Vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thi đua

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng của ubnd huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thi đua

đua khen thưởng

1.3.1. Vai trị của quản lý nhà nước về cơng tác thi đua, khen thưởng

Thứ nhất, quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng sẽ đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng; hiện thực hóa các mục tiêu trong chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng.

Thứ hai, quản lý nhà nước đối với công tác thi đua, khen thưởng đảm bảo tính pháp quyền, từ đó tạo hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân hăng hái tự nguyện tham gia các phong trào thi đua.

Thứ ba, quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng đảm bảo mọi hoạt động thi đua, khen thưởng diễn ra thường xuyên, liên tục thông qua lồng ghép tổ chức các phong trào thi đua vào quá trình thực thi các chính sách cơng.

Thứ tư, quản lý nhà nước đảm bảo tính tổ chức, chun mơn hóa và chun nghiệp trong công tác thi đua khen thưởng. Từ đó, đạt được định mức và hiệu quả tối đa khi thực hiện thi đua, khen thưởng.

Thứ năm, quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng sẽ phát huy dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Thơng qua vai trị này sẽ đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch và bình đẳng của cơng tác thi đua, khen thưởng theo luật định.

Thứ sáu, quản lý nhà nước đảm bảo việc ghi nhận, biểu dương, tơn vinh và khuyến khích bằng vật chất đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác thi đua khen thưởng khen thưởng

* Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước

Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về TĐKT thể hiện qua các văn bản pháp luật như: Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật TĐKT năm 2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT năm 2013; Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT; Thông tư số 12/2019/TT- BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một

số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;… Đây là cơ sở pháp lý, tác động lớn đến việc đề ra chủ chương, chính sách và triển khai,thực hiện hiệu quả lĩnh vực TĐKT của cơ quan quản lý.

Chủ trương, đường lối, chính sách về quản lý công tác TĐKT của địa phương. Yếu tố này quyết định đến nội dung, hình thức quản lý, giải pháp thực hiện và hiệu quả quản lý. Tác động trực tiếp đến chất lượng các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trên địa bàn huyện và việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương.

* Vai trò lãnh đạo của cấp ủy và người đứng đầu chính quyền địa phương

Người đứng đầu và cấp ủy Đảng, chính quyền, phải thống nhất trong nhận thức và hành động về đổi mới quản lý công tác thi đua khen thưởng thích ứng cách mạng công nghiệp 4.0, phải thấy được tính tất yếu cũng như xu hướng số hóa nói chung của xã hội và của công tác quản lý hoạt động thi đua khen thưởng nói riêng. Phải có kế hoạch cụ thể và quyết liệt, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm hiện thực hóa bằng được sự nghiệp số hóa cơng tác thi đua khen thưởng. Đồng thời, phát huy sức mạnh tổng hợp, khai thác và tận dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, thực hiện tốt dân chủ cơ sở, đẩy mạnh q trình số hóa trong phong trào thi đua yêu nước.

Cấp ủy tạo điều kiện để cán bộ quản lý làm công tác thi đua, khen thưởng có điều kiện được luân chuyển, thay đổi vị trí cơng tác làm cho cán bộ quản lý được rèn luyện trong nhiều mơi trường, như vậy cán bộ sẽ có cái nhìn đa chiều, đa lĩnh vực. Cán bộ sau khi luân chuyển đã được mở rộng tầm hoạt động, thay đổi tác phong làm việc để thích ứng nhanh hơn với mơi trường năng động, luôn thay đổi phù hợp với thời cuộc.

Nắm bắt được các quy định và thành tích của các cá nhân trong đơn vị. Người đứng đầu phải đánh giá được mối quan hệ giữa thành tích của các cá nhân với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của tập thể và phạm vi ảnh hưởng của các thành tích của đơn vị với xã hội. Từ đó, lựa chọn ra những thành tích mang tính điển hình, tiêu biểu gắn với việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị cũng như tiêu chí khen thưởng và nhu cầu của xã hội, tức là lựa chọn, định hướng cho những cá nhân xứng đáng nhất.

thưởng địa phương.

Trong cơng tác thi đua khen thưởng, thì nhân tố quan trọng hàng đầu trong mọi thời kỳ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định mọi thắng lợi cũng như thất bại, yếu tố năng lực của đội ngũ cán bộ hơn bao giờ hết được xem là vấn đề trung tâm trong công tác quản lý ở lĩnh vực công hiện nay.

Bộ máy quản lý về TĐKT tại địa phương là yếu tố quan trọng, quyết định quan trọng đến hiệu quả của các nội dung quản lý. Đội ngũ quản lý công tác TĐKT là bộ phận trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý về TĐKT. Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ này đòi hỏi phải đáp ứng được yêu cầu của công việc, là yếu tố chủ quan, tác động trực tiếp đến q trình và kết quả của cơng tác quản lý.

* Cơ sở vật chất phục vụ quản lý công tác thi đua khen thưởng địa phương

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương là yếu tố quyết định chính sách quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng và có tác động trực tiếp đến công tác TĐKT.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1, học viên đã trình bày cơ sở lý luận về quản lý công tác TĐKT ở cấp huyện, bao gồm các khái niệm về thi đua, khen thưởng, quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng, từ đó giải quyết vấn đề lý luận về cơng tác quản lý TĐKT. Với những vấn đề lý luận đã giải quyết trong Chương 1, học viên mong muốn đó sẽ là cơ sở để Chương 2 có thể đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý cơng tác TĐKT của UBND huyện Phú Xuyên nhằm đưa ra pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của cơng tác thi đua, khen thưởng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của huyện Phú Xuyên.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA UBND HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng của ubnd huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)