Khả năng chế biến thảo dược sử dụng trong thức ăn chăn nuôi tại Việt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết một số thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà mía thương phẩm (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Các công trình nghiên cứu trong và ngồi nước

2.2.1. Khả năng chế biến thảo dược sử dụng trong thức ăn chăn nuôi tại Việt

Nam

Thảo dược được xem như là một trong những giải pháp tích cực thay thế kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Đứng trước thách thức về lệnh cấm sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn ni tại châu Âu, đã có nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đánh giá nhiều khía cạnh liên quan đến hiệu quả của các loại thảo dược khác nhau, phương pháp sử dụng khác nhau, liều lượng sử dụng trên nhiều đối tượng vật nuôi khác nhau.

Nguyễn Tất Thắng (2004) thí nghiệm các thảo dược có nguồn gốc trong nước bổ sung vào thức ăn lợn cai sữa nhằm đề phòng ngừa tiêu chảy và kích thích tăng trọng. Kết quả cải thiện 13,41% tăng trọng; giảm 12,42% hệ số chuyển hóa thức ăn giảm 45,18% tỷ lệ tiêu chảy so với đối chứng.Phạm Sỹ Tiệp và cs (2008) đã điều chế và sử dụng chế phẩm thảo dược từ các nguyên liệu có sẵn ở Việt Nam (mạch nha, sơn tra, thần khúc, sử quân, xa tiền, ngưu tất), bổ sung vào thức ăn chăn nuôi cho lợn đã nâng cao năng suất chăn nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chu Mạnh Thắng và cs (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp chế biến và bảo quản đến hàm lượng kháng sinh và khả năng kháng khuẩn của tỏi và hành tây. Kết quả cho thấy tỏi và hành tây kháng E. coli yếu hơn đối với S. aureus. Bột tỏi giảm 10 – 15% khả năng kháng vi khuẩn Gram dương và giảm 25-30% đối với vi khuẩn Gram âm trong thời gian bảo quản 3 tháng.

Phạm Tất Thắng và cs (2011) đã sử sụng chế phẩm thảo dược có thành phần Hồn ngọc, ơ rơ, mật nhân, ký ninh, vỏ măng cụt với hoạt chất là palmatinin ở tỷ lệ 03% vào thức ăn cho lợn thịt có tác dụng cải thiện tăng trọng 2,6%, tiêu tốn thức ăn giảm 3,2%, chi phí thức ăn giảm 3,3%, tỷ lệ ngày con tiêu chảy giảm 27,3% so với không bổ sung kháng sinh. Tác giả cũng sử dụng chế phẩm thảo dược có thành phần Bọ mắm, mật nhân, trà dây, hoàn ngọc, bách bộ với hoạt chất là alkaloid toàn phần vào thức ăn đã có tác dụng tốt trong việc kích thích tăng trưởng của lợn thịt. Mức bổ sung 0,5% chế phẩm đã có tác dụng cải thiện 1,66% tăng trọng, tiêu tốn thức ăn giảm 4,1%, chi phí thức ăn giảm 2,01%, tỷ lệ ngày con mắc bệnh đường hô hấp giảm 30,3% so với đối chứng.

Nguyễn Thị Kim Loan và cs. (2012) bổ sung 3 kg/tấn thức ăn bột tỏi, nghệ vào khẩu phần của lợn con từ 30 - 90 ngày tuổi cho thấy sử dụng thảo dược đã cải thiện đáng kể hệ số chuyển hóa thức ăn, chi phí trên một kg tăng trọng so với lợn ở các lô sử dụng kháng sinh: giảm 17,03% chi phí/kg tăng trọng; giảm 3% tỷ lệ tiêu chảy và 3% tỷ lệ ho thở ở đàn lợn; các vi khuẩn gây bệnh cơ hội trong phân (coliform và Enterococcus) cũng giảm đáng kể. Số lượng hồng cầu,

albumin huyết thanh của lợn sử dụng khẩu phần bổ sung 3kg bột tỏi, nghệ cao hơn lợn sử dụng khẩu phần bổ sung kháng sinh.

Đặng Minh Phước(2011) đã thử nghiệm 02 chế phẩm từ thảo dược là chế phẩm F bao gồm hồi, quế, tỏi, gừng, bách xù, hương thảo, húng tây, cỏ thi, ớt và chế phầm G bao gồm bạch chỉ, đảng sâm, kinh anh từ, địa du bổ sung ở mức 500g/tấn thức ăn lợn con và từ 150 đến 300 g/tấn thức ăn cho lợn thịt đã cải thiện đáng kể năng suất chăn nuôi lợn.Khả năng tăng trọng cao hơn lợn đối chứng và lợn sử dụng khẩu phần bổ sung 40 ppm avilamycin. Bổ sung thảo dược làm tăng thu nhận thức ăn của lợn trong thí nghiệm và giảm tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của lợn. Hơn nữa, tỷ lệ tiêu chảy của lợn thí nghiệm cũng giảm rõ rệt. Tỷ lệ lợn nhiễm E.coli dung huyết và Salmonella cũng giảm đáng kể sau thí nghiệm. Do vậy, tác giả đã kết luận, hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng các loại thảo dược này trong khẩu phần ăn của lợn là cao hơn so với đối chứng và so với lợn sử dụng khẩu phần có bổ sung kháng sinh.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Loan (2012) cho biết, bổ sung 3 kg/tấn thức ăn bột tỏi, nghệ vào thức ăn của lợn con từ 30 - 90 ngày tuổi cho thấy sử dụng thảo dược đã cải thiện đáng kể hệ số chuyển hóa thức ăn, chi phí trên một kg tăng trọng so với lợn ở các lô sử dụng kháng sinh. Hỗn hợp tỏi-nghệ với mức 3kg/tấn thức ăn cho hiệu quả cao nhất (giảm 17,03% chi phí/kg tăng trọng). Nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả của bổ sung tỏi, nghệ tới khả năng bảo vệ sức khỏe đàn lợn. Bổ sung bột tỏi nghệ đã cải thiện khả năng kháng bệnh của lợn từ 30 - 90 ngày tuổi. đã giảm 3% tỷ lệ tiêu chảy và 3% tỷ lệ ho thở ở đàn lợn. Phân tích các vi khuẩn gây bệnh cơ hội trong phân (coliform và Enterococcus) cũng giảm đáng kể khi bổ sung bột tỏi nghệ vào khẩu phần ăn của lợn. Bên cạnh đó, số lượng vi khuẩn sinh lactic trong phân, chiều cao nhung mao ruột lợn ở 60 ngày tuổi trong các lô sử dụng khẩu phần bổ sung thảo dược cải thiện đáng kể so với lợn sử dụng khẩu phần bổ sung kháng sinh. Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu của lợn trong thí nghiệm này cũng bị ảnh hưởng đáng kể khi bổ sung thảo dược. Số lượng hồng cầu, albumin huyết

thanh của lợn sử dụng khẩu phần bổ sung 3kg bột tỏi, nghệ cao hơn lợn sử dụng khẩu phần bổ sung kháng sinh.

Theo nghiên cứu của tác giả Lã Văn Kính, từ các loại thảo dược chủ yếu là xuyên tâm liên, bọ mắm, dây cóc và gừng, đã tạo ra được hai chế phẩm IAS-1 và IAS-2 mang lại những kết quả khả quan khi bổ sung vào khẩu phần gà và lợn. Đối với lợn cai sữa thì khẩu phần có bổ sung chế phẩm thảo dược IAS-1 ở mức 0,375% đã cải thiện tăng trọng 8%, giảm tỷ lệ tiêu chảy 72% ở lợn con sau cai sữa. Bổ sung chế phẩm thảo dược IAS-2 mức 0,12% vào khẩu phần ăn cho lợn con sau cai sữa đã cải thiện tăng trọng 3%, giảm 10% tiêu tốn thức ăn, giảm 284% tỷ lệ tiêu chảy và giảm 240% tỷ lệ ho. Kết quả trên lợn thịt cho thấy ở mức bổ sung 0,375% IAS-1 hoặc 0,12% IAS-2 cũng mang lại năng suất cao và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.

Sử dụng 02 chế phẩm từ thảo dược là chế phẩm F bao gồm hồi, quế, tỏi, gừng, bách xù, hương thảo, húng tây, cỏ thi, ớt và chế phầm G bao gồm bạch chỉ, đảng sâm, kinh anh từ, địa du bổ sung ở mức 500g/tấn thức ăn lợn con và từ 150 đến 300 g/tấn thức ăn cho lợn thịt đã cải thiện đáng kể năng suất chăn nuôi lợn. Khả năng tăng trọng cao hơn lợn đối chứng và lợn sử dụng khẩu phần bổ sung 40 ppm avilamycin. Bổ sung thảo dược làm tăng thu nhận thức ăn của lợn trong thí nghiệm và giảm tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng trọng của lợn. Hơn nữa, tỷ lệ tiêu chảy của lợn thí nghiệm cũng giảm rõ rệt. Tỷ lệ lợn nhiễm E.coli dung huyết và Salmonella cũng giảm đáng kể sau thí nghiệm. Do vậy, tác giả đã kết luận, hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng các loại thảo dược này trong khẩu phần ăn của lợn là cao hơn so với đối chứng và so với lợn sử dụng khẩu phần có bổ sung kháng sinh (Đặng Minh Phước, 2011).

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết một số thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà mía thương phẩm (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)