7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý công tác thi đua, khen thưởng của UBND
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
Nhận thức về vị trí, vai trị của cơng tác thi đua, khen thưởng tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng chưa được đầy đủ và sâu sắc; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, nhiều nơi xem nhẹ thi đua, nặng nề về khen thưởng. Ở một số cấp ủy, chính quyền, đồn thể, việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng còn hạn chế, thiếu cụ thể. Sự phối hợp của UB MTTQ Việt Nam huyện và các tổ chức thành viên, tổ chức xã hội nghề nghiệp của huyện về cơng tác thi đua khen thưởng cịn bất cập, chưa đồng đều, chưa có sự tham gia mạnh mẽ của các tất cả các thành viên.
Công tác tuyên truyền đã thực hiện, nhưng còn thiếu chiều sâu, mới chỉ chú trọng vào những đợt thi đua lớn. Ở một số cơ quan, đơn vị cịn chưa chú ý đến cơng tác tuyên truyền phổ biến, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức người lao động, người dân các văn bản của Đảng, chính quyền các cấp, các ngành, lĩnh vực về công tác thi đua, khen thưởng, coi công tác thi đua khen thưởng là việc của cơ quan thường trực HĐTĐ khen thưởng huyện (phòng Nội vụ), dẫn đến bị động trong công tác tuyên truyền.
bằng văn bản, chưa có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp uỷ đảng, chính quyền tới từng đơn vị cơ sở dẫn đến nhiều nơi chỉ phát mà không động, hưởng ứng chung chung, chưa có khả năng thuyết phục cao, chưa lơi kéo được nhiều đối tượng, quần chúng nhân dân tham gia. Việc xác định nội dung, mục tiêu, mục đích của một số phong trào thi đua chưa đúng trọng tâm dẫn đến tổ chức qua loa, hình thức, kém hiệu quả. Hội đồng Thi đua Khen thưởng tuy có củng cố nhưng chưa có kế hoạch hoạt động hiệu quả, chủ yếu mới dùng ở mức độ xét khen thưởng, chưa bàn giải pháp chỉ đạo công tác thi đua. Năng lực cán bộ thi đua các cấp còn hạn chế, nặng về xét duyệt và làm thủ tục khen thưởng, việc nghiên cứu, đề xuất chủ trương, biện pháp và tổ chức phong trào thi đua còn lúng túng.
Phong trào thi đua ở một số đơn vị chưa thực sự đồng đều, công tác thi đua, khen thưởng ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức; công tác phát hiện, xây dựng, nhân điển hình tiên tiến chưa được quan tâm thường xuyên, cịn mang tính hình thức; việc khen thưởng thành tích đột xuất còn hạn chế; phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp trong cơng việc cịn mang tính hình thức, phần lớn các sáng kiến chủ yếu làm tiêu chuẩn, điều kiện để xét công nhận danh hiệu thi đua; các sáng kiến còn hạn chế trong việc áp dụng vào thực tế, một số sáng kiến kinh nghiệm hay, hiệu quả chưa được khen thưởng kịp thời. Cán bộ, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng tại một số đơn vị còn chưa ổn định, thiếu kinh nghiệm và hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ.
Hoạt động của các Cụm thi đua của huyện đã có nhiều đổi mới nhưng chưa thực sự phát huy được hết thế mạnh trong công tác bình xét, suy tơn hay các phong trào thi đua của huyện. Việc đề nghị khen thưởng nhân ngày truyền thống, ngày thành lập cơ quan đơn vị còn nhiều, còn tập trung đề nghị khen thưởng chức danh lãnh đạo, tập thể lớn, ít chú trọng tơn vinh tập thể nhỏ, người lao động trực tiếp. Dẫn đến sự động viên không thiết thực, giảm ý nghĩa của phong trào thi đua.
UBND huyện chưa chú ý, chưa có các hình thức thu hút đầu tư xã hội hóa trong cơng tác TĐKT, chưa thu hút được các doanh nghiệp tham gia thi đua nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư cho địa phương, nguồn kinh phí khen thưởng được đảm bảo từ nguồn ngân sách là chủ yếu.
* Nguyên nhân
thi đua mà chỉ chú ý đến công tác khen thưởng nên chưa quan tâm đến các hoạt động sinh hoạt chuyên đề của cụm thi đua, chưa đổi mới cách tổ chức các hội nghị sơ kết tổng kết, chủ yếu thông qua các báo cáo, tham luận còn theo lối mòn.
Hệ thống tổ chức bộ máy làm cơng tác TĐKT cịn nhiều bất cập, chưa có quy định cụ thể yêu cầu đầu vào đối với việc tuyển dụng công chức làm thi đua, khen thưởng; lực lượng cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác thi đua khen thưởng cịn mỏng, ở cấp huyện bố trí một cơng chức của phịng Nội vụ phân cơng chuyên trách nhưng thực tế còn phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực. Chưa có cán bộ chuyên trách làm thi đua tại cấp cơ sở; cán bộ làm công tác thi đua khen thưởng tại cơ sở ln có sự biến động, nghiệp vụ cịn hạn chế chưa tham mưu tốt cho cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc tổ chức các phong trào thi đua và bình xét khen thưởng. Dẫn đến vai trò tư vấn trong lãnh đạo, chỉ đạo của Hội đồng thi đua khen thưởng cấp cơ sở chưa được phát huy đầy đủ; sự phối kết hợp giữa chính quyền, Mặt trận và các đồn thể trong tổ chức phong trào thi đua có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, chưa động viên khuyến khích quần chúng tham gia phong trào, nặng nề về biện pháp hành chính đơn thuần.
Cụm thi đua chỉ tổ chức hoạt động đầu năm ký giao ước thi đua, đăng ký danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; cuối năm họp bình xét thi đua và đề xuất Hội đồng thi đua khen thưởng huyện khen thưởng. Trong năm không tổ chức các hoạt động hay phong trào thi đua, nên hoạt động của cụm thi đua chưa thực sự hiệu quả.
Các phong trào thi đua tại một vài thời điểm còn chồng lấn nhau, phong trào này chưa kết thúc đã có phong trào khác dẫn đến nhàm chán. Khí thế của phong trào thi đua chưa cao, tính hiệu quả cịn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ do thực tế đơn vị đặt ra.
Công tác quản lý thi đua khen thưởng đối với đối tượng người lao động trực tiếp, doanh nghiệp còn chưa được UBND huyện quan tâm, vai trò của người lao động trực tiếp, doanh nghiệp trong công tác quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng chưa được UBND huyện xem trọng, huyện chưa phát động các phong trào thi đua phù hợp với khối doanh nghiệp, thủ tục khen thưởng doanh nghiệp còn nhiều, cần nhiều thủ tục xác nhận các nghĩa vụ của doanh nghiệp bởi các cơ quan quản lý nhà nước liên quan (thuế, bảo hiểm, UBND xã, thị trấn...) dẫn tới chưa thu
hút được các doanh nghiệp tham gia thi đua nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư cho địa phương.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, từ những vấn đề lý luận đã được giải quyết ở Chương 1, học viên đã nhận diện và trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác TĐKT của huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở phân tích ưu điểm, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện các nội dung quản lý về TĐKT của UBND huyện Phú Xuyên, bao gồm ban hành các văn bản pháp luật về cơng tác TĐKT; xây dựng chính sách về TĐKT; tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về TĐKT; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác TĐKT; sơ kết, tổng kết, trao tặng các hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác TĐKT; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về TĐKT; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về TĐKT. Cùng với chương 1, chương 2 sẽ là cơ sở đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý công tác TĐKT của huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA UBND HUYỆN PHÚ
XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI