tinh thể là dẫn xuất của flavon không có vị chiếm khoảng 0,1% là: galangin

C15H10O5, alpinin C17H16O6 và kaempferit C16H12O6 (1-3 dioxy-4- metoxyflavonon). Nghiên cứu cũng cho biết, dầu riềng có khả năng kháng mạnh với các loại vi khuẩn Gram dương S.AureusB.Subtilis. Magda và Nehad (2011) nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của dịch chiết của riềng trong methanol 95% và n-butanol cho biết dịch chiết của riềng có sức kháng mạnh nhất với vi khuẩn E.coli (đường kính vòng vô khuẩn là 24 mm) và thấp nhất với các vi khuẩn Bacillus subtilis, S.Aureus, Micrococcus roseus (đường kính vòng vô khuẩn là 10 mm). Lượng của dịch chiết thân rễ riềng tối thiểu với các loại vi khuẩn đều đạt mức 75 µg/ml. Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết riềng trong các dung môi đều mạnh hơn so với kháng sinh đối chứng là ampicillin. Ngoài ra, dịch chiết riềng cũng có tính kháng mạnh với nấm là Candida albicans, Candida trobicals, Creptococcus neoformans, Alternerria solani, Fusarium oxosporium, Aspergillus niger. Dịch chiết thân dễ riềng có tính kháng nấm mạnh hơn chất kháng nấm là Amphotericin B.Tuy nhiên, dịch chiết của riềng trong các dung môi khác nhau không ảnh hưởng tới khả năng kháng khuẩn của riềng.

Tính vị, tác dụng: Vị cay thơm, tính ấm; có tác dụng lợi tiêu hóa, giảm đau, chống lạnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường được dùng trị: 1. Ðau thượng vị, nôn mửa, tiêu hóa kém; 2. Loét dạ dày và tá tràng, đau dạ dày mạn tính; 3. Viêm dạ dày - ruột cấp; 4. Sốt rét, có báng. Dùng ngoài trị lang ben. Liều dùng 3-10g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã cây tươi đắp.

2.1.6.3. Cây cỏ sữa

Cây cỏ sữa lá nhỏ - Euphorbia thymifolia Burm, thuộc họ Thầu dầu -

Euphorbiaceae[19].

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, mọc bò, có lông và có nhựa mủ trắng. Thân và cành tỏa rộng trên mặt đất, hình sợi, màu đỏ tím, hơi có lông. Lá nhỏ mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, tù đầu, hình tim không đều hay tù ở gốc, có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài 7mm, rộng 4mm. Cụm hoa dạng xim có ít hoa ở nách lá. Quả nang, đường kính 1,5mm, có lông. Hạt nhẵn, có 4 góc lồi, dài 0,7mm. Cây ra hoa vào mùa hè.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Euphorbiae Thymifoliae.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ở những nơi đất có sỏi đá. Thu hái cây quanh năm, tốt nhất vào hè thu, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hoá học: Trong cây có một loại tinh dầu màu xanh, mùi đặc biệt, vị kích ứng. Thành phần tinh dầu gồm cymol, carvacrol, limonen- sesquiterpen và acid salicylic. Lá và thân chứa flavonoid cosmosiin (5,7,4- trihydroxyflavon-7-glucosid). Rễ chứa taraxerol, tirucallol myrixyl alcohol.

Tính vị, tác dụng: Cỏ sữa lá nhỏ có vị ngọt đắng nhạt, hơi chua, tính lạnh; có tác dụng thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa.

Dùng dung dịch cỏ sữa đưa vào ruột sẽ ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ (Sonner, Shigella, Flexneri,...) cũng có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng sinh trị bệnh đường ruột và bệnh ngoài da. Chất nhựa mủ của nó có tính gây xót đối với niêm mạc dạ dày và độc đối với cá và chuột. Ở Ấn Ðộ, người ta xem nó như có tác dụng làm thơm, săn da, kích thích và nhuận tràng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Lỵ trực trùng, viêm ruột ỉa chảy; 2. Trị xuất huyết; 3. Phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa hoặc tắc tia sữa. Ngày dùng 40-100g dạng thuốc sắc, trẻ em 10-20g. Dùng ngoài giã cây tươi đắp trị

eczema, viêm da dị ứng, ngứa da, viêm vú zona, hắc lào, mụn cóc. Ở Ấn Ðộ người ta dùng Cỏ sửa cho trẻ em bị bệnh đường ruột: Dịch lá dùng trị nấm tóc, rắn cắn và các bệnh ngoài da. Rễ được sử dụng cho người mất kinh.

Ðơn thuốc:

1. Lỵ trực trùng; dùng Cỏ sữa 100g. Rau sam 80g sắc với 300ml nước, lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày.

2. Lợi sữa: Cỏ tươi 100g, hạt cây Gạo 40g, hai thứ sắc kỹ, lấy nước nấu cháo gạo ăn.

3. Viêm da nổi mẩn ngứa: Cỏ sữa giã nát xoa hay nấu nước rửa.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết một số thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà mía thương phẩm (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)