Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết một số thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà mía thương phẩm (Trang 35 - 42)

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Bố trí thí nghiệm

750 con gà thí nghiệm (gà Mía 22 ngày tuổi) được chia ngẫu nhiên vào 3 lơ thí nghiệm, mỗi lơ 250 con. Gà thí nghiệm được cho ăn khẩu phần như sau:

+ Lô đối chứng (ĐC): Gà được cho ăn với thức ăn cám hỗn hợp hoàn chỉnh (KPCS)

+ Lơ thí nghiệm 1 (TN1): KPCS bổ sung 0,15 % hỗn hợp cao chiết thảo dược, có hàm lượng dược liệu tương đương 0,3 % VCK khẩu phần.

+ Lơ thí nghiệm 2 (TN20: KPCS bổ sung 0,15 % hỗn hợp cao chiết thảo dược, có hàm lượng dược liệu tương đương 0,5 % VCK khẩu phần.

Gà thí nghiệm được chăm sóc và quản lý trong các điều kiện như nhau, đồng đều về giống, khối lượng, độ tuổi, chế độ dinh dưỡng, quy trình phịng bệnh.

3.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi

3.4.2.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm Sinh trưởng tích lũy

Khối lượng gà thí nghiệm từ giai đoạn 21 ngày đến 60 ngày theo dõi 1 lần/ 2 tuần; giai đoạn trên 60 ngày theo dõi 1 lần/ tháng. Khối lượng cơ thể được cân vào 7h sáng trước khi cho ăn, cho uống. Cân ngẫu nhiên 20% số con trong đàn. Sử dụng cân có độ chính xác tối thiểu ±5g.

Sinh trưởng tuyệt đối:

Là sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát, sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn (Bùi Hữu Đoàn và cs., 2011).

Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo cơng thức A=

Trong đó:

A: là sinh trưởng tuyệt đối (gam/con/ngày) P1: là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T1 (g) P2: là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm T2 (g) T1: là thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi) T2: là thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi)

Sinh trưởng tương đối: Sinh trưởng tương đối là khối lượng gia cầm tăng

ta thường xác định sinh trưởng tương đối theo từng tuần tuổi, đơn vị tính sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm (%) (Bùi Hữu Đồn và cs., 2011), được tính theo cơng thức:

R % = x 100 Trong đó:

R là sinh trưởng tương đối (%)

P1 là khối lượng cơ thể ở lần cân trước (g) P2 là khối lượng cơ thể ở lần cân sau (g)

3.4.2.2. Đánh giá khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm

Hàng ngày, gà được cho ăn vào 7h sáng. Khối lượng thức ăn thừa được vét sạch trong máng và cân lại. Tính tốn trung bình lượng thức ăn thu nhận được/ ngày theo từng giai đoạn nuôi.

FI (g/con/ngày) =

Hiệu quả sử dụng thức ăn được tính tốn dựa trên các chỉ tiêu đã được xác định ở phần trên như sức sinh trưởng và lượng thức ăn thu nhận. Cơng thức tính hiệu quả sử dụng thức ăn:

Hiệu quả sử dụng TĂ (FCR) =

3.4.2.3. Đánh giá khả năng phòng bệnh của gà thí nghiệm

Cuối mỗi tuần theo dõi, thống kê tổng số gia cầm chết trong mỗi lơ thí nghiệm để xác định số con cịn sống theo công thức :

Số gia cầm sống đến cuối kỳ = Số gia cầm đầu kỳ - Số gia cầm chết Tính tỷ lệ ni sống (%)

Tỷ lệ nuôi sống = x 100

Tỷ lệ nhiễm bệnh gà thí nghiệm

- Tỷ lệ ngày nhiễm bệnh đường tiêu hoá (%): là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số ngày xuất hiện dấu hiệu bệnh đường tiêu hoá (phân xanh, phân trắng, phân sáp, lẫn máu) và tổng số ngày nuôi.

- Tỷ lệ ngày nhiễm bệnh đường hô hấp (%): là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số ngày xuất hiện dấu hiệu bệnh đường hơ hấp (thở khị khè, hen, khẹc) và tổng số ngày nuôi.

- Tỷ lệ chết do bệnh đường tiêu hoá (%): là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số gà chết do có dấu hiệu bệnh đường tiêu hố (phân xanh, phân trắng, phân sáp, lẫn máu) và tổng số gà nuôi.

- Tỷ lệ chết do bệnh đường hô hấp (%): là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số gà chết do có dấu hiệu bệnh đường hơ hấp (thở khị khè, hen, khẹc) và tổng số gà nuôi.

- Tỷ lệ ngày điều trị bệnh đường tiêu hoá (%): là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số ngày điều trị gà có dấu hiệu bệnh đường tiêu hoá (phân xanh, phân trắng, phân sáp, lẫn máu) và tổng số ngày nuôi.

- Tỷ lệ ngày điều trị bệnh đường hô hấp (%): là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số ngày điều trị gà có dấu hiệu bệnh đường tiêu hoá (phân xanh, phân trắng, phân sáp, lẫn máu) và tổng số ngày nuôi.

3.4.2.4. Đánh giá chất lượng thịt và chất lượng thân thịt

Khảo sát năng xuất thịt nhằm đánh giá khả năng sản xuất thịt của gà ở thời điểm kết thúc thí nghiệm được xác định theo phương pháp mổ khảo sát gia cầm của (Bùi Hữu Đoàn, 2011).

Cách tiến hành: Cân P sống (sau khi nhịn đói 12-18 giờ nhưng uống nước bình thường). Cắt tiết rồi nhúng vào nước nóng 72 – 750C trong 30 – 80 giây, vặt lông. Cắt chân ở khớp khuỷu, cắt đầu ở khớp xương chẩm và xương atlat, rạch bụng dọc theo xương lưỡi hái, bỏ ống tiêu hóa, cơ quan sinh dục, khí quản, thực quản lá lách (quả tối). Để lại thận và phổi. Sau đó, lấy túi mật ra khỏi gan, lấy thức ăn cùng màng sừng ra khỏi mề, phần cịn lại nhét vào bụng gà. Đó là thân thịt.

Tỷ lệ thân thịt (%) được tính theo cơng thức:

Tỷ lệ thịt đùi (%):

Xác định tỷ lệ thịt đùi: tách đùi + cẳng trái ra khỏi thân thịt, bỏ da. Rạch dọc theo đùi và cẳng để bỏ xương chày, xương mác cùng xương bánh chè và sụn ra

Tỷ lệ thịt đùi (%) = x 100

Tỷ lệ thịt lườn (%): rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực, cắt tiếp từ xương đòn đến vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông và cơ ngực sâu bên trái, bỏ xương, cân.

Tỷ lệ thịt lườn(%) = x 100

Để đánh giá chất lượng thịt gia cầm người ta còn xác định chỉ tiêu về độ pH

Sau khi bị giết thịt, do q trình chuyển hóa vật chất sau giết mổ xảy ra trong thịt, chủ yếu là phân hủy đường và các chất hữu cơ, đó là q trình axit hố làm cho pH của thịt bị giảm xuống. pH giảm càng nhanh thì chứng tỏ quá trình axit hố càng nhanh, thịt càng có chất lượng kém. Cách xác định pH cơ ngực: lấy 50 g thịt ngực trái ở 15 phút sau giết mổ, xay nhiễn với 200 ml nước muối sinh lý. Nước thịt thu được dùng để đo pH bằng máy đo pH cầm tay Vernier (Vernier, Mỹ). Thịt ngực phải được dùng để đo pH 24 giờ bằng phương pháp tương tự.

3.4.2.5. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của bổ sung thảo dược trong khẩu phần ăn đến trao đổi chất của gà Mía

Gà được lấy máu ở tĩnh mạch cánh ở ngày thứ 30 của thí nghiệm, vào lúc sáng sớm trước khi cho ăn. Mẫu máu được đưa nhanh vào ống chống đông chứa EDTA, bảo quản trong hộp đá. Mẫu máu được phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu bao gồm: Bạch cầu (WBC), tỷ lệ tế bào bạch cầu lympho (LYM %), tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn (MID%), tỷ lệ bạch cầu hạt (GRAN%), Số lượng tế bào bạch cầu lympho (LYM#), số lượng bạch cầu đơn nhân lớn (MID#), số lượng bạch cầu hạt (GRAN#), số lượng hồng cầu (RBC), nồng độ hemoglobin (HGB), tỷ lệ

thể tích hồng cầu (HCT), thể tích trung bình của một hồng cầu (MCV), số lượng trung bình của Hemoblobin trong một hồng cầu (MCH), nồng độ trung bình của Hemoglobin trong một đơn vị thể tích máu (MCHC), số lượng tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu (PLT).Các chỉ tiêusinh lý máu phân tích bằng máy phân tích sinh lý máu tự động (URIT 3000 Plus, Urit, Trung Quốc) tại phịng thí nghiệm Khoa học động vật, Khoa Nơng – Lâm – Ngư.

Mẫu máu đem ly tâm 3500 vòng/phút, trong 15 phút ở 4oC bằng máy ly tâm lạnh (Hermle Z326k, Hermle, Đức). Huyết thanh thu được dùng để phân tích các chỉ tiêu sinh hóa gồm creatine, Albumin, và Alanine amino transferase (ALAT) bằng kit phân tích và máy phân tích sinh hóa bán tự động (3000 Evolution, Biomedical Systems International, Italia) tại phịng thí nghiệm Khoa học động vật, Khoa Nơng Lâm Ngư.

Gà cuối thí nghiệm được mổ khảo sát. Gan, lách và ruột của gà thí nghiệm được cân khối lượng và đo chiều dài ruột.

3.4.2.6. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của bổ sung thảo dược trong khẩu phần ăn đến hệ vi sinh vật đường ruột của gà Mía

Gà thí nghiệm được mổ khảo sát, thu lấy chất chứa ở đoạn hồi tràng và manh tràng của gà, cân khối lượng chất chứa thu được. Sau đó, lấy lần lượt 1g mẫu chất chứa ở hồi tràng và manh tràng cho vào ống falcon đã khử trùng. Cho 2ml nước muối sinh lý vào ống falcol và rung lắc nhẹ (vortex). Sau khi đã lắc đều đem 2 ống mẫu ly tâm ở tốc độ 800 vịng/phút, trong 5 phút. Sau đó, dịch trong thu được sử dụng để phân lập vi khuẩn, xác định các chỉ tiêu: Coliform,

E.coli, Salmonella spp, vi khuẩn sinh lactic bằng các môi trường phân biệt gồm

EMB agar, SS agar, Endo agar, MRS agar.Mỗi đĩa thạch cấy 100µ vi khuẩn, dùng que chan đều cho khô mặt thạch. Các đĩa thạch phải đem ủ trong tủ ấm ở 370 C/24 giờ đọc kết quả. Riêng đối với đĩa thạch MRS agar ủ trong tủ ấm 37 0c/ 48 giờ đọc kết quả. Số tế bào vi sinh vật (X) trong 1g mẫu ban đầu ở mỗi nồng độ pha lỗng được tính theo cơng thức:

Trong đó:

A= Σ a1, 2,…,n= số khuẩn lạc trung bình trong tổng 2 hoặc 3 đĩa ở cùng nồng độ pha loãng

a1, 2,…,n: số khuẩn lạc ở trên một đĩa đĩa ở một nồng độ pha loãng h= hệ số pha loãng (10-1 / 10-3)

B = 1/V: hệ số thể tích quy ra 1 ml

V: thể tích dịch cho vào đĩa để cấy

3.4.3. Phân tích và xử lý số liệu

Các số liệu theo dõi trong các thí nghiệm được ghi chép đầy đủ. Các số liệu được xử lý thống kê theo mơ hình ANOVA một nhân tố bằng phần mềm Excel và SPSS 20.0 Các giá trị trung bình có sai khác thống kê ở mức P < 0,05; có xu hướng sai khác với 0,05 < P < 0,1.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết một số thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà mía thương phẩm (Trang 35 - 42)