Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra

Một phần của tài liệu Kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã của Sở Nội vụ tỉnh Sơn La (Trang 44 - 58)

m Số ký hiệu

2.2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra

Về mặt lý thuyết, kiểm tra việc sử dụng công chức cấp xã của sở nội vụ có thể được tiến hành theo 2 hình thức là kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Tuy nhiên, tại Sở Nội vụ tỉnh Sơn la, giai đoạn 2018-2020, kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã chỉ được tiến hành theo hình thức là kiểm tra định kỳ. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã của Sở Nội vụ tỉnh Sơn La được thực hiện trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được ban hành.

- Ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra và thông báo kiểm tra đối với từng UBND cấp huyện thuộc diện kiểm tra

Trên cơ sở quyết định phê duyệt Kế hoạch kiểm tra hàng năm, Sở Nội vụ tỉnh Sơn La ban hành quyết định thành lập các đoàn kiểm tra. Thành phần đoàn kiểm tra bao gồm trưởng đoàn và các thành viên. Trưởng đoàn thường là Giám đốc hoặc một Phó giám đốc Sở.

Trong năm 2018, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La đã ban hành 02 quyết định thành lập đoàn kiểm tra. Ngày 19/6/2018, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La ban hành Quyết định số 166/QĐ-SNV của Sở Nội vụ về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác Nội vụ năm 2018. Đến ngày 24/8/2018, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La lại ban hành Quyết định số 223/QĐ-SNV của Sở Nội vụ về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác Nội vụ năm 2018 tại UBND các huyện Mai Sơn, Mường La, Phù Yên.

Bảng 2.10: Thực trạng ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Sở Nội vụ tỉnh Sơn La

m Số ký hiệu

Ngày tháng năm ban hành

2018 1. Quyết định số 166/QĐ-SNV của Sở Nội vụ về việc

thành lập Đoàn kiểm tra công tác Nội vụ năm 2018 ngày 19/6/2018 2. Quyết định số 223/QĐ-SNV của Sở Nội vụ về việc

thành lập Đoàn kiểm tra công tác Nội vụ năm 2018

tại UBND các huyện Mai Sơn, Mường La, Phù Yên ngày 24/8/2018 2019 Quyết định số 292/QĐ-SNV của Sở Nội vụ về việc

thành lập Đoàn kiểm tra công tác Nội vụ năm 2019

tại UBND các huyện, thành phố

2020 Quyết định số 362/QĐ-SNV của Sở Nội vụ về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác Nội vụ năm 2018

tại UBND các huyện Mường La, Vân Hồ, Yên Châu ngày 2/7/2020

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Sơn La

Năm 2019, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La chỉ ban hành 01 quyết định thành lập đoàn kiểm tra cho cả 4 cuộc kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã, cụ thể là Quyết định số 292/QĐ-SNV ngày 17/5/2019 của Sở Nội vụ về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác Nội vụ năm 2019 tại UBND các huyện, thành phố.

Trong năm 2020, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La cũng chỉ ban hành 01 quyết định thành lập đoàn kiểm tra, cụ thể là Quyết định số 362/QĐ-SNV của Sở Nội vụ về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác Nội vụ năm 2018 tại UBND các huyện Mường La, Vân Hồ, Yên Châu vào ngày 2/7/2020.

Trong quyết định thành lập đoàn kiểm tra sẽ liệt kê danh sách các thành viên trong đoàn kiểm tra, trong đó xác định rõ ai là trưởng đoàn, thư ký và thành viên. Thông thường Trưởng Đoàn kiểm tra sẽ là 01 Phó giám đốc Sở. Và với nội dung kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã thì các thành viên sẽ là nhân lực của Phòng Xây dựng chính quyền và Công tác thanh niên. Trong quyết định thành lập đoàn kiểm tra cũng quy định rõ trong thời gian thực hiện nhiệm vụ Trưởng đoàn kiểm tra được sử dụng con dấu của Sở Nội vụ để ban hành kế hoạch, thông báo và báo cáo kết quả kiểm tra của đoàn. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, tổ chức thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả với Giám đốc Sở Nội vụ. Đoàn kiểm tra tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Sau khi ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp huyện thuộc diện kiểm tra trước khi đoàn kiểm tra tiến hành công tác kiểm tra. Hiện nay, Sở Nội vụ tỉnh Sơn La chưa quy định Đoàn kiểm tra phải thông báo cho UBND cấp huyện thuộc diện kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra cụ thể bao nhiêu này làm việc, điều này đã gây khó khăn, bị động cho UBND cấp huyện thuộc diện kiểm tra vì UBND cấp huyện thuộc diện kiểm tra sẽ phải chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo các nội dung kiểm tra đã được phê duyệt; bố trí

thành phần có liên quan và chuẩn bị các điều kiện để làm việc với đoàn kiểm tra.

- Tiến hành kiểm tra tại UBND cấp huyện thuộc diện kiểm tra

Đoàn kiểm tra tiến hành họp với ban lãnh đạo UBND cấp huyện thuộc diện bị kiểm tra để đọc các quyết định liên quan đến kiểm tra, đồng thời yêu cầu UBND cấp huyện thuộc diện bị kiểm tra cung cấp các hồ sơ tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra và phân công công chức có liên quan đến kiểm tra giải trình các vấn đề liên quan.

Khi tiến hành kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã, Sở Nội vụ tỉnh Sơn La thường tập trung vào các nội dung như việc lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã; Việc tổ chức tuyển dụng; quyết định tiếp nhận, bố trí, điều động; thực hiện cho thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức cấp xã; Việc tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với công chức cấp xã; Việc tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã theo hướng dẫn và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Việc quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với công chức cấp xã theo phân cấp quản lý công chức của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Việc nhận xét, đánh giá hàng năm đối với công chức cấp xã; Việc lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã. Thành viên đoàn kiểm tra thu thập hồ sơ tài liệu, thông tin liên quan đến các nội dung kiểm tra để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý công chức cấp xã liên quan đến nội dung kiểm tra đã được phê duyệt.

Bảng 2.11: Thực trạng tổ chức kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã của Sở Nội vụ tỉnh Sơn La theo nội dung kiểm tra

Đơn vị tính: đơn vị T T Nội dung Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổng số UBND cấp huyện được kiểm tra 5 4 3

1 Số UBND cấp huyện phát hiện vi phạm sau khi kiểm tra việc lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã

0 0 0

việc tổ chức tuyển dụng; quyết định tiếp nhận, bố trí, điều động; thực hiện cho thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức cấp xã

3 Số UBND cấp huyện phát hiện vi phạm sau khi kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với công chức cấp xã

1 1 1

4 Số UBND cấp huyện phát hiện vi phạm sau khi kiểm tra việc tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã

1 0 1

5 Số UBND cấp huyện phát hiện vi phạm sau khi kiểm tra việc quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với công chức cấp xã

0 0 0

6 Số UBND cấp huyện phát hiện vi phạm sau khi kiểm tra việc nhận xét, đánh giá hàng năm đối với công chức cấp xã

0 1 0

7 Số UBND cấp huyện phát hiện vi phạm sau khi kiểm tra việc lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã

1 2 2

Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Sơn La Đối với nội dung kiểm tra việc lập kế hoạch, quy hoạch xây dựng đội ngũ công chức cấp xã và nội dung kiểm tra việc quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với công chức cấp xã, thì cả giai đoạn 2018-2020 không phát hiện huyện vi phạm.

Đối với nội dung kiểm tra việc tổ chức tuyển dụng; quyết định tiếp nhận, bố trí điều động; thực hiện cho thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức cấp xã thì năm nào cũng phát hiện sai phạm. Năm 2018 có 4 trên 5 huyện kiểm tra phát hiện sai phạm, năm 2019 cả 4 trên 4 huyện kiểm tra phát hiện sai phạm và năm 2020 là 1 trên 3 huyện kiểm tra phát hiện sai phạm ở nội dung này. Đây là nội dung kiểm tra có số đơn vị phát hiện sai phạm nhiều nhất. Các sai phạm chủ yếu gồm: bố trí, điều động chức danh công chức tại một số xã chưa phù hợp với với vị trí việc làm và bằng cấp chuyên môn được đào tạo, vẫn còn công chức cấp xã có trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn theo quy định; bổ nhiệm công chức chưa đầy đủ các bước theo quy định, thường thiếu bước xin chủ trương của cấp ủy, sơ yếu lý lịch chưa có nhận xét, đánh giá của cơ quan quản lý công chức, kê khai tài sản chưa có xác nhận. Chuyển đổi vị trí công chưa thông báo kịp thời cho người phải chuyển đổi, chưa rà soát hết các đối tượng. Ví dụ, trong năm 2018, kết quả kiểm tra UBND huyện Mai

Sơn đã chỉ rõ “việc bố trí công chức cấp xã tại một số vị trí chưa phù hợp với chức danh đảm nhiệm”, cụ thể có 15 công chức cấp xã có chuyên ngành chưa phù hợp gồm: công chức Địa chính Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội và Công chức Văn phòng - Thống kê có bằng chuyên môn hiện có không phù hợp với yên cầu về bằng cấp đối với chức danh đang đảm nhiệm. Kết quả kiểm tra của UBND huyện Phù Yên cũng chỉ ra “Công tác bố trí công chức cấp xã ở một số vị trí chưa phù hợp với vị trí chức danh công chức. Còn đề nghị xem xét chuyển cán bộ thành công chức cấp xã đối với những trường hợp có trình độ chuyên môn không phù hợp với chức danh, không có bằng cấp chuyên môn”, cụ thể công chức Địa chính Nông nghiệp – Xây dựng và Môi trường xã Suối Bau, xã Suối Tọ mới chỉ có trình độ sơ cấp; công chức Văn hóa – xã hội xã Mường Thái, xã Huy Hạ, xã Tường Phù, xã Tân Phong không có trình độ chuyên môn phù hợp, . . . Năm 2019, kết quả kiểm tra UBND huyện Thuận Chuân cũng chỉ rõ hạn chế “việc bố trí công chức cấp xã tại một số vị trí chưa phù hợp với chức danh đảm nhiệm”, có 29 công chức cấp xã có chuyên ngành chưa phù hợp gồm: công chức Địa chính Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường, Tư pháp - Hộ tịch, Văn hóa - Xã hội và Công chức Văn phòng - Thống kê. Cũng trong năm 2019, kết quả kiểm tra UBND huyện Quỳnh Nhai cũng chỉ ra tồn tại, hạn chế là “03 công chức xã trình độ chuyên môn chưa đạt chuẩn theo quy định”. Hay năm 2020, kết quả kiểm tra UBND huyện Vân Hồ đã chỉ rõ “việc giao Chỉ huy Trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện đề nghị đồng thời xác định trúng tuyển và bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã, trong quy trình tuyển dụng chưa chặt chẽ theo quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn”, “việc thực hiện chuyển cán bộ xã thành công chức cấp xã ở xã Yên Sơn thực hiện quá chậm (chậm 19 tháng) dẫn đến không đảm bảo thủ tục hồ sơ, quy trình theo pháp luật hiện hành”.

Đối với nội dung kiểm tra việc tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đối với công chức cấp xã, mỗi năm đều phát hiện 1 UBND huyện sai phạm. Các sai phạm chủ yếu gồm nâng lương chưa đủ thời gian giữ bậc;

không kéo dài thời gian nâng lương đối với trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, bị kỷ luật; nâng lương còn chậm so với thời gian giữ bậc lương. Ví dụ, kết quả kiểm tra năm 2018, UBND huyện Mai Sơn đã “thực hiện việc nâng lương thường xuyên đối với công chức cấp xã còn chậm so với quy định”, có 03 công chức cấp xã bị ban hành Quyết định nâng lương, phụ cấp thâm niên chậm so với thời điểm được nâng lương, phụ cấp thâm niên. Kết quả kiểm tra năm 2019 đối với UBND huyện Thuận Châu cũng chỉ rõ có 04 công chức cấp xã chưa được nâng lương, phụ cấp thâm niên kịp thời. Kết quả kiểm tra năm 2020 đối với UBND Yên Châu cũng chỉ ra có 02 công chức cấp xã bị nâng lương, phụ cấp thâm niên chậm theo quy định. Lý do chính dẫn đến sai phạm ởi nội dung này là công tác theo dõi lương của UBND một số xã chưa khoa học.

Đối với nội dung kiểm tra việc tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã, năm 2018 và 2020 mỗi năm phát hiện một đơn vị sai phạm. Năm 2019 ở nội dung kiểm tra này không phát hiện đơn vị nào sai phạm. Năm 2018, sau khi kiểm tra UBND huyện Phù Yên, Sở Nội vụ tỉnh Sơn La đã kết luận “UBND huyện chưa quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp xã” dẫn đến tình trạng vẫn còn một số công chức mới chỉ có trình độ sơ cấp cũng như một số công chức không có trình độ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm. Năm 2020, sau khi kiểm tra UBND huyện Yên Châu, Sở Nội vụ tỉnh Sơn La đã chỉ rõ “UBND huyện chưa quan tâm đúng mức đối với việc cử công chức cấp xã đi đào tạo, bồi dưỡng (trong 2 năm chỉ cử 2 trường hợp)”.

Đối với nội dung kiểm tra việc nhận xét, đánh giá hàng năm đối với công chức cấp xã, trong giai đoạn 2018-2020 cũng chỉ có năm 2019 phát hiện UBND huyện Sông Mã sai phạm, “một số hồ sơ đề nghị công nhận hết thời gian tập sự thiếu đánh giá của Chủ tịch UBND cấp xã về phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ”.

Đối với nội dung kiểm tra việc lập và quản lý hồ sơ công chức cấp xã năm nào Sở Nội vụ tỉnh Sơn La cũng phát hiện sai phạm. Các sai phạm chủ yếu gồm: hồ

sơ cán bộ, công chức không bổ sung hằng năm, thường là thiếu các quyết định nâng lương, bản nhận xét đánh giá hằng năm, kê khai tài sản; Việc lưu hồ sơ tuyển dụng công chức cấp xã chưa khoa học, chưa đảm bảo trình tự theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. Ví dụ, Sở Nội vụ tỉnh Sơn La kết luận “việc lưu hồ sơ tuyển dụng công chức cấp xã chưa khoa học, chưa đảm bảo trình tự theo hướng dẫn của Sở Nội vụ” đối với huyện Vân Hồ năm 2018, đối với huyện Quỳnh Nhai, huyện Thuận Châu năm 2019 và đối với huyện Vân Hồ và Yên Châu năm 2020, cụ thể tại huyện Yên Châu, Sở Nội vụ đã chỉ rõ “qua kiểm tra hồ sơ của UBND thị trấn Yên Châu và UBND xã Viêng Lán, đa số hồ sơ chưa được sắp xếp theo cặp, chưa thực hiện kê khai phiếu bổ sung hàng năm, còn lưu văn bằng, chứng chỉ bản photo (chưa chứng thực), một số hồ sơ không lưu đủ các quyết định nhân sự, bản nhận xét đánh giá; một số sơ yếu lý lịch chưa ký xác nhận, đóng dấu của thủ trưởng cơ quan”. Đây cũng là nội dung có nhiều đơn vị được kiểm tra mắc sai phạm chỉ sau nội dung kiểm tra việc tổ chức tuyển dụng; quyết định tiếp nhận, bố trí, điều động; thực hiện cho thôi việc, nghỉ

Một phần của tài liệu Kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã của Sở Nội vụ tỉnh Sơn La (Trang 44 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w