Hoàn thiện kiểm soát cho vay tín chấp

Một phần của tài liệu Quản lý cho vay tín chấp KHCN được chi trả lương qua BIDV – Chi nhánh Kỳ Anh (Trang 89 - 91)

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay tín chấp khách hàng cá nhân được

3.2.4. Hoàn thiện kiểm soát cho vay tín chấp

- Chi nhánh cần thực hiện kiểm soát cho vay tín chấp KHCN cần được thực hiện xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay.

Đối với công tác kiểm soát trước khi cho vay: Hoàn thiện khâu thẩm định, kiên quyết loại trừ bệnh hình thức trong thẩm định. Cần chú trọng khâu thẩm định độ tin cậy của thông tin. Chất lượng thẩm định phụ thuộc chủ yếu vào độ tin cậy của thông tin. Một mặt, phải tiến hành cập nhật kịp thời thông tin về môi trường vĩ mô cũng như các biến động của thị trường, các thông tin mọi mặt trong xã hội, trên địa bàn cho các cán bộ, nhân viên làm các công việc liên quan đến thẩm định. Mặt khác, cần có biện pháp tăng cường kiểm tra độ tin cậy của thông tin tín dụng. Công tác thẩm định đòi hỏi cán bộ ngân hàng không những phải giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có hiểu biết rộng rãi, sâu sắc về nhiều lĩnh vực, nhìn nhận đánh giá đúng thực tế khách hàng vay. Cán bộ thẩm định cũng phải thông hiểu và nắm vững đầy đủ các quy định pháp lý. Do đó, một biện pháp cần tiến hành là tăng cường và nâng cao chất lượng của công tác huấn luyện, đào tạo nhân viên. Ngoài ra, cũng cần tổ chức tốt hoạt động kiểm tra giám sát nội bộ đối với công tác thẩm định, đảm bảo mọi khâu trong quá trình thẩm định cho vay tuân thủ các quy trình, quy chế của Vietinbank và NHNN. Thông qua hoạt động kiểm tra giám sát mà kịp thời phát hiện ra những sai sót cũng như những hạn chế, thiếu sót để từ đó đưa ra các kiến nghị khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

Trong quá trình giải ngân: cần được kiểm tra thật kỹ hồ sơ và giấy tờ giải ngân nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích của KHCN.

Sau khi cho vay: Tích cực đôn đốc xử lý nợ xấu, tránh tâm lý đã xử lý dự phòng thì không còn tích cực theo dõi, đôn đốc. Cần triển khai các biện pháp gắn trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ tín dụng với việc thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro. Song song với xử lý nợ xấu là phải có biện pháp xử lý những người có liên quan gây ra nợ xấu. Tùy vào nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, cần phải phân định rõ ràng trách nhiệm, mức độ sai phạm, hậu quả kinh tế - xã hội để có hình thức xử lý thỏa đáng. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh, là giải pháp quan trọng để mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả hơn. Tổ chức tốt công tác thanh lý, phát mãi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ có vấn đề, chủ động xử lý các tài sản bảo đảm nợ vay. Tổ chức tốt việc xử lý tài sản bảo đảm của khoản vay. Để làm tốt công việc này đòi hỏi ngân hàng phải phối hợp với các cơ quan thẩm quyền.

- Tăng cường giám sát khách hàng sau vay và nâng cao chất lượng các cuộc kiểm soát đột xuất.

Giám đốc chi nhánh cũng nên đốc thúc nhân viên giám sát chặt chẽ khách hàng sau khi giải ngân tại BIDV Kỳ Anh. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên hỏi han hoặc gặp gỡ trực tiếp để biết được tình hình thực tế của khách hàng, biết được những khó khăn hoặc những vấn đề khách hàng đang hoặc có thể gặp phải. Với thái độ chăm sóc tận tình như vậy, chắc chắn khả năng xảy ra rủi ro đạo đức của khách hàng cũng được giảm thiểu.

Đồng thời, ngân hàng thực hiện kiểm tra, đánh giá khách hàng định kỳ 6 tháng/1 lần nhằm đảm bảo tình hình tài chính của khách hàng đủ trả nợ. Ngoài ra, trước thời hạn đến hạn trả lãi và gốc, cán bộ tín dụng sẽ theo dõi và nhắc nợ khách hàng để tránh tình trạng khách hàng vô tình hoặc cố ý không trả nợ. Trong trường hợp khách hàng cố tình quá hạn nợ vay và có dấu hiệu của nợ quá hạn hoặc dấu hiệu khả năng trả nợ bị giảm sút. Cán bộ tín dụng và bộ phận thu hồ nợ tại Hội sở sẽ có hình thức xử lý đối với từng món vay.

Thêm vào đó, Ban lãnh đạo chi nhánh nên chú trọng kết hợp thật chặt chẽ với đơn vị quản lý khách hàng có cán bộ công nhân viên vay vốn. Đơn vị công tác sẽ cung cấp những thông tin hiện tại của khách hàng, có hình thức bảo lãnh khoản vay trong trường hợp khách hàng không trả được nợ vay, hoặc cập nhật thông tin về tình hình công tác của khách hàng. Như vậy, việc giám sát chặt chẽ khoản vay tín chấp sẽ giảm thiểu được rủi ro về phía khách hàng cả về ý thức trả nợ, khả năng và nguồn trả nợ.

- Xây dựng chỉ tiêu đánh giá phù hợp với tình hình thực tế tại Chi nhánh Hiện tại, BIDV Chi nhánh Kỳ Anh đang xử dụng một số chỉ tiêu định lượng như: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín chấp, tỷ lệ thu từ lãi tín chấp/tổng doanh thu, số lượng khách hàng cá nhân vay vốn… Tuy nhiên, chỉ tiêu định tính như mức độ hài lòng của khách hàng chưa thực sự được chú trọng thực hiện tại chi nhánh tín dụng. Lãnh đạo chi nhánh cần xây dựng và thực hiện thường xuyên việc khảo sát ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm vay tín chấp, chất lượng phục vụ của cán bộ ngân hàng… Vì trên thực tế, các sản phẩm tín chấp hiện nay trên thị trường có tính năng gần tương tự nhau, để thu hút và lôi kéo khách hàng làm hồ sơ vay thì quy cách phục vụ khách hàng rất quan trọng, từ một khách hàng sẽ giới thiệu thêm nhiều khách hàng khác cho ngân hàng. Vì vậy, chỉ tiêu mức độ hài lòng rất quan trọng trong công tác đánh giá, điều chỉnh chương trình cho vay tín chấp. Vay tín chấp dựa trên cơ sở tín nhiệm, nếu hai bên cùng tin tưởng nhau sẽ rất thuận lợi trong quá trình vay vốn.

Một phần của tài liệu Quản lý cho vay tín chấp KHCN được chi trả lương qua BIDV – Chi nhánh Kỳ Anh (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w