Thực trạng lập kế hoạch kiểm tra

Một phần của tài liệu Kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã của Sở Nội vụ tỉnh Sơn La (Trang 40 - 41)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM TRA VIỆC QUẢN LÝ CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA SỞ NỘI VỤ TỈNH SƠN LA

2.2.2.1. Thực trạng lập kế hoạch kiểm tra

Đầu tháng 12 của năm trước, phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên tiến hành lập kế hoạch kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã. Khi lập kế hoạch kiểm tra, phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên thường dựa vào những căn cứ sau: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Sở, của Phòng; căn cứ vào nhân lực của Sở, của Phòng dành cho việc thực hiện công tác kiểm tra; căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động của UBND các huyện trong đó có hoạt động quản lý công chức cấp xã; căn cứ vào các thông tin thu thập được về thực trạng chấp hành pháp luật về quản lý công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh; căn cứ vào kết quả kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã những năm trước năm kế hoạch. Kế hoạch kiểm tra

việc quản lý công chức cấp xã bao gồm các nội dung chính như: mục đích, yêu cầu kiểm tra, đối tượng kiểm tra, tiến độ thực hiện, nội dung kiểm tra, phạm vi kiểm tra, thời gian triển khai đến khi hoàn thành kiểm tra, cách thức tổ chức thực hiện.

Sau khi phòng Xây dựng chính quyền và công tác thanh niên lập kế hoạch kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã sẽ gửi Thanh tra Sở tổng hợp thành Kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác nội vụ của Sở. Sau khi Thanh tra Sở Nội vụ xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác nội vụ hàng năm của Sở sẽ gửi Thanh tra tỉnh Sơn La xin ý kiến thẩm định. Sau khi được Thanh tra Tỉnh thống nhất sẽ trình Giám đốc Sở Nội vụ ký ban hành. Thường vào giữa tháng 12 hàng năm, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sơn La ký ban hành Kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác nội vụ trong đó có kế hoạch kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã.

Bảng 2.6: Thực trạng ban hành kế hoạch kiểm tra hàng năm của Sở Nội vụ tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Kiểm tra việc quản lý công chức cấp xã của Sở Nội vụ tỉnh Sơn La (Trang 40 - 41)

w