CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Đánh giá khả năng phịng bệnh của gà thí nghiệm
Khả năng phịng bệnh của vật ni được phản ánh qua tỷ lệ ni sống và khả năng phịng bệnh của gà đưa vào thí nghiệm. Tỷ lệ ni sống của gà là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi không những để đánh giá khả năng sinh sản mà còn là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất chung của gia cầm. Ngồi ra, tỷ lệ ni sống còn phản ánh sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm. Tỷ lệ nuôi sống chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh và chế độ chăm sóc ni dưỡng. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của bổ sung 0,15% hỗn hợp cao chiết thảo dược, có hàm lượng dược liệu tương đương 0,3% và 0,5% VCK khẩu phần tới khả năng phịng bệnh của gà thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.3.
Bảng 4.3. Đánh giá khả năng phịng bệnh của gà thí nghiệm Chỉ tiêu theo dõi Lô ĐC
(n= 250)
Lô TN1 (n = 250)
Lơ TN2 (n = 250)
Số con đầu kì (con) 250 250 250
Số con cuối kì (con) 217 222 226
Tỷ lệ nuôi sống (%) 86,8 88,8 90,4
Số ngày bị bệnh
đường tiêu hóa(ngày) 22 18 16
Tỷ lệ ngày nuôi bị bệnh
đường tiêu hóa (%) 18,49 15,13 13,45
Số con chết do bệnh
đường tiêu hóa (con) 15 11 10
Tỷ lệ chết do bệnh
đường tiêu hóa (%) 6 4.4 4
đường tiêu hóa (ngày)
Tỷ lệ ngày điều trị gà bị bệnh
đường tiêu hóa (%) 26,89 22,69 21,01
Số ngày nuôi bị bệnh
đường hô hấp (ngày) 22 18 15
Tỷ lệ ngày nuôi bị bệnh
đường hô hấp (%) 19,33 15,97 12,61
Số con chết do bệnh
đường hô hấp (con) 13 9 6
Tỷ lệ chết do bệnh
đường hô hấp (%) 5,2 3,6 2,4
Số ngày điều trị gà bị bệnh
đường hô hấp (ngày) 36 30 28
Tỷ lệ ngày điều trị gà bị bệnh
đường hô hấp (%) 30,25 25,21 23,53
Tổng ngày nuôi ( ngày) 119 119 119
Qua bảng 4.3 ta thấy, tỷ lệ ni sống của gà thí nghiệm trong giai đoạn từ 4-20 tuần tuổi có sự chênh lệch đáng kể ở các lơ gà thí nghiệm khác nhau. Tỷ lệ sống (tính chung) qua 20 tuần tuổi cho thấy tỷ lệ thấp nhất ở lô ĐC (86,8%), tỷ lệ sống cao nhất ở lô TN3 (90,4%). Qua quan sát thấy, ở các lô gà chết do một số yếu tố khách quan như: gà bị nhiễm bệnh hơ hấp, tiêu hóa, dẫm đạp lên nhau, cắn mổ, gà bị chuột, rắn cắn,… Như vậy có thể thấy, bổ sung thảo dược làm tăng tỷ lệ nuôi sống gà giai đoạn 4-20 tuần tuổi.
Kết quả ở bảng 4.3 ta thấy, bổ sung cao chiết hỗn hợp thảo dược làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh trên gà thí nghiệm. Gà ở lơ sử dụng khẩu phần ĐC có tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu hoá và hơ hấp cao hơn các lơ gà có bổ sung thảo dược. Cụ thể, ở lô ĐC tỷ lệ số ngày nhiễm bệnh hô hấp là 19,33%; tiêu hóa là 18,49%; ở lơ TN1 tỷ lệ bệnh hơ hấp là 15,97; tiêu hóa là 15,13% và thấp nhất ở lô TN3 với tỷ lệ bệnh hô hấp là 12,61%, tiêu hóa là 13,45%. Đồng thời, việc bổ sung thảo dược đã làm giảm đáng kể tỷ lệ chết và số ngày điều trị trung bình.
Kết quả nghiên cứu về tác dụng của hỗn hợp thảo dược trên gà thịt phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lã Văn Kính và cs (2015) khi bổ sung 0,375% chế phẩm thảo dược IAS-1 (xuyên tâm liên, dây cóc, gừng) vào khẩu phần ăn cho gà thịt đã cải thiện tăng trọng được 9,8%, giảm 7,1% tiêu tốn thức ăn, giảm tỷ lệ tiêu chảy 43%, tỷ lệ chết giảm 2%. Bổ sung 0,12% chế phẩm thảo dược IAS-2 (bọ mắm, dây cóc, gừng) vào khẩu phần thức ăn của gà thịt là cải thiện tăng trọng được 9,4%, giảm 8,1% tiêu tốn thức ăn, giảm tỷ lệ chết 2% và giảm tỷ lệ tiêu chảy 26,7%.
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã có nghiên cứu một số chế phẩm thảo dược để giảm sử dụng kháng sinh trong phịng và trị hội chứng hơ hấp cho gà Mía thương phẩm. Cụ thể, các nhà khoa chọc đã sản xuất trà lá ổi cùng với bột kha tử. Nguyên liệu cần có gồm lá ổi tươi, nước, bột quả kha tử. Chúng có tác dụng rõ rệt làm giảm tỉ lệ mắc bệnh hô hấp và tiêu chảy (Khoa học - Công nghệ của Báo Nơng Nghiệp Việt Nam). Ngồi ra, các thành phần của chế phẩm thảo dược bao gồm riềng, cỏ sữa, rẻ quạt đã được đánh giá khả năng kháng khuẩn bởi Nguyễn Tài Năng (2015). Riềng, cỏ sữa, rẻ quạt cho thấy các loại thảo dược này đều có tính kháng khuẩn tốt với vi khuẩn E.coli, Samonella, Staphylococus. Theo Indrayan và cs (2007) dầu riềng có khả năng kháng mạnh
với các loại vi khuẩn Gram dương S.aureusvà Bacillus subtilis, vi khuẩn Gram
âm là E.coli, Klebsiella pneumoniace và S. typhi, nấm. Khả năng kháng khuẩn
của dịch chiết riềng trong các dung môi đều mạnh hơn so với kháng sinh đối chứng là ampicillin. Ngồi ra, dịch chiết riềng cũng có tính kháng mạnh với nấm là Candida albicans, Candida trobicals, Creptococcus neoformans, Alternerria
solani, Fusarium oxosporium, Aspergillus niger. Dịch chiết thân dễ riềng có tính
kháng nấm mạnh hơn chất kháng nấm là Amphotericin B (Magda và cs, 2011). Rẻ quạt cịn có tên khác là xạ xan, có thành phần hóa học: lớp chất iridal- tritecpenoid, flavonoid và isoflavonoid có trong thân rễ, các phenol, benzoquinon và benzofural có trong hạt. Theo đơng y, rẻ quạt có Tác dụng dược lí gồm: Kháng khuẩn. tiêu viêm, giảm ho; chữa viêm thanh quản, amidan, viêm họng, hen suyễn;
chữa các triệu chứng báng bụng. Nhờ các hợp chất tectorigenin và tectoridin từ thân rễ cây rẻ quạt có tác dụng kháng viêm, giảm ho, trừ đờm của các hợp chất này trên động vật thực nghiệm (Đỗ Tất Lợi, 2006). Cỏ sữa lá nhỏ mọc phổ biến các khu vực nhiều sỏi, đá, khe gạch, sân xi măng.Thành phần hóa học tồn thân có alkaloid, thân và lá có 0,37% cosmosiin C21H20O10, rễ có taraxerol, tirucllol và myrixylalcohol. Dung dịch 1/20 đến 1/40 của cây cỏ sữa có khả năng ức chế sự sinh sản của các loại vi khuẩn lị Sonner, Flexne và Shigella. Ngoài ra, lồi cây
này cịn được sử dụng làm thuốc chữa các bệnh ngoài ra và vết thương (Đỗ Tất Lợi, 2006). Do vậy, sử dụng chế phẩm thảo dược riềng, cỏ sữa, rẻ quạt bổ sung trong chăn ni có tác động tương tự như kháng sinh và làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh trên đường tiêu hố, hơ hấp của gà thí nghiệm.