Đánh giá khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết một số thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà mía thương phẩm (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Đánh giá khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm

Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày là chỉ tiêu được người chăn nuôi rất quan tâm vì nó phản ánh tình trạng sức khỏe của gà, chất lượng thức ăn, trình độ chăm sóc ni dưỡng và phản ánh đến sinh trưởng, khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày của gia cầm chịu sự chi phối của các yếu tố như: Khí hậu, nhiệt độ mơi trường, tình trạng sức khỏe… Hiệu quả sử dụng thức ăn được đánh giá qua mức tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng (FCR) là một chỉ tiêu rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn trong chăn ni, nó liên quan chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng của đàn gà. Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng mà người chăn ni rất quan tâm, đó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả chăn nuôi. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của bổ sung 0,15% hỗn hợp cao chiết thảo dược, có hàm lượng dược liệu tương đương 0,3% và 0,5% VCK khẩu phần tới khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm được trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm

LƠ ĐC TN1 TN2

Thời gan nuôi

119 119 119

KL tăng thêm (g/ con)

1556,25 1655,88 1719,75

Tổng lượng thức ăn

TB/ lô (con /con) 1,982,380 1,966,940 1,962,220 Tổng lượng thức ăn

TB/ con (kg) 7,930

7,868 7,849

Lượng thức ăn thu

nhận (g/con/ngày) 68,78 68,22 68,22

FCR 5,10 4,75 4,56

Qua bảng 4.5 ta thấy, tổng lượng thức ăn thu nhận trung bình giữa các lơ thí nghiệm có sự chênh lệch khơng đáng kể. Trung bình tiêu tốn thức ăn cho cả giai đoạn của gà lô ĐC (giai đoạn 22 ngày - xuất bán không bổ sung thảo dược) cao hơn so với lô gà sử dụng khẩu phần bổ sung thảo dược có hàm lượng dược liệu tương đương 0,3% và 0,5% VCK khẩu phần trong cả giai đoạn nuôi. Cụ thể, lơ ĐC trung bình tiêu tốn thức ăn 5,10 kgTĂ/kgTT, lô TN1 LÀ 4,75 kgTĂ/kgTT, lô TN2 là 4,56 giảm 0,54 kgTĂ/kgTT so với lô ĐC.

Một số kết quả nghiên cứu bổ sung thảo dược vào khẩu phần ăn của gà thịt đã cho hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu của Mukhta và cs (2012) cho thấy bổ sung 150mg bột sả/kg thức ăn ở gà Ross 308 đã làm tăng khối lượng cơ thể cao hơn so với đối chứng 8%. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Khang và cs (2016) khi bổ sung 0,5% và 1% bột sả vào khẩu phần của gà Cobb500 giai đoạn từ 42 - 84 ngày tuổi có hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình là 2,70 kgTĂ/kgTT và 2,63 kgTĂ/kgTT giảm so với đối chứng lần lượt là 8% - 11%. Kết quả nghiên cứu cao hơn so với kết quả nghiên cứu trước của Mukhta và cs (2012). Sự khác nhau này là hoàn tồn bình thường và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thức ăn, thời tiết, khí hậu tại thời điểm ni, thời gian ni,…

Qua thí nghiệm này cho thấy, bổ sung thảo dược không ảnh hưởng đến thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm, bổ sung thảo dược đã làm giảm tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm. Kết quả này có thể là do việc bổ sung dịch chiết thảo dược đã kích thích khả năng sinh trưởng và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng của thức ăn, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của bổ sung cao chiết một số thảo dược vào khẩu phần ăn đến khả năng sản xuất của gà mía thương phẩm (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)